Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Sơ cứu những tổn thương vùng mắt

Bất kỳ vết thương hay tổn thương nào vùng mắt cũng có thể trở nên nghiêm trọng. Chăm sóc y tế kịp thời với các vấn đề của mắt có thể bảo vệ được thị lực của bạn và ngăn chặn các biến chức sau này.

Sơ cứu những tổn thương vùng mắt

Bỏng hóa chất

Các loại hóa chất có rất nhiều trong nhà hoặc chỗ làm việc của bạn và có thể dễ dàng bắn vào mắt bạn bất cứ lúc nào. Việc đeo kính bảo hộ khi tiếp xúc với chât độc hại hoặc các hóa chất có tác dụng mài mòn là rất cần thiết.

Sơ cứu với các trường hợp bỏng hóa chất

  • Động viên người gặp tai nạn giữ bình tĩnh và giữ cho mắt họ mở to cho đến khi mắt được rửa sạch. Việc nhắm mắt lại có thể làm cho mắt tổn thương nghiêm trọng hơn
  • Rửa mắt với nước sạch trong khoảng 15 đến 20 phút và đảm bảo rằng mở mắt trong suốt quá trình rửa mắt.
  • Đến ngay các cơ sở y tế.

Vật lạ bay vào mắt

Mắt có thể tự động làm sạch những bụi nhỏ bằng việc tiết ra nước mắt, bởi vậy, không cần phải làm gì khác trừ khi bạn cảm thấy rằng vật lạ đó không thể tự động biến mất.

Sơ cứu với trường hợp vật lạ bay vào mắt:

  • Không dụi mắt
  • Banh mí trên và mí dưới mắt ra và đảo mắt vòng quanh
  • Rửa mắt với nước sạch và mở mắt trong suốt quá trình rửa mắt.
  • Lặp lại 2 bước trên nếu vật lạ chưa được loại bỏ
  • Tuân theo sự chỉ dẫn của bác sỹ để đảm bảo rằng tất cả vật lạ đã được lấy ra và mắt bạn không bị bất cứ tổn thương nào

Nếu vật lạ bị găm sâu ở mặt, không được lấy ra bởi có thể sẽ gây ra những tổn thương nặng hơn. Thay vào đó, hãy dùng một miếng gạch để che mắt lại và đến ngay cơ sở y tế.

Bị đánh/va đập ở vùng mắt

Hốc mắt có thể bị va đập với đồ vật hoặc bị ai đó đánh/đấm trúng. Những va đập nhỏ có thể được điều trị tại nhà. Mặc dù vậy, bất kỳ tổn thương nào ở vùng mắt cũng nên được theo dõi để tránh những tổn thương nghiêm trọng hơn hoặc những nhiễm trùng tiềm ẩn

Sơ cứu trong trường hợp bị va đập ở mắt

  • Đặt một miếng gạc lạnh lên mắt trong khoảng 5-10 phút. Không nên đặt trực tiếp đá lạnh lên da, mà nên dùng khăn sạch, gạc bọc ngoài đá lạnh.
  • Hỏi ý kiến bác sỹ, họ có thể cần phải thăm khám để tránh những chấn thương tiềm ẩn khác.
    • Sau 24 tiếng, chuyển qua đắp gạc ấm. Việc này có thể tránh để lại vết bầm tím.

Đến ngay cơ sở y tế nếu bạn nhận thấy có các biểu hiện sau đây:

  • Khô rát bên mắt bị tổn thương.
  • Thay đổi thị lực.
  • Đau dai dẳng.
  • Bất kỳ bất thường nào ở thị lực hoặc chảy máu ở vùng lòng trắng của mắt.

Vết cắt hoặc các vết thương hở ở mắt hoặc mí mắt

Nếu bạn bị các vết thương như vậy, hãy đến gặp bác sỹ ngay lập tức. Tuy nhiên, bạn có thể làm theo một vài hướng dấn sau đây trước khi đến gặp bác sỹ:

  • Không rửa mắt hoặc mí mắt
  • Nếu có bất kỳ vật lạ nào găm trong mắt, không được lấy ra để tránh tổn thương nặng hơn
  • Che mắt lại bằng băng chắn mắt hoặc nếu không có, có thế cắt nửa dưới của chiếc cốc giấy và dán nhẹ nhàng lên phần bên ngoài của mắt.
  • Đến ngay cơ sở y tế gần nhất.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Nhận biết và xử trí cấp cứu chấn thương Mắt

Bình luận
Tin mới
Xem thêm