Thời gian vừa qua, cộng đồng mạng đang xôn xao với thông tin về nội dung Bluetooth và tai nghe không dây có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư. Vào năm 2015, có tới 247 nhà khoa học từ 42 quốc gia trên thế giới đã bày tỏ mối quan tâm của họ về khả năng ảnh hưởng tới sức khỏe của trường điện từ (electromagnetic fields – EMFs) phát ra từ các thiết bị không dây.
Cảnh báo được đưa ra bao gồm các nguy cơ tiềm ẩn khi bị tác động nhiều bởi trường sóng điện từ bao gồm ung thư, tổn thương yếu tố di truyền, rối loạn thần kinh, khả năng học tập và trí nhớ suy giảm, kèm theo cả các vấn đề về sinh sản.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Liên Hợp Quốc đã đưa ra những hướng dẫn nghiêm ngặt về việc phơi nhiễm EMF từ các thiết bị điện tử để tránh khỏi tác động lâu dài của việc tiếp xúc với bức xạ từ tai nghe Bluetooth hoặc không dây. Hiện tại vẫn chưa có khẳng định chính xác về nguy cơ đối với sức khỏe có liên quan đến sử dụng tai nghe không dây lâu ngày nhưng các nhà khoa học đã bắt đầu hiểu được những tác hại tiềm ẩn của chúng.
Bức xạ điện từ chính xác là gì?
Trường điện từ (EMFs) là những vùng năng lượng vô hình hoặc bức xạ được hình thành bởi dòng điện. Khi chúng ta sử dụng tai nghe Bluetooth không dây, máy tính cá nhân, điện thoại di động và thậm chí cả lò vi sóng, chúng sẽ phát ra một loại EMF không ion hóa (mức thấp) được gọi là tần số vô tuyến (RFR).
Năm 2011, cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế đã đưa loại bức xạ này vào danh sách có thể gây ung thư cho con người. Phân loại này dựa trên sự gia tăng nguy cơ bệnh u mô đệm thần kinh (một loại ung thư não) và có liên quan đến việc sử dụng điện thoại di động.
Câu hỏi lớn nhất hiện nay là những phát hiện này có liên quan đến con người như thế nào và mức sóng vô tuyến cụ thể là bao nhiêu mới tạo ra sự đe dọa cho con người.
Các hướng dẫn về trường điện từ (EMFs) hiện nay chưa đầy đủ
Nhìn chung, lượng bức xạ mà tai nghe bluetooth phát ra ít hơn nhiều so với một chiếc điện thoại di động thông thường. Tuy nhiên, sự phát tán này không phải là yếu tố duy nhất. Cần quan tâm thêm đến tỷ lệ hấp thụ cụ thể (SAR), có thể hiểu là lượng tần số sóng bức xạ mà cơ thể hấp thụ từ một thiết bị - giúp chúng ta xác định chính xác lượng bức xạ đã ngấm vào cơ thể.
Vì sự phổ biến của các thiết bị Bluetooth, cho nên dù nó phát ra mức phóng xạ thấp hơn so với điện thoại di động, các chuyên gia sức khỏe vẫn lo ngại về tác hại của nó.
Một số chuyên gia dự đoán rằng ngay cả ở mức SAR thấp hơn, việc sử dụng lâu dài cũng sẽ có cộng hưởng khi sử dụng lâu dài các thiết bị không dây và làm tổn hại sức khỏe của chúng ta.
Một số biện pháp phòng ngừa nhất định
Cho đến nay, tất cả những gì chúng ta có thể làm vẫn là thực hiện các biện pháp phòng ngừa đặc biệt để tránh được những rủi ro sức khỏe tiềm ẩn.
Nếu bạn dự định gọi điện thoại một cuộc dài, cách thay thế tốt nhất là sử dụng loa ngoài hoặc tai nghe có dây cắm. Tương tự với người nghe đài và nghe nhạc hàng giờ mỗi ngày, đặc biệt là với trẻ em, do đang phát triển mạnh, do đầu nhỏ và hộp sọ mỏng hơn nên rất dễ bị ảnh hưởng bởi bất kỳ loại bức xạ nào.
Biện pháp phòng tránh khác như luôn giữ điện thoại của bạn cách mặt 25cm và chỉ sử dụng điện thoại di động khi có sóng tốt vì khả năng thu sóng kém phát ra nhiều bức xạ hơn.
Không thể tránh hoàn toàn bức xạ được, vì vậy chúng ta nên thực hiện theo những lưu ý trên để từng bước giảm sự tiếp xúc với bức xạ thường xuyên.
Mặc dù vẫn còn quá sớm để khẳng định rằng những nghi ngờ về việc sử dụng Bluetooth và tai nghe không dây có thể gây ra ung thư, chúng ta vẫn cần thêm các nghiên cứu để có thể khẳng định được điều này.
Thông tin chi tiết tham khảo thêm tại: Liệu công việc hàng ngày có gây ra ung thư - Phần 1
Bệnh ngộ độc thịt là một tình trạng nghiêm trọng do vi khuẩn Clostridium botulinum tấn công vào các dây thần kinh của cơ thể, bệnh có thể gây tử vong.
Áp lực công việc và cuộc sống ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần như thế nào? Các dấu hiệu cảnh báo kiệt sức, stress là gì? Các phương pháp giúp người trưởng thành cân bằng công việc và cuộc sống, duy trì sức khỏe tinh thần: quản lý thời gian, thư giãn, rèn luyện thể chất...
Một số nghiên cứu cho thấy diệp lục có thể giúp chữa lành da, bảo vệ cơ thể chống lại ung thư, giảm cân cùng nhiều lợi ích khác. Tuy nhiên, diệp lúc có thật sự “thần thánh” như các quảng cáo vẫn đưa tin hay không? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây!
Mặc dù sữa nổi tiếng vì chứa nhiều canxi nhưng có nhiều loại thực phẩm khác có thể giúp mọi người đáp ứng nhu cầu bổ sung canxi mỗi ngày.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới ước tính mỗi năm có khoảng 300.000 phụ nữ tử vong khi mang thai hoặc sinh con và hơn 2 triệu trẻ sơ sinh tử vong trong tháng đầu tiên sau khi sinh; ước tính cứ 7 giây lại có 1 ca tử vong có thể phòng ngừa được.
Không dung nạp lactose ảnh hưởng nhiều đến khả năng tiêu hoá và hấp thụ dinh dưỡng. Do đó việc điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp sẽ giúp cải thiện triệu chứng khó chịu.
Bệnh đái tháo đường và đái tháo nhạt có chung chữ “đái tháo ” trong tên gọi và một số triệu chứng giống nhau. Tuy nhiên, hai căn bệnh này hoàn toàn không liên quan đến nhau. Chúng gây ra các tác hại khác nhau đối với sức khỏe con người và phương pháp điều trị cũng khác nhau. Cùng tìm hiểu sự khác biệt của 2 bệnh lý này qua bài viết sau!
Người mắc bệnh sởi cần một chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng để tăng cường hệ miễn dịch và nhanh chóng phục hồi.