Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Sử dụng headphone thế nào mới an toàn?

Mặc dù sự thuận tiện của headphone là điều không thể phủ nhận nhưng câu hỏi đặt ra là sử dụng như thế nào thì hợp lý, âm lượng bằng nào và đeo trong bao lâu?

Văn hóa và xã hội của chúng ta gắn liền với công nghệ, và việc sử dụng headphone từ lâu cũng đã thành một văn hóa của con người. Headphone giúp con người tận hưởng âm nhạc và hội thoại ở bất cứ đâu bất cứ thời gian nào. Mặc dù sự thuận tiện của headphone là điều không thể phủ nhận nhưng câu hỏi đặt ra là sử dụng như thế nào thì hợp lý, âm lượng bằng nào và đeo trong bao lâu?

Âm thanh có thể gây suy giảm thính lực

Âm thanh có phải là một cung cụ để giao tiếp và nhận thức về môi trường của chúng ta? Đúng, âm thanh chính là phương thức giao tiếp thiết yếu của chúng ta, tuy nhiên tai trong của chúng ta cực kỳ nhạy với việc cân bằng âm thanh mà chúng tiếp nhận. Có hàng ngàn tế bào ở tai, một số có cấu trúc nhỏ như lông gọi là tế bào lông, có nhiệm vụ truyền âm thanh từ tai tới não, nơi âm thanh được phân tích kỹ hơn. Chính vì thế lượng âm thanh quá to có thể gây tổn thương vĩnh viễn đến các tế bào này làm gián đoạn cơ chế truyền âm. Tổn thương cũng có thể xảy ra thông qua sự kết nối giữa tế bào lông và tế bào thần kinh gây ra bởi lượng âm thanh quá to. Rõ ràng âm thanh lớn sẽ có hại đến tai.

Mức độ to như thế nào?

Headphone có mức âm lượng lớn nhất trong khoáng 105-110dB. Tiếp xúc với mức độ âm lượng trên 85dB (âm thanh của máy cắt cỏ hoặc máy thổi lá) có thể gây ra những vấn đề tổn thương tai nếu tiếp xúc trên 3 tiếng, trong khi âm lượng cỡ 105-110 dB thì tổn thương sẽ xuất hiện sau 5 phút. Âm thanh dưới 70dB gần như không gây ra bất cứ tổn thương lớn nào đến tai. Điều quan trọng cần biết là vì âm lượng tối đa của thiết bị nghe cá nhân vượt qua ngưỡng có thể xẩy ra tổn thương. Bạn cũng nên biết rằng đa phần các thiết bị nghe đều có ảnh hưởng đến tai theo một cách nào đó.

Nên nghe trong bao lâu?

Cùng với âm lượng, thời gian sử dụng headphone cũng là một yếu tố quan trọng trong việc bảo vệ tai. Một điều đơn giản là, nghe âm lượng to hơn sẽ gây ra tổn thương nhiều hơn ngay cả khi thời gian sử dụng ít. Cơ quan quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp Hoa Kỳ khuyến cáo người lao động nên sử dụng các biện pháp bảo hộ tai khi  tiếp xúc với âm thanh có âm lượng 85dB trong 8 tiếng đồng hồ. Thời gian này có vẻ được khá lâu nhưng nhớ rằng Headphone có thể gây tổn thương tai khi nghe ở âm lượng cao vừa trong vòng 1 tiếng trở lên. Vì thế, nghe ở âm lượng vừa phải sẽ an toàn trong một khoảng thời gian không hạn chế, dù vậy bạn cũng nên cân bằng thời gian sử dụng với âm lượng mà bạn đang nghe.

Nghe thế nào cho an toàn

Tai của chúng ta có thể tổn thương bởi âm lượng to, sự kết hợp giữa cả âm lượng to vào thời gian nghe lâu sẽ càng gây ra những tổn thương nguy hiểm. Dưới đây là một số gợi ý cho thói quen nghe hợp lý:

  • Luôn ý thức về việc bạn nghe trong bao lâu và nghe ở mức âm lượng nào.
  • Giải phóng cho đôi tai được nghỉ ngơi trong giữa các khoảng thời gian buộc phải nghe, mà đảm bảo rằng bạn nghe ở mức vừa đủ
  • Luôn chuẩn bị sẵn sàng thiết bị bảo hộ khi tham dự các sự kiện có âm thanh lớn như buổi hoà nhạc hoặc đi xem thi đấu. Có một loạt các thiết bị có thể bảo vệ tai  trong những tình hướng nguy hiểm đơn giản là nút tai bọt xốp, tai nghe khử tiếng ồn, những khuôn tai tùy chỉnh do chuyên gia thính học làm ra.

Cuối cùng, đừng ngần ngại gì mà không đi đến chuyên khoa tai mũi họng xin lời khuyên tư vấn về việc sử dụng  tai nghe hoặc mức độ âm thanh an toàn. Sức khỏe thính giác rất quan trọng và phức tạp, hãy cố gắng bảo vệ đôi tai của mình khi sử dụng tai nghe.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Đeo tai nghe quá thường xuyên bạn có thể bị điếc sớm

 

Theo Viện Y học ứng dụng Việt Nam
Bình luận
Tin mới
  • 20/04/2024

    Chảy máu trong thai kỳ - Hiện tượng phổ biến nhưng đừng xem thường

    Chảy máu trong thời kỳ mang thai là một hiện tượng thường gặp, đặc biệt là trong 3 tháng đầu. Tuy nhiên, đôi khi đây có thể là dấu hiệu của một vấn đề nghiêm trọng.

  • 20/04/2024

    Những tác hại khi nằm ngủ gối cao

    Lựa chọn một chiếc gối với độ cao phù hợp sẽ mang lại cho bạn một giấc ngủ ngon, cải thiện tư thế và giảm đau lưng, mỏi cổ. Dưới đây là một số vấn đề về sức khỏe khi nằm gối quá cao hoặc kê nhiều gối trong thời gian dài.

  • 20/04/2024

    Cách giúp đỡ người tự gây thương tích

    Khi người bạn yêu thương đang tự gây thương tích, những dấu hiệu tưởng chừng dễ dàng nhận biết thường bị bỏ qua. Đó thường là một hành vi bí mật, được giấu bởi lớp quần áo hoặc dưới lí do như những vết thương từ thể thao và các hoạt động khác. Hỗ trợ, giúp đỡ nhiệt tình và thấu hiểu, lắng nghe một cách không phê phán, bạn có thể học cách giúp đỡ người đang tự gây thương tích.

  • 19/04/2024

    Phát hiện ung thư dạ dày bằng hơi thở

    Hơi thở có mùi khiến cho bạn cảm thấy xấu hổ. Nhưng việc kiểm tra hơi thở nhanh ngoài việc có thể giúp bạn thoát khỏi nhiều tình huống khó xử còn có thể cứu mạng bạn. Theo một nghiên cứu, công nghệ kiểm tra hơi thở có thể phát hiện ung thư dạ dày ở giai đoạn sớm nhất .

  • 19/04/2024

    Đưa con đến viện ngay nếu con có dấu hiệu này khi mắc cúm B

    Cúm B là một loại cúm mùa do virus, thường gây nhiễm trùng đường hô hấp. Phần lớn khi trẻ mắc cúm B nhẹ sẽ tự khỏi, tuy nhiên virus cũng có thể gây biến chứng nghiêm trọng. Nếu trẻ mắc cúm B có các dấu hiệu nguy hiểm dưới đây, cha mẹ cần đưa con đến viện ngay để điều trị.

  • 19/04/2024

    5 bệnh tự miễn thường gặp mà bạn cần biết

    Hệ thống miễn dịch của chúng ta có vai trò chính là nhận diện và bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus và nấm. Tuy nhiên, đôi khi, các thành phần của hệ thống miễn dịch lại nhầm lẫn phản ứng với các protein trong cơ thể và gây ra các bệnh tự miễn.

  • 19/04/2024

    Tìm hiểu về các rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng ở trẻ em

    Các rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là một vấn đề phổ biến mà nhiều gia đình phải đối mặt. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về một số rối loạn tiêu hóa phổ biến ở trẻ, nguyên nhân và cách điều trị.

  • 19/04/2024

    Vì sao không nên uống trà khi ăn thực phẩm giàu sắt?

    Trà không chỉ là thức uống giải khát mà còn có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, kết hợp trà vào chế độ ăn uống không đúng cách có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu sắt của cơ thể, đặc biệt ở người bị thiếu máu do thiếu sắt.

Xem thêm