Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Các bệnh không nên dùng gừng

Người bị viêm gan, nóng trong hoặc âm hư không nên sử dụng gừng để tránh tình trạng bệnh nặng hơn.

Tục ngữ có câu 'mùa đông ăn củ cải, mùa hè ăn gừng thì không cần bác sỹ kê đơn thuốc' hay 'trong nhà có củ gừng thì không sợ các bệnh thông thường', nhằm ca ngợi nhiều công dụng 'to lớn' với sức khỏe của gừng.

Tuy nhiên, Cơ quan quản lý thuốc và thực phẩm (FDA) Mỹ đã thực hiện một thí nghiệm trên chuột và phát hiện những con chuột sử dụng 0,04 – 1% Salfrol/ngày trong vòng 2 năm bị chẩn đoán mắc ung thư gan.

Gừng cũng có chứa safrol, nhưng là khi gừng tươi bị dập hoặc bị thối. Khi đó, loại thực phẩm này sẽ sản sinh ra safrol, loại độc tố mạnh có thể gây hoại tử các tế bào gan, lâu dần sẽ biến thành ung thư gan và ung thư thực quản. Vì vậy, nếu phát hiện gừng đã bị thối nát thì bạn không nên vứt bỏ chúng đi.

Không chỉ vậy, khi gừng bị mọc mầm sẽ sinh ra lưu huỳnh, một chất gây tổn thương gan nặng nề. Bên trong củ gừng còn chứa shikimol, một hợp chất độc hại có ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ tiêu hóa.

Cách chọn gừng

Gừng có nhiều công dụng sức khỏe nhưng không phải ai cũng dùng được (Ảnh minh họa: Internet)

Khi chọn, chúng ta nên chú ý đến màu sắc và cảm quan về vỏ ngoài của gừng. Củ gừng màu sắc tươi sáng, cứng chắc, không dập không héo mới là gừng ngon và đảm bảo chất dinh dưỡng cho sức khỏe.

Hiện tại, các khu chợ ở Việt Nam cũng đang bày bán tràn lan gừng Trung Quốc nhiễm độc, khiến người tiêu dùng lo lắng rất nhiều.

Vì vậy, những bà nội trợ có thể phân biệt gừng ta với gừng Trung Quốc qua một số đặc điểm như gừng trồng ở Việt Nam củ nhỏ hơn, da sần hơn, vỏ mỏng hơn. Gừng Trung Quốc củ to hơn, da láng mịn, sáng bóng hơn, vỏ dày hơn và dễ bóc vỏ hơn.

Có nhiều mẹo bảo quản gừng

Chọn được gừng chuẩn 'hàng Việt Nam', chúng ta phải biết cách bảo quản đển gừng không bị mọc mầm hay thối, có hại cho sức khỏe.

- Cho đầy cát vào một chiếc bình hơi rộng rồi cho gừng vùi vào trong cát, để bình nơi thoáng mát, giúp gừng được tươi lâu và không bị khô.

- Sử dụng một tờ giấy bạc rồi quấn chặt quanh củ gừng và để nơi thoáng mát, chúng ta sẽ bảo quản được gừng lâu hơn.

- Có thể phơi nắng gừng 1 tuần rồi nghiền nát thành dạng bột. Để bột gừng vào trong lọ và đậy nắp kín thật chặt. Bạn có thể sử dụng bột gừng bất cứ lúc nào, rất đơn giản và thuận tiện.

Những người tuyệt đối không được sử dụng gừng

Bị âm hư

Tình trạng âm hư là hội chứng thể chất khô nóng, biểu hiện là tay chân phát nhiệt, lòng bàn tay ra nhiều mồ hôi, thường xuyên khát nước, bình thường miệng khô, mắt khô, mũi khô, da khô, trong lòng phiền muộn, thường xuyên bực dọc, ngủ kém. Gừng có vị cay, tính nóng, người bị âm hư ăn gừng sẽ khiến bệnh tình nặng thêm.

Nóng trong

Nếu như phổi nóng sẽ gây ra ho khan, dạ dày nóng sẽ sinh ra nôn mửa,miệng hôi, trĩ… Cùng với những người bị các vết thương lở loét, những người mắc các bệnh nóng trong như trên đều không thích hợp ăn gừng. Nếu muốn ăn gừng nhất định phối hợp với dược liệu có tính lạnh để trung hòa với tính nóng của gừng.

Viêm gan

Các bệnh tránh dùng gừng - ảnh 2

Ăn gừng có thể khiến gan bị nóng (Ảnh minh họa: Internet)

Ăn gừng có thể khiến gan bị nóng. Muốn kìm chế tính nóng của loại thức ăn này, nên dùng tới một số thực phẩm có tác dụng làm dịu gan, dùng thuốc lưu thông khí huyết, ví dụ như sơn tra, hoa cúc dùng để pha trà.

Thức uống như vậy có thể tiêu trừ tính nóng của gừng, cũng không gây hại cho cơ thể.

Lưu ý:

Người xưa có câu 'buổi sáng ăn gừng giá trị như uống nhân sâm, buổi tối ăn gừng chẳng khác nào uống thạch tín'. Buổi sáng ăn gừng có lợi cho sức khỏe, tuy nhiên không nên ăn gừng vào buổi tối, bởi gừng có vị cay nóng, có chứa dầu dễ bay hơi, nhựa dầu và tinh bột, dễ khiến con người nổi giận và làm cho cơ thể mệt mỏi.

Hoàng Hương - Theo TTVN
Bình luận
Tin mới
  • 02/04/2025

    Nâng cao tầm vóc Việt

    Tầm vóc không chỉ là thước đo chiều cao đơn thuần mà còn phản ánh sức khỏe và sự phát triển toàn diện của một dân tộc. Tuy nhiên, thực trạng chiều cao của người Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế so với bạn bè quốc tế

  • 01/04/2025

    Tăng cường miễn dịch cho trẻ mùa xuân

    Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.

  • 01/04/2025

    Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ: Hiểu đúng và đồng hành cùng người tự kỷ

    Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).

  • 31/03/2025

    Chăm sóc da cho bé vào mùa xuân: Mẹo nhỏ cho mẹ

    Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.

  • 30/03/2025

    Những thay đổi về làn da tuổi mãn kinh

    Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?

  • 30/03/2025

    Người cao tuổi và bệnh giao mùa

    Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.

  • 29/03/2025

    Đi bộ nhanh mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong

    Một nghiên cứu mới cho thấy, hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ nhanh, yoga, làm vườn… mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong.

  • 29/03/2025

    Tại sao bạn bị đau bụng khi chạy?

    Các vấn đề dạ dày khi chạy bộ là một trong những nguyên nhân phổ biến gây khó chịu cho người chạy. Bạn có thể gặp tình trạng co thắt, đau bụng dẫn đến tiêu chảy trong khi chạy.

Xem thêm