Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Rượu bia và hậu quả nghiêm trọng của lái xe khi say xỉn

Những buổi tiệc tùng, rượu bia và nồng độ cồn có phải là vấn đề bạn đang quan tâm lúc này?

Mỗi ngày, gần 30 người Mỹ chết trong các vụ tai nạn do lái xe khi say rượu. Số lượng tử vong đã giảm một phần ba trong ba thập kỷ qua; tuy nhiên, tai nạn do lái xe khi say xỉn đã cướp đi hơn 10.000 mạng sống mỗi năm. Trong năm 2010, năm gần đây nhất có dữ liệu, những cái chết và thiệt hại tại Hoa Kỳ ước tính trung bình 44 tỷ đô la/năm.

Đồ uống có cồn ảnh hưởng đến khả năng điều khiển phương tiện thế nào

Cồn (alcohol) là một chất làm suy giảm chức năng của não, giảm khả năng suy luận, phán đoán và phối hợp cơ bắp. Tất cả những yếu tố này là cần thiết để vận hành một chiếc xe an toàn.

Khi nồng độ cồn tăng lên trong cơ thể, các tác động tiêu cực đến hệ thần kinh trung ương cũng tăng theo. Cồn được hấp thụ trực tiếp qua thành dạ dày và ruột non. Sau đó, nó đi vào máu, được tích lũy cho đến khi chuyển hóa ở gan. Nồng độ cồn (BAC - Blood Alcohol Concentration) được đo bằng trọng lượng của cồn trong một thể tích máu nhất định. Ở mức BAC 0,08 gram trên mỗi decilít (g/dL)  trong máu, nguy cơ tai nạn tăng theo cấp số nhân. Vì vậy, nồng độ cồn này được coi là bất hợp pháp ở 50 tiểu bang của Mỹ. Tuy nhiên, ngay cả với một lượng nhỏ đồ uống có cồn cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng lái xe. Trong năm 2017 ở Mỹ, đã có 1.837 người thiệt mạng trong các vụ tai nạn liên quan đến rượu trong đó các tài xế có nồng độ cồn (BAC) từ 0,01 đến 0,07 g / dL.

BAC thường được đo bằng máy đo nồng độ cồn là một thiết bị đo lượng cồn trong hơi thở, hoặc bằng xét nghiệm máu trong một số trường hợp.

Ảnh hưởng của các mức nồng độ cồn

Nồng độ cồn trong máu (g/dL)

Ảnh hưởng cơ thể

Ảnh hưởng khả năng điều khiển phương tiện

0,02

Đánh mất một số khả năng phán xét; cảm giác thư giãn, cơ thể hơi ấm lên, tâm trạng thay đổi.

Suy giảm chức năng thị giác (theo dõi nhanh mục tiêu đang di chuyển), suy giảm khả năng thực hiện hai nhiệm vụ cùng một lúc (phân chia sự chú ý)

 

0,05

Hành vi quá khích, có thể mất kiểm soát cơ nhỏ (ví dụ: khả năng tập trung mắt), phán đoán kém, thường có tâm trạng tốt, giảm tỉnh táo, giải phóng sự ức chế

Giảm phối hợp, giảm khả năng theo dõi đối tượng di chuyển, khó điều khiển phương tiện, giảm phản ứng tình huống lái xe khẩn cấp

0,08

Phối hợp cơ trở nên kém (ảnh hưởng: thăng bằng, lời nói, tầm nhìn, thời gian phản ứng và thính giác), khó phát hiện các nguy hiểm hơn; khả năng phán đoán, tự kiểm soát, lý luận và trí nhớ bị suy giảm

Mất tập trung, mất trí nhớ ngắn hạn, không kiểm soát được tốc độ, giảm khả năng xử lý thông tin (ví dụ: phát hiện tín hiệu, tìm kiếm trực quan), nhận thức kém

 

0,10

Suy giảm rõ ràng khả năng kiểm soát thời gian, nói chậm, phối hợp kém và suy nghĩ chậm lại

Giảm khả năng duy trì vị trí làn đường và phanh thích hợp

 

0,15

Kiểm soát cơ suy giảm nghiêm trọng, có thể nôn mửa (trừ khi mức độ cồn này đạt được chậm hoặc một người đã phát triển khả năng dung nạp được đồ uống có cồn), mất thăng bằng nghiêm trọng

Suy giảm đáng kể trong điều khiển phương tiện, sự tập trung lái xe thị lực và xử lý thông tin dạng âm thanh.

 

Lái xe khi say xỉn

Khoảng một phần ba trong tất cả các trường hợp tử vong do tai nạn giao thông ở Hoa Kỳ liên quan đến các tài xế say rượu (với BAC là 0,08 g / dL hoặc cao hơn). Năm 2018, đã có 10.511 người thiệt mạng trong các vụ tai nạn có thể phòng ngừa này. Trên thực tế, trung bình trong khoảng thời gian 10 năm từ 2006-2016, hơn 10.000 người chết mỗi năm trong các vụ tai nạn do lái xe khi say rượu.

Đàn ông có tỉ lệ cao hơn phụ nữ trong các vụ tai nạn nghiêm trọng do lái xe khi say rượu. Năm 2018, 21% nam giới đã say rượu trong các vụ tai nạn này, so với 14% phụ nữ.

Hậu quả

Lái xe khi say xỉn dẫn đến tai nạn chết người. Tuy nhiên, nó vẫn tiếp tục xảy ra khắp nơi. Nếu bạn lái xe khi có nồng độ cồn trong hơi thở, bạn có thể bị xử phạt hoặc tệ hơn - có liên quan đến một vụ tại nạn giao thông gây thương tích nghiêm trọng hoặc tử vong. Lái xe trong khi bị say xỉn là một hành vi phạm pháp. Các hình thức xử phạt có thể bao gồm thu hồi giấy phép lái xe, tiền phạt và tạm giữ phương tiện.

Thực hiện nghiêm túc luật an toàn giao thông đóng vai trò quan trọng bậc nhất trong việc giảm tử vong liên quan đến lái xe khi say rượu.

Hành vi có trách nhiệm

TRỞ THÀNH MỘT NGƯỜI LÁI XE CÓ TRÁCH NHIỆM VỚI GIA ĐÌNH, CỘNG ĐỒNG BẰNG MỘT HÀNH ĐỘNG ĐƠN GIẢN: ĐÃ UỐNG RƯỢU BIA KHÔNG LÁI XE.

Các giải pháp

  • Lên kế hoạch đi xe an toàn về nhà trước khi bạn bắt đầu bữa tiệc, chọn một người bạn không uống rượu làm tài xế.
  • Nếu bạn biết ai đó đã uống rượu, đừng để người đó lái xe. Lấy chìa khóa xe của họ và giúp họ sắp xếp một chuyến xe an toàn về nhà.
  • Nếu bạn đã uống, đừng lái xe vì bất kỳ lý do. Gọi taxi, xe ôm hoặc nhờ một người bạn không uống rượu đưa bạn về.
  • Nếu bạn tổ chức một bữa tiệc cuối năm có uống rượu bia, hãy đảm bảo tất cả khách mời ra về với một tài xế không uống rượu.
  • Luôn luôn thắt dây an toàn trên ô tô, đội mũ bảo trên xe máy - đó là biện pháp phòng thủ tốt nhất của bạn trước những mối nguy hiểm trên đường.

Nếu bạn thấy một người lái xe say xỉn trên đường, hãy liên hệ với cơ quan pháp luật địa phương. Hành động của bạn có thể giúp cứu sống người lái xe say xỉn và những người khác.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Rượu gây nên các bệnh thần kinh nguy hiểm

Bs. Nguyễn Thế Võ - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo NHTSA
Bình luận
Tin mới
  • 23/11/2024

    Cách giảm đau mỏi chân khi đứng lâu

    Đau chân khi đứng lâu là tình trạng mà nhiều người gặp phải. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể khắc phục vấn đề này bằng một vài thay đổi nhỏ trong thói quen sinh hoạt hàng ngày

  • 23/11/2024

    Triệu chứng và biến chứng của bệnh vẩy nến

    Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh vẩy nến khác nhau tùy thuộc vào từng người và loại bệnh vẩy nến. Mặc dù bệnh vẩy nến là tình trạng mãn tính kéo dài suốt đời, một số người có thể thấy các triệu chứng biến mất trong nhiều tháng hoặc nhiều năm.

  • 22/11/2024

    Thuốc xịt mũi ngừa cúm

    Bạn có bỏ qua mũi tiêm phòng cúm hàng năm vì bạn ghét bị tiêm không? Điều đó có thể hiểu được. Nhưng đừng để điều đó ngăn cản bạn tiêm vắc-xin. Có một lựa chọn khác: dành cho bạn: vắc-xin xịt mũi.

  • 22/11/2024

    Loại tiếng ồn nào tốt cho giấc ngủ?

    Chắc hẳn ai cũng đã từng nghe qua câu chuyện dùng tiếng ồn trắng giúp các bé sơ sinh ngủ ngon và sâu giấc. Vậy đã bao giờ bạn thắc mắc, có những loại tiếng ồn nào và đâu là tiếng ồn dành cho người lớn? Mọi câu hỏi sẽ được giải đáp ngay sau đây.

  • 22/11/2024

    Cách cải thiện triệu chứng đau thần kinh tọa

    Ngày càng nhiều người trẻ bị đau thần kinh tọa với biểu hiện đau phần lưng dưới lan xuống chân. Để kiểm soát cơn đau thần kinh tọa, người bệnh cần điều chỉnh từ thói quen sinh hoạt hàng ngày.

  • 21/11/2024

    Trị bệnh Parkinson bằng Đông y có hiệu quả không?

    Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.

  • 21/11/2024

    Tăng cường sức khỏe xương khớp cho người cao tuổi trong mùa đông

    Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh

  • 21/11/2024

    Tức giận - Kẻ thù thầm lặng của sức khỏe

    Tức giận là một cảm xúc bình thường mà ai cũng sẽ trải qua, bởi hiếm ai có thể giữ được bình tĩnh khi bị tấn công, xúc phạm, phản bội hay thất bại... Tuy nhiên, tức giận quá thường xuyên hoặc kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe.

Xem thêm