Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Són tiểu cấp: Mẹo khắc phục

Dù nguyên nhân gây ra tình trạng này là gì, bạn không cần quá lo lắng vì cảm thấy các triệu chứng của mình nằm ngoài tầm kiểm soát hoặc chúng đang làm phiền đến cuộc sống của bạn. Trên thực tế, bạn có thể kiểm soát chúng chỉ bằng cách thay đổi một số hành vi hàng ngày của mình. Hãy thử những mẹo được liệt kê trong bài viết sau đây.

Són tiểu cấp (Tiểu gấp) là tình trạng có thể khiến bạn cảm thấy mất kiểm soát. Bạn có thể phải sử dụng nhà vệ sinh thường xuyên khi bạn có cảm giác buồn tiểu dữ dội. Và bạn có thể có cảm giác buồn tiểu chỉ vì nghe thấy tiếng nước chảy. Kết quả, nó khiến bạn có thể là khó chịu, xấu hổ và lo lắng.

Són tiểu cấp xảy ra khi bàng quang hoạt động co thắt quá mức hoặc co bóp không đúng lúc. Bạn có thể bị rò rỉ nước tiểu khi ngủ hoặc cảm thấy cần đi tiểu sau khi uống một ít nước, mặc dù bạn biết bàng quang của mình đang không đầy. Tình trạng này có thể là kết quả của tổn thương thần kinh hoặc tín hiệu bất thường từ dây thần kinh đến não. Các tình trạng bệnh lý và một số loại thuốc nhất định - chẳng hạn như thuốc lợi tiểu - có thể làm trầm trọng thêm tình trạng này.

Dù nguyên nhân gây ra tình trạng này là gì, bạn không cần quá lo lắng vì cảm thấy các triệu chứng của mình nằm ngoài tầm kiểm soát hoặc chúng đang làm phiền đến cuộc sống của bạn. Trên thực tế, bạn có thể kiểm soát chúng chỉ bằng cách thay đổi một số hành vi hàng ngày của mình. Hãy thử những mẹo được liệt kê trong bài viết sau đây.

Đọc thêm tại bài viết: Các yếu tố ảnh hưởng đến tiểu tiện không tự chủ

Giảm các triệu chứng của bệnh

Loại bỏ caffeine, nicotine và rượu có thể làm giảm đáng kể các triệu chứng của chứng són tiểu cấp, vì cả ba đều gây kích thích bàng quang. Caffeine cũng hoạt động như một chất lợi tiểu, có nghĩa là nó khiến bạn đi tiểu nhiều hơn. Việc cắt bỏ ba thứ trên có thể khó khăn cho bạn. Hãy thử các cách sau:

  • Nếu bạn cần giúp đỡ để cai thuốc lá, hãy hỏi bác sĩ về các phương pháp có thể áp dụng cho bạn để cai thuốc lá. Bạn cũng có thể hỏi sự giúp đỡ từ người thân.
  • Vì caffeine có trong cà phê, trà, cola, đồ uống tăng lực và sô cô la, nên bạn có thể thấy khó dừng sử dụng chất này ngay lập tức. Do đó, hãy thử cắt giảm caffeine từ từ. Cắt giảm dần dần trong vòng một hoặc hai tuần cho đến khi bạn hoàn toàn không dùng caffeine trong cuộc sống hàng ngày nữa.
  • Nếu bạn không muốn cắt bỏ hoàn toàn rượu, hãy giới hạn bản thân chỉ uống một lượng nhỏ mỗi ngày.

Uống nước một cách khôn ngoan

Việc kiểm soát lượng chất lỏng nạp vào cơ thể có thể rất khó khăn. Bạn có thể nghĩ rằng việc cắt giảm chất lỏng trên diện rộng sẽ làm giảm són tiểu cấp. Trên thực tế, tiêu thụ ít chất lỏng có thể làm cho nước tiểu cô đặc hơn và có thể gây kích ứng bàng quang. Mặt khác, bạn không nên gây áp lực cho bàng quang bằng cách uống quá nhiều chất lỏng cùng một lúc. Hãy thử các cách sau:

  • Uống nước lọc khi bạn khát, từ bốn đến tám cốc 240ml mỗi ngày. Bạn sẽ biết mình đã uống đủ nước nếu nước tiểu của bạn có màu vàng nhạt.
  • Nhấp từng ngụm nước trong suốt cả ngày, thay vì uống ừng ực một lúc.
  • Nếu bạn không tập thể dục, đừng mang theo một chai nước lớn. Nó có thể khiến bạn muốn uống quá nhiều cùng một lúc.
  • Nếu bạn thức dậy để đi tiểu nhiều hơn hai lần một đêm, hãy uống nước trong thời gian bạn thức. Hạn chế lượng nước bạn uống hai đến ba giờ trước khi đi ngủ.
  • Nếu bạn đang dùng thuốc lợi tiểu, hãy thử dùng vào buổi sáng.

Tăng cường cơ bắp và rèn luyện lại bàng quang hoạt động quá mức của bạn

Bạn có thể rèn luyện lại bàng quang để giữ nhiều nước tiểu hơn trong thời gian dài hơn. Kiểm soát cơ bắp tốt hơn cũng có thể giúp ích cho tình trạng của bạn. Hãy hỏi bác sĩ về một kế hoạch cụ thể và tuân thủ theo, bạn có thể mất đến ba tháng để thấy được kết quả. Các cách sau đây có thể hữu ích cho bạn:

  • Giữ nhật ký kiểm soát bàng quang: Ghi lại lượng nước bạn uống, thời điểm bạn đi tiểu và lượng nước tiểu (trung bình, ít hơn trung bình hoặc nhiều hơn trung bình đối với bạn). Mỗi lần bạn buồn tiểu, hãy ghi lại mức độ buồn tiểu, theo thang điểm từ 1 đến 10 và xem nước tiểu có khi nào bị rò rỉ không.
  • Thực hiện các bài tập Kegel: Bài tập Kegel giúp tăng cường các cơ sàn chậu giữ bàng quang. Chúng cũng giúp kết nối lại giao tiếp xung thần kinh giữa bàng quang và não. Để thực hiện, hãy nằm trên giường hoặc sàn nhà và siết chặt các cơ vùng chậu như thể bạn đang cố gắng nhặt một viên bi bằng âm đạo của mình. Sau đó, hãy giả vờ như bạn đang cố gắng ngậm viên bi vào bên trong âm đạo. Giữ nguyên trong 10 giây, thả lỏng trong 10 giây, lặp lại động tác này 10 lần, ba lần một ngày.
  • Kiềm chế cơn buồn tiểu trong năm phút: Bất cứ khi nào cơn buồn tiểu ập đến, hãy cố gắng nhịn lâu hơn bình thường. Tăng dần khoảng thời gian giữa các lần nhịn trong 12 tuần. Mục tiêu là bạn sẽ đi tiểu sau mỗi ba đến bốn giờ.
  • Phá vỡ mối liên hệ giữa tâm trí và bàng quang: Nếu bạn có một số thói quen nhất định - chẳng hạn như chạy vội vào nhà vệ sinh ngay khi đến nơi làm việc hoặc khi vừa bước vào cửa nhà - hãy thử thay đổi thói quen của mình. Cơn buồn tiểu có thể giảm dần trong vòng 30 đến 60 giây.

Thay đổi lối sống để có sức khỏe bàng quang tốt hơn

Căng thẳng, chế độ ăn uống và tình trạng thừa cân đều có thể góp phần gây ra chứng tiểu không tự chủ. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể làm gì đó để giải quyết cả ba vấn đề này:

  • Ăn nhiều rau và chất xơ hơn: Chất xơ giúp bạn tránh táo bón và có thể giúp giảm áp lực lên bàng quang.
  • Giảm căng thẳng: Những tình huống căng thẳng có thể khiến bạn cảm thấy như thể mình cần đi tiểu. Các bài tập thở sâu là một trong những công cụ có thể làm giảm căng thẳng.
  • Tập thể dục: Nếu bạn thừa cân, việc giảm cân sẽ giúp bạn tránh được tình trạng tăng cân và gây áp lực lên bàng quang. Tuy nhiên, tập thể dục có thể làm trầm trọng thêm tình trạng tiểu không tự chủ do căng thẳng.
  • Giữ tư thế tốt khi đi tiểu: Ngồi ngả lưng trên bồn cầu. Không cúi người về phía trước vì điều này có thể gây áp lực không mong muốn lên niệu đạo và bàng quang.

Đọc thêm tại bài viết: Bàng quang tăng hoạt, chứng bệnh không chỉ gây phiền toái

Són tiểu cấp và chế độ ăn uống của bạn

Ngoài việc cắt giảm hoặc loại bỏ đồ uống có cồn và caffeine, việc hạn chế các loại thực phẩm hoặc đồ uống khác có thể giúp ích cho tình trạng này. Hãy thử cắt giảm:

  • Thực phẩm và đồ uống có tính axit, chẳng hạn như cà chua, dứa và trái cây họ cam quýt như cam, bưởi, chanh,…
  • Thực phẩm mặn, chúng có thể khiến bạn khát hơn và do đó dẫn đến việc uống nhiều chất lỏng hơn
  • Thực phẩm cay, chẳng hạn như ớt, có thể gây kích ứng bàng quang
  • Đồ uống có ga, chẳng hạn như soda hoặc nước khoáng có ga

Mặc dù chứng són tiểu cấp có thể gây khó chịu cho bạn, nhưng nó cũng có thể điều trị được. Những thay đổi trong lối sống và thói quen của bạn có thể đóng vai trò trong việc điều trị chứng bệnh này.

BS. Đoàn Thu Hồng - Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM - Theo WebMD
Bình luận
Tin mới
  • 15/05/2025

    5 lợi ích sức khỏe của quả lê và những kiêng kỵ khi ăn lê

    Quả lê không chỉ đơn thuần là một loại trái cây ngon mà còn là một vị thuốc tự nhiên rất tốt cho sức khỏe.

  • 15/05/2025

    Bệnh lý mùa hè thường gặp

    Mùa hè là thời điểm tuyệt vời để tận hưởng những ngày dài đầy nắng, tham gia các hoạt động ngoài trời và thư giãn. Tuy nhiên, nhiệt độ và độ ẩm cao trong mùa hè cũng có thể gây ra một số vấn đề sức khỏe. Việc nhận biết các bệnh lý mùa hè phổ biến, nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng tránh sẽ giúp bạn bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình.

  • 14/05/2025

    Chế độ ăn cho người bị chấy rận

    Chấy rận không chỉ gây ngứa ngáy khó chịu mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể. Chế độ ăn uống khoa học, giàu dinh dưỡng có thể giúp tăng cường sức đề kháng, giảm ngứa ngáy và hỗ trợ quá trình điều trị chấy rận hiệu quả hơn.

  • 14/05/2025

    Lợi ích sức khỏe của ngải cứu

    Ngải cứu là loại rau cũng như phương thuốc được dùng phổ biến trong đời sống người dân. Mặc dù ngải cứu đã được sử dụng nhiều trong y học phương Đông với nhiều công dụng tuyệt vời trong suốt chiều dài lịch sử, tuy nhiên y học hiện đại chưa chứng minh được tất cả những lợi ích cổ truyền của ngải cứu. Cùng tìm hiểu về loại cây này qua bài viết sau đây!

  • 13/05/2025

    8 lợi ích sức khỏe của cà tím có thể bạn chưa biết

    Ăn cà tím hàng ngày có lợi cho sức khỏe vì đây là nguồn vitamin, chất xơ, nasumin và acid chlorogenic dồi dào.

  • 13/05/2025

    Ảnh hưởng kính thực tế ảo tới sức khỏe

    Khi nghĩ đến thực tế ảo, người ta thường liên tưởng đến trò chơi điện tử và các loại hình giải trí khác. Nhưng nó cũng cho thấy triển vọng như một phương pháp điều trị bổ sung trong y học. Nhiều nghiên cứu ban đầu cho thấy công nghệ thực tế ảo có thể hỗ trợ giảm đau, điều trị rối loạn căng thẳng sau sang chấn, ám ảnh sợ hãi và một số triệu chứng trầm cảm.

  • 12/05/2025

    Chế độ ăn cho người bệnh dại

    Chế độ ăn phù hợp với người bệnh dại (nhiễm virus dại) giúp giảm bớt sự khó chịu. Việc lựa chọn thức ăn mềm, dễ nuốt, giàu dinh dưỡng và tránh các chất kích thích là rất cần thiết.

  • 12/05/2025

    Tìm hiểu về xuyên tâm liên

    Xuyên tâm liên là một loại thảo dược được trồng ở Nam Á. Thực phẩm bổ sung có chứa thành phần xuyên tâm liên thường được sử dụng để làm giảm các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, giảm tình trạng viêm và giảm các triệu chứng của bệnh cảm lạnh thông thường nhờ chất andrographolide – hoạt chất có trong lá và thân cây xuyên tâm liên.

Xem thêm