Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Sau khi sinh, con bạn sẽ được bệnh viện “đánh dấu” như thế nào?

Sau vụ việc trao nhầm con 42 năm được công bố, nhiều người dân nhất là các sản phụ sắp sinh đang dấy lên sự lo lắng về quy trình quản lý trẻ sơ sinh tại các bệnh viện.

Tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương, ông Vũ Bá Quyết, Giám đốc Bệnh viện cho biết, mỗi năm, bệnh viện Phụ sản Trung ương có từ 20 - 25 nghìn ca sinh nở. Nếu không áp dụng quy trình nghiêm ngặt thì việc trao nhầm trẻ sẽ là một nguy cơ rất lớn và hậu quả khôn lường. Ông Quyết đã nói rõ về quy trình quản lý sau sinh của bệnh viện Phụ sản Trung ương cho phóng viên biết.

Dưới đây là những ghi nhận bằng hình ảnh của phóng viên trong cuộc sinh nở của sản phụ tại BV Phụ sản Trung ương.

Trước khi cuộc sinh nở bắt đầu, sản phụ được BV phát 3 áo sơ sinh và một mũ đã hấp tiệt trùng.
Ngay khi em bé chào đời, hộ sinh lập tức đưa em bé cho người mẹ - giám sát giới tính, giờ sinh, rồi đặt em bé còn chưa cắt dây rốn nằm úp trên bụng mẹ theo đúng quy trình cái ôm đầu tiên, da kề da, bé sẽ được nằm trong vòng tay của mẹ.
Nhân viên y tế hỏi mẹ về tên đứa trẻ rồi ghi thông tin 2 mẹ con và số thứ tự sinh vào bộ vòng đeo tay nhựa bằng loại mực không phai.
Sau khi cùng người mẹ xác nhận lại thông tin, chiếc vòng lớn được đeo vào tay mẹ, vòng nhỏ đeo vào chân con.

Theo ông Quyết, 4 năm nay, viện dùng dây plastic mềm, dây có số hồng là con gái, số xanh là con trai, khi đã bấm vào tay thì không thể dứt đứt, không thể tháo ra được mà chỉ có thể dùng kéo để cắt.

Bộ vòng mẹ-con có đặc điểm là tháo ra sẽ không dùng được, nên không thể có chuyện tháo từ bé này đeo sang bé khác. Số vòng do chị Phó Thị Quỳnh Châu trực tiếp quản lý, phát từng ngày theo số sản phụ và em bé chào đời.

Sau đó, các nhân viên y tế mới tiếp tục các thủ thuật với người mẹ.

Cho đến khi chuyển 2 mẹ con ra phòng sau đẻ, em bé vẫn nằm nguyên trên bụng mẹ. Trong trường hợp em bé bị bệnh lý phải chuyển xuống Khoa Sơ sinh, phải có nhà đi cùng.

Khi tắm cho trẻ, gia đình sẽ trực tiếp đưa áo cho hộ sinh thay và khi về, gia đình mang về hoặc hủy bỏ để tránh nhầm lẫn.

Theo ông Quyết, với qui trình hiện đại này ở BV Phụ sản Trung ương, không thể có chuyện nhầm con. Ông Quyết, mong muốn các BV khác học tập để ứng dụng qui trình này, không để xảy ra lỗ hổng dẫn đến việc trao nhầm trẻ.

Dưới đây là những ghi nhận bằng hình ảnh của phóng viên tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội.

Video: Chăm sóc trẻ sơ sinh ngay sau khi đưa ra khỏi bụng mẹ tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội

Tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, ông Nguyễn Duy Ánh - Giám đốc Bệnh viện cho biết, hiện quy trình từ khi sản phụ nhập viện tới khi ra viện tại bệnh viện được tiến hành chặt chẽ. Ông khẳng định, khó có tình trạng trao nhầm trẻ sơ sinh.

Sau khi có dấu hiệu chuyển dạ, thai phụ sẽ đến viện làm thủ tục tại phòng khám. Nhân viên bệnh viện sẽ nhập tất cả thông tin của sản phụ vào máy tính, mỗi người sẽ có một mã số, bệnh án khác nhau.
Từ phòng khám, sản phụ được chuyển đến phòng đẻ thường hoặc đẻ mổ. Trong trường hợp mổ bắt con, sản phụ sẽ được gây tê tủy sống nên hoàn toàn tỉnh táo.
Trước khi tiến hành ca mổ, hộ sinh sẽ rút bộ số gồm hai dây số giống hệt nhau, đưa cho mẹ xác nhận.
Trẻ sinh được lau khô người sau khi đưa ra khỏi bụng mẹ
Sau khi em bé ra đời, mẹ con sẽ thực hiện kỹ thuật da kề da. Y tá sẽ đưa con để mẹ nhận diện giới tính, hình hài. Hai dây số giống hệt nhau đồng thời được các y tá đeo vào mẹ và bé.
 
Hai dây số giống hệt nhau đồng thời được các hộ sinh đeo vào mẹ và bé.
Đối với trường hợp sinh thường, bé khỏe, ngay sau khi sinh, bé sẽ được giao trực tiếp cho mẹ, nằm ngay cạnh mẹ trên giường sinh, đồng thời bộ số giống nhau của mẹ và bé cũng được đeo vào tay sản phụ và trẻ sơ sinh.

Trong quá trình nằm viện, bé sẽ được tắm hàng ngày. Tuy nhiên, điều dưỡng viên phải luôn đảm bảo mã số đeo ở tay trẻ không bị tháo rời suốt quá trình vệ sinh. Với sản phụ, việc đeo mã số cũng phải được thực hiện liên tục, sản phụ không được phép tháo mã số ra.

Khi giao lại bé cho sản phụ, nhân viên y tế phải yêu cầu sản phụ đối chiếu mã số của trẻ và mẹ, nếu trùng khớp, em bé mới được trả về cho sản phụ.

Thanh Loan - Theo Sức khỏe đời sống
Bình luận
Tin mới
  • 20/04/2024

    Cho trẻ ăn dặm với trái cây đúng cách

    Trái cây là một trong các nhóm thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng và vitamin quan trọng, phù hợp để bổ sung vào chế độ ăn dặm của trẻ.

  • 20/04/2024

    Chảy máu trong thai kỳ - Hiện tượng phổ biến nhưng đừng xem thường

    Chảy máu trong thời kỳ mang thai là một hiện tượng thường gặp, đặc biệt là trong 3 tháng đầu. Tuy nhiên, đôi khi đây có thể là dấu hiệu của một vấn đề nghiêm trọng.

  • 20/04/2024

    Những tác hại khi nằm ngủ gối cao

    Lựa chọn một chiếc gối với độ cao phù hợp sẽ mang lại cho bạn một giấc ngủ ngon, cải thiện tư thế và giảm đau lưng, mỏi cổ. Dưới đây là một số vấn đề về sức khỏe khi nằm gối quá cao hoặc kê nhiều gối trong thời gian dài.

  • 20/04/2024

    Cách giúp đỡ người tự gây thương tích

    Khi người bạn yêu thương đang tự gây thương tích, những dấu hiệu tưởng chừng dễ dàng nhận biết thường bị bỏ qua. Đó thường là một hành vi bí mật, được giấu bởi lớp quần áo hoặc dưới lí do như những vết thương từ thể thao và các hoạt động khác. Hỗ trợ, giúp đỡ nhiệt tình và thấu hiểu, lắng nghe một cách không phê phán, bạn có thể học cách giúp đỡ người đang tự gây thương tích.

  • 19/04/2024

    Phát hiện ung thư dạ dày bằng hơi thở

    Hơi thở có mùi khiến cho bạn cảm thấy xấu hổ. Nhưng việc kiểm tra hơi thở nhanh ngoài việc có thể giúp bạn thoát khỏi nhiều tình huống khó xử còn có thể cứu mạng bạn. Theo một nghiên cứu, công nghệ kiểm tra hơi thở có thể phát hiện ung thư dạ dày ở giai đoạn sớm nhất .

  • 19/04/2024

    Đưa con đến viện ngay nếu con có dấu hiệu này khi mắc cúm B

    Cúm B là một loại cúm mùa do virus, thường gây nhiễm trùng đường hô hấp. Phần lớn khi trẻ mắc cúm B nhẹ sẽ tự khỏi, tuy nhiên virus cũng có thể gây biến chứng nghiêm trọng. Nếu trẻ mắc cúm B có các dấu hiệu nguy hiểm dưới đây, cha mẹ cần đưa con đến viện ngay để điều trị.

  • 19/04/2024

    5 bệnh tự miễn thường gặp mà bạn cần biết

    Hệ thống miễn dịch của chúng ta có vai trò chính là nhận diện và bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus và nấm. Tuy nhiên, đôi khi, các thành phần của hệ thống miễn dịch lại nhầm lẫn phản ứng với các protein trong cơ thể và gây ra các bệnh tự miễn.

  • 19/04/2024

    Tìm hiểu về các rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng ở trẻ em

    Các rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là một vấn đề phổ biến mà nhiều gia đình phải đối mặt. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về một số rối loạn tiêu hóa phổ biến ở trẻ, nguyên nhân và cách điều trị.

Xem thêm