Một trong những lỗi phổ biến nhất của chị em khi chăm sóc da mặt tại nhà là không làm sạch da trước khi đắp mặt nạ. Việc làm sạch da cho phép các hoạt chất trong mặt nạ thẩm thấu vào da tốt hơn. Bạn có thể làm sạch da bằng sữa rửa mặt, sản phẩm tẩy tế bào chết vật lý hoặc hóa học có chứa acid glycolic.
Không rửa tay trước khi đắp mặt nạ
Giống như việc rửa tay trước khi dùng chỉ nha khoa hay đeo kính áp tròng, bạn cần rửa tay trước khi đắp mặt nạ lên da.
Tay chúng ta phải tiếp xúc với vô vàn chất kích ứng và vi khuẩn. Khi dùng tay không sạch để đeo mặt nạ lên da, điều này có thể làm giảm hiệu quả của mặt nạ. Nguy hiểm hơn, có thể gây dị ứng, mẩn đỏ cho da.
Rửa mặt sau khi đắp mặt nạ
Mặt nạ chứa những hoạt chất được tá dược vừa đủ, cần được để lại trên da để phát huy tác dụng.
Sau khi bóc lớp mặt nạ, nhẹ nhàng dùng mặt nạ chấm lên mặt để loại bỏ chất lỏng còn thừa, nhưng không nên rửa hay chùi sạch. Đây là cơ hội để da bạn hấp thu tối đa lợi ích từ các thành phần trong mặt nạ.
Mặt nạ không che kín khuôn mặt
Mặt nạ tiếp xúc với da trực tiếp mới có thể khiến các thành phần thẩm thấu vào da tốt hơn. Khi sử dụng, hãy dùng ngón tay sạch miết mặt nạ lên toàn bộ da mặt.
Nếu mặt dạ giấy thông thường không phù hợp với đường nét khuôn mặt của bạn, hãy chuyển sang các loại mặt nạ làm từ sợi sinh học (bio cellulose). Chúng có khả năng bám dính vào khuôn mặt tốt hơn.
Đeo mặt nạ quá lâu
Một số nguyên liệu trong mặt nạ có thể gây ngứa và bỏng rát nếu để trên mặt quá lâu. Mặt nạ dạng gel khi khô có thể giống như keo dán, dính vào lông tơ trên mặt bạn. Chúng bị bóc ra cùng lớp mặt nạ, khiến da bạn kích ứng và có thể dẫn đến viêm nang lông.
Mặt nạ không phù hợp hoặc để trên da quá lâu có thể gây kích ứng
Mặt nạ đất sét để lâu dễ khô và nứt khi bạn cử động gương mặt. Những mảnh vụn có thể văng vào mắt, gây xước giác mạc. Do vậy, bạn nên sử dụng mặt nạ theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất.
Mặt nạ không phù hợp với làn da của bạn
Thành phần phù hợp với kiểu da và tình trạng da hiện tại là yếu tố quan trọng khi chọn mặt nạ. Các thành phần trắng da như vitamin C có thể gây ngứa ngáy cho da mụn và da nhạy cảm. Tinh dầu, phấn hoa, hương liệu có thể là các thành phần gây dị ứng với mọi loại da.
Do vậy, bạn nên thử mặt nạ 1-2 lần/tuần trước khi quyết định sử dụng lâu dài. Bằng cách này, bạn sẽ theo dõi được phản ứng của da với mặt nạ như ngứa ngáy, rát đỏ.
Chỉ sử dụng 1 loại mặt nạ
Sử dụng kết hợp nhiều loại mặt nạ cho từng vùng da
Khi thời tiết chuyển mùa, bạn cũng nên thay đổi thói quen dưỡng da bằng mặt nạ của mình. Da mặt thường khô hơn vào mùa lạnh và đổ dầu vào mùa hè. Do đó, vào mùa đông bạn cần mặt nạ cấp ẩm cho da (chứa acid hyaluronic và glycerin). sản phẩm dành cho mùa hè nên có công dụng làm mát hoặc chứa than hoạt tính có tác dụng kiềm dầu.
Đồng thời, mỗi vùng da trên mặt lại đòi hỏi loại mặt nạ đặc trị khác nhau. Đối với vùng da dễ nổi mụn, bạn nên sử dụng mặt nạ chứa thành phần như acid salicylic nồng độ thấp. Việc kết hợp nhiều dạng mặt nạ cho phép bạn điều trị nhiều vấn đề về da cùng một lúc.
Tham khảo thông tin tại bài viết: Đắp mặt nạ khi đi ngủ: nên hay không?