Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Khắc phục hiện tượng xuất tinh ra máu

Thông thường, xuất tinh ra máu là bệnh lành tính và tự khỏi nhưng rất hay tái phát.

Xuất tinh ra máu đối với nam giới không phải là hiếm. Đây là tình trạng có máu trong tinh dịch khi xuất tinh. Tình trạng này có thể xuất hiện đơn độc, cũng có thể đi kèm với các triệu chứng khác của đường tiết niệu - sinh dục và các bệnh toàn thân khác.

Khi tinh dịch có máu, cần đến khám bác sĩ và điều trị

Bình thường, tinh dịch (dịch ở đầu dương vật khi xuất tinh) có màu trắng ngà. Khi tinh dịch có máu (bằng mắt thường nhìn thấy tinh dịch có màu đỏ, hồng hoặc khi xét nghiệm thấy có máu trong tinh dịch) thì gọi là xuất tinh ra máu.

Xuất tinh ra máu cần phân biệt với các trường hợp tinh dịch có lẫn máu từ ngoài vào như rách hãm quy đầu, rách, rạn da quy đầu, đặc biệt trong những trường hợp quan hệ mạnh. Có nhiều người phàn nàn xuất tinh ra máu nhưng thực ra máu ở đây là do quan hệ quá mạnh, đặc biệt khi dùng bao cao su, sau khi xuất tinh thấy tinh dịch trong bao cao su có màu hồng. Thông thường, xuất tinh ra máu là bệnh lành tính và tự khỏi nhưng rất hay tái phát. Xuất tinh ra máu thực sự đáng quan ngại khi nó là triệu chứng của một bệnh thực thể.

Ngoài triệu chứng nhìn thấy máu trong tinh dịch, khi bị xuất tinh ra máu thì bệnh nhân có thể gặp phải một số triệu chứng như: tiểu buốt, đau khi đi tiểu, có lẫn máu trong nước tiểu, đau khi xuất tinh, sưng hoặc đau đớn khu vực trên cơ quan sinh dục, sốt nhẹ, đau thắt lưng, đau bụng dưới, sưng, đau ở vùng tinh hoàn, bìu và vùng bẹn.

Khi bị xuất tinh ra máu thì bệnh nhân có thể gặp phải một số triệu chứng như: tiểu buốt, đau khi đi tiểu (Ảnh minh họa: Internet)

Nguyên nhân gây xuất tinh ra máu

Viêm và nhiễm khuẩn: Viêm là một trong các nguyên nhân thường gặp nhất gây xuất tinh ra máu, có thể là viêm túi tinh, viêm đường dẫn tinh, viêm tuyến tiền liệt, viêm niệu đạo, viêm lao mào tinh hoàn - tinh hoàn... Trong đó các viêm nhiễm ở túi tinh được coi là nguyên nhân hàng đầu của xuất tinh ra máu (chiếm khoảng 40% các trường hợp). Thông thường túi tinh rất mỏng. Quá trình viêm gây kích thích niêm mạc dẫn đến hiện tượng sung huyết và phù nề của các ống, các tuyến của đường dẫn tinh: túi tinh, tuyến tiền liệt, niệu đạo. Hậu quả của quá trình này là gây xuất tinh ra máu. Trường hợp khác là khi bị viêm túi tinh, túi tinh bị phù, tắc nghẽn thì khi nam giới xuất tinh, túi tinh tăng cường co bóp làm đứt mạch máu cũng dẫn đến xuất tinh ra máu.

Nam giới bị viêm tuyến tiền liệt, dịch của tuyến tiền liệt là một phần của tinh dịch. Nếu nam giới bị viêm tuyến tiền liệt sẽ làm tinh dịch bị biến đổi, cũng có thể khiến khi xuất tinh, tinh dịch có lẫn máu.

Các nguyên nhân gây viêm thường là nhiễm khuẩn, chấn thương, sỏi túi tinh hay canxi hóa tuyến tiền liệt. Vi khuẩn gây viêm thường gặp là Enterrobacteria (chủ yếu là Escherichia coli), Chlamydia, vi khuẩn Gram dương, trực khuẩn lao và một số loại virut.

Giãn tĩnh mạch thừng tinh: Cổ bàng quang có rất nhiều mạch máu trực tiếp nối đến sau niệu đạo, một số tĩnh mạch nhỏ di chuyển giãn mở rộng, sau khi xuất tinh niệu đạo co thắt mạnh, làm đứt các tĩnh mạch nhỏ dẫn đến xuất tinh ra máu.

Tổn thương niệu đạo: Nếu tần suất quan hệ quá dày sẽ dẫn đến tuyến tiền liệt, túi tinh tắc nghẽn, cũng có thể dẫn đến xuất tinh ra máu. Đặc biệt khi quan hệ mà tâm lý căng thẳng hoặc tư thế không thuận lợi cũng dẫn đến niêm mạc niệu đạo tổn thương, có thể dẫn đến xuất tinh kèm máu.

Ung thư: Các loại ung thư thường gặp phải kể đến ung thư tuyến tiền liệt, ung thư đường dẫn tinh, ung thư tinh hoàn, u lympho... dễ gây xuất tinh ra máu.

Thủ thuật gây chấn thương: Xuất tinh ra máu có thể xuất hiện sau khi sinh thiết tuyến tiền liệt qua trực tràng, đặt dụng cụ niệu đạo, chạy tia xạ trong ung thư tuyến tiền liệt, sau thắt ống dẫn tinh, sau cắt tinh hoàn...

Các bệnh toàn thân: Các bệnh toàn thân có thể gây xuất tinh ra máu là rối loạn đông máu, bệnh ưa chảy máu (hemophilie), xơ gan, viêm gan mạn...

Cần làm gì khi bị xuất tinh ra máu?

Xuất tinh ra máu tuy không ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng sinh lý của nam giới nhưng người bệnh sẽ lo lắng và tâm lý nặng nề khi quan hệ tình dục. Thông thường khi phát hiện tinh dịch có lẫn máu, nam giới thường chủ quan bỏ qua, để bệnh tự khỏi. Họ không biết được những nguy hại của xuất tinh máu gây ra vì xuất tinh ra máu thường liên quan đến một bệnh lý. Nếu cứ để lâu, bệnh nặng mới đi khám và điều trị thì thời gian điều trị sẽ lâu và tốn kém. Vì vậy khi thấy tinh dịch có lẫn máu, nam giới nên đến cơ sở y tế để được các bác sĩ khám và điều trị kịp thời. 

BS. Tâm Anh - Theo Sức khỏe và Đời sống
Bình luận
Tin mới
  • 08/10/2024

    Các nhóm thực phẩm giúp mái tóc khỏe đẹp

    Mái tóc khỏe đẹp, mượt mà phản ánh tình trạng sức khỏe. Khi cơ thể thiếu một số chất sẽ khiến mái tóc yếu rụng... Dưới đây là một số nhóm thực phẩm giúp mái tóc mượt.

  • 08/10/2024

    Hội chứng Apert

    Hội chứng Apert là một rối loạn di truyền hiếm gặp gây ra sự phát triển bất thường của sọ. Trẻ em mắc hội chứng Apert được sinh ra với hình dáng sọ và khuôn mặt biến dạng, đi cùng nhiều khuyết tật khác. Phẫu thuật tạo hình có thể giúp sửa một số bất thường xương mặt.

  • 07/10/2024

    Những thực phẩm giàu vitamin D bậc nhất

    Bạn có biết Vitamin D rất quan trọng với sức khoẻ nhưng nhiều người lại thiếu hụt? Hãy cùng tìm hiểu những loại thực phẩm chứa hàm lượng vitamin D cao nhất, giúp bạn dễ dàng bổ sung vào chế độ ăn hàng ngày.

  • 06/10/2024

    Quản lý bệnh viêm loét đại tràng

    Viêm loét đại tràng là một căn bệnh mạn tính, nhưng bạn có thể kiểm soát được và chung sống với căn bệnh này. Bác sĩ sẽ làm việc với bạn để tìm ra phương pháp điều trị giúp kiểm soát các triệu chứng và ngăn ngừa chúng tái phát.

  • 05/10/2024

    Vitamin K1 và K2: trẻ sơ sinh nên bổ sung loại nào?

    Vitamin K rất cần thiết cho trẻ sơ sinh, và tình trạng thiếu hụt vitamin K ở trẻ sơ sinh xảy ra phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam. Vậy trong giai đoạn này, nên bổ sung vitamin K dưới dạng K1 hay K2 cho trẻ? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

  • 04/10/2024

    Tắm khoáng nóng có giúp giảm cân không?

    Việc ngâm mình trong một vùng nước tự nhiên ấm áp, với tiếng chim hót xung quanh và không khí trong lành bên ngoài có thể giúp bạn cảm thấy thư giãn. Đôi khi một số người còn tin rằng tắm khoáng nóng giúp giảm cân. Vậy điều đó có đúng không? Cùng tìm hiểu câu trả lời và khám phá các lợi ích sức khỏe có thể có khi tắm khoáng nóng cùng Bác sĩ Dinh dưỡng VIAM nhé.

  • 03/10/2024

    Tại sao trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cần bổ sung vitamin D3?

    Vitamin D có những vai trò rất quan trọng trọng việc hấp thu canxi, tham gia vào nhiều chức năng khác như tạo xương, miễn dịch, tăng trưởng. Việc thiếu hay thừa vitamin D đều để lại những ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Bổ sung vitamin D là điều được nhiều chuyên gia y tế khuyến cáo, tùy thuộc vào độ tuổi của trẻ - trong đó vitamin D3 là dạng bổ sung được khuyến nghị tốt nhất.

  • 02/10/2024

    Phòng ngừa ngộ độc thực phẩm sau mưa lũ

    Theo Tiến sĩ, bác sĩ Trương Hồng Sơn, Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam, khi trời mưa nhiều, độ ẩm tăng cao sẽ tạo môi trường thuận lợi cho các vi khuẩn sinh sôi, do đó thức ăn dễ bị ôi, thiu, mốc và sinh ra độc tố gây ngộ độc thực phẩm.

Xem thêm