1. Tiếp viên hàng không
Hóa ra bầu trời lại không phải là người bạn thân thiện với tiếp viên hàng không!
Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Sức khỏe môi trường của Mỹ, một trong những lý do chính là phi hành đoàn khi ở độ cao lớn sẽ tiếp xúc với nhiều bức xạ ion hóa hơn, làm tăng nguy cơ phát triển một số bệnh ung thư, bao gồm ung thư vú, cổ tử cung, tử cung, tuyến giáp, thực quản, đại tràng, dạ dày, gan và tuyến tụy.
Các thống kê cho thấy tỷ lệ ung thư vú ở nữ tiếp viên hàng không cao hơn 50% so với phụ nữ không thuộc lĩnh vực đó, và tỷ lệ ung thư da không hắc tố cao gấp bốn lần.
2. Phi công
Có một điều mà có lẽ bạn sẽ không bao giờ nghĩ tới, đó là buồng lái máy bay cũng gây nguy hiểm cho da không kém việc nhuộm da bằng ánh sáng nhân tạo. Tạp chí JAMA Dermatology báo cáo rằng các phi công cùng phi hành đoàn có tỷ lệ mắc ung thư da hắc tố (melanoma) cao gấp đôi so với người bình thường, và lượng bức xạ UVA mà các phi công tiếp xúc trong 1 giờ ngồi trong buồng lái tương đương với 20 phút nhuộm da nhân tạo.
Những nguy hiểm từ tia cực tím còn có thể tăng lên khi bay qua vùng mây dày đặc hoặc tuyết. Trong khi các nhà nghiên cứu đã khuyến nghị lắp đặt các loại kính ở buồng lái máy bay có khả năng chống tia cực tím cực tốt, các phi công cũng nên sử dụng kem chống nắng cẩn thận và kiểm tra ung thư da định kì.
3. Thợ hàn
Việc nung nóng kim loại đến nhiệt độ cực cao là một việc cực kỳ nguy hiểm đối với 111 triệu thợ hàn trên khắp thế giới. Theo các nhà khoa học tại Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế, nguyên nhân là do khói hàn cùng việc tiếp xúc với bức xạ và ami-ăng. Những độc tố này có khả năng gây ung thư phổi, ung thư thận và ung thư hắc tố mắt, cũng như các vấn đề sức khỏe khác.
Các chuyên gia cho biết: "Mặc dù mối quan tâm của cộng đồng tập trung chủ yếu vào nguy cơ ung thư do phơi nhiễm tại nơi làm việc, nhưng có rất nhiều vấn đề có thể chỉ xảy ra sau nhiều năm phơi nhiễm. Điều này có thể bao gồm các tổn thương phổi, gây sẹo và tổn thương các cơ quan nội tạng khác, bao gồm gan và thận.”
4. Nhân viên văn phòng
Vâng, bạn đã đọc đúng: Ngồi quá lâu tại bàn làm việc có thể làm tăng tỷ lệ mắc ung thư đại tràng và nội mạc tử cung. Theo các nhà nghiên cứu tại Đức, những người dành phần lớn thời gian ngồi có nguy cơ mắc ung thư đại tràng cao hơn 24% và nguy cơ ung thư nội mạc tử cung cao hơn 32%. Sốc hơn nữa, cứ mỗi hai giờ bạn ngồi liên tục không đứng dậy, nguy cơ đó sẽ tăng thêm khoảng 10%.
May mắn thay, tập thể dục xen kẽ những giờ dài ngồi máy tính cũng có thể làm giảm bớt những nguy cơ này. Vì vậy, hãy đứng dậy và đi lại thường xuyên hơn trong ngày, đặc biệt là sau bữa ăn trưa, sau mỗi giờ ngồi làm việc. Hãy thử các bài tập thể dục tại văn phòng, bạn có thể ngồi tại ghế hoặc đững tại nơi làm việc và tập thể dục trong vòng 3 phút. Một chút vận động mỗi ngày như vậy cũng có thể cho hiệu quả lâu dài, vừa nâng cao sức khẻ cho bạn, vừa hạn chế nguy cơ ung thư.
5. Thợ làm móng
Để tạo ra được một bộ móng tay tuyệt đẹp cho bạn, những người thợ làm móng phải đối mặt với những nguy hại nghiêm trọng lên sức khỏe của họ. Thêm nữa, họ phải tiếp xúc với các hoá chất làm móng suốt cả ngày, ngày này qua ngày khác. Các chất độc không chỉ đi vào cơ thể các thợ làm móng qua con đường thẩm thấu qua da, mà chúng còn đi vào cơ thể khi những người thợ hít phải khói bụi bị ô nhiễm trong tiệm. Điều này làm tăng nguy cơ ung thư cũng như một loạt các vấn đề về hô hấp và sinh sản.
Các chuyên gia y tế khuyến cáo các tiệm làm móng phải thông thoáng, thợ làm móng nên mặc áo dài tay, đeo găng tay, đeo khẩu trang và họ cũng nên thường xuyên rửa tay.
6. Nông dân
Các loại thuốc trừ sâu được sử dụng trên thực phẩm phi hữu cơ là một mối lo ngại lớn đối với người nông dân. Theo như nghiên cứu về sức khỏe nông nghiệp (AHS), một dự án nghiên cứu kéo dài hàng thập kỷ được thực hiện bởi nhiều nhóm chính phủ khác nhau bao gồm Viện Ung thư Quốc gia và EPA, nông dân và các thành viên gia đình của họ có tỉ lệ được chẩn đoán mắc ung thư cao hơn bình thường. các bệnh ung thư thường gặp bao gồm: bệnh bạch cầu, ung thư hạch không Hodgkin, đa u tủy xương, ưng thư mô mềm, ung thư dạ dày, não, tuyến tiền liệt và ung thư da.
Thuốc trừ sâu có thể là nguyên nhân chính, nhưng AHS cũng chỉ ra rằng khí thải từ động cơ, dung môi, bụi, virus trên vật nuôi, phân bón, nhiên liệu và các một vài loại vi khuẩn cũng góp phần. Với các vấn đề này, theo tiến sĩ Blanc, các tổn thương có thể bắt đầu từ tương đối sớm, ngay sau lần phơi nhiễm đầu tiên hoặc sau tích lũy sau nhiều năm phơi nhiễm.Nhưng dù sao đi nữa, thường thì phải đến nhiều năm sau mới xuất hiện các biểu hiện lâm sàng. Một trong những cách tốt nhất để điều trị ung thư là phát hiện sớm.
7. Lính cứu hỏa
Cứ như thể ngọn lửa, khói lửa và tòa nhà sụp đổ chưa đủ nguy hiểm, những người lính cứu hỏa cũng phải đối mặt với các nguy cơ ung thư đáng kể. Trên thực tế, ung thư là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở các nhân viên cứu hỏa. Vì sao vậy?
Khi nhựa, vật liệu xây dựng và các chất sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày khác bị đốt cháy, chúng giải phóng độc tố. Những người lính cứu hỏa sẽ hít phải hoặc hấp thụ các chất độc hại trong quá trình dập lửa. Theo một nghiên cứu được tiến hành tại Mỹ, lính cứu hỏa có nguy cơ mắc ung thư cao hơn so với người bình thường, nhưng nguy cơ mắc một số bệnh ung thư lại cao hơn gấp đôi như ung thư tinh hoàn và ung thư trung biểu mô do phơi nhiễm amiăng.
(... còn tiếp...)
Mời các bạn đón đọc phần tiếp theo tại website: vienyhocungdung.vn
Thông tin thêm tham khảo tại bài viết: Những thói quen đơn giản giúp phòng chống ung thư vú
Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.
Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh
Tức giận là một cảm xúc bình thường mà ai cũng sẽ trải qua, bởi hiếm ai có thể giữ được bình tĩnh khi bị tấn công, xúc phạm, phản bội hay thất bại... Tuy nhiên, tức giận quá thường xuyên hoặc kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe.
Mùa đông đến đi kèm với sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, không khí hanh khô và độ ẩm giảm. Những yếu tố này gây nên các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là ở trẻ nhỏ, người cao tuổi và những người có hệ miễn dịch yếu. Các bệnh lý đường hô hấp không chỉ gây khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.
Đau chân là vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của nhiều người. Cùng tìm hiểu 9 phương pháp đơn giản, hiệu quả để chữa đau chân tại nhà. Áp dụng đúng cách, bạn có thể giảm đau, cải thiện lưu thông máu và tăng cường sức khỏe cho đôi chân của mình.
Thật khó khăn khi bạn phải đối mặt với bệnh tiêu chảy, nhất là khi bạn đang phải cho con bú. Trong bài viết này, Viện Y học ứng dụng Việt Nam sẽ chia sẻ một số biện pháp khắc phục tự nhiên để điều trị bệnh tiêu chảy cho các bà mẹ vẫn đang trong thời kỳ nuôi con bằng sữa mẹ.
Ăn rau đầu tiên trong bữa ăn có tác dụng thế nào với người bệnh đái tháo đường? Thứ tự các ăn các món trong bữa ăn của người bệnh đái tháo đường có gì đặc biệt? Nhân Ngày thế giới phòng chống đái tháo đường 14/11, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Ngày Trẻ em Thế giới là dịp để chúng ta cùng nhau tôn vinh và bảo vệ thế hệ tương lai của đất nước. Trong bối cảnh cuộc sống hiện đại với nhiều thay đổi, việc chăm sóc sức khỏe toàn diện cho trẻ em càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.