Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Rối loạn cương dương được điều trị như thế nào?

Suy giảm khả năng cương dương là tình trạng rối loạn chức năng tình dục phổ biến ở nam giới lớn tuổi. Bệnh lý thường được điều trị bằng thuốc, có thể kết hợp sử dụng thêm chất bổ sung cùng việc duy trì một lối sống khoa học lành mạnh.

Rối loạn cương dương được điều trị như thế nào?

Rối loạn cương dương là nối e sợ của nhiều nam giới lớn tuổi

Điều trị bằng thuốc theo toa

Hiện có 4 loại thuốc được bác sỹ kê đơn sử dụng để điều trị rối loạn cương dương ở nam giới, chúng bao gồm Sildenafil (Viagra), Vardenafil (Levitra, Staxyn), Tadalafil (Cialis) và Avanafil (Stendra).

Cả 4 loại thuốc đều chứa chất ức chế PDE-5. Khi vào cơ thể, chất ức chế PDE-5 giúp gia tăng nồng độ ocid nitric (NO). Nồng độ NO gia tăng làm giãn nở các mạch máu, lưu lượng máu tới dương vật từ đó được tăng cường để cải thiện khả năng cương cứng.

Mặc dù có cùng chức năng, chúng khác nhau về liều lượng sử dụng, thời gian tác dụng và tác dụng phụ có thể gặp phải. Việc lựa chọn loại thuốc sử dụng phụ thuộc vào sự quyết định của bác sỹ.

 Hỗ trợ điều trị bằng chất bổ sung

Song song với việc uống thuốc điều trị theo toa, một số nam bệnh nhân có thể uống thêm chất bổ sung để tăng cường hiệu quả điều trị, bao gồm:

Dehydroepiandrosterone. Dehydroepiandrosterone (DHEA) là một hormone được tạo ra trong não và tuyến thượng thận. Nó tham gia vào việc sản xuất hormone testosterone và estrogen tự nhiên. Sử dụng DHEA có thể gây ra một số tác dụng phụ như mọc mụn trứng cá, tức ngực, thường xuyên buồn tiểu, gặp vấn đề về giấc ngủ,...

Nhân sâm: Là thảo dược tự nhiên, nhân sâm đã được chứng minh giúp tăng cường sức khỏe, đặc biệt là khả năng sinh sản và tình dục. Lưu ý, sử dụng nhân sâm có thể gây ra các vấn đề liên quan đến giấc ngủ, buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy, đau đầu,... Những người có bệnh tim, bệnh tự miễn dịch, hoặc rối loạn chảy máu không nên sử dụng nhâm sâm.

Nhân sâm là chất bổ sung thường được sử dụng để hỗ trợ điều trị rối loạn cương dương

Vỏ cây Yohimbine. Yohimbine có nguồn gốc từ vỏ cây châu Phi và được cho là có khả năng cải thiện tình trạng rối loạn chức năng tình dục. Mặc dù các sản phẩm chứa thảo dược này hiện được bán khá nhiều ở các tiệm thuốc, vẫn chưa có nghiên cứu đầy đủ chứng minh về tác dụng cải thiện khả năng cương dương của nó. Dùng vỏ cây Yohimbine có thể gây ra một số tác dụng phụ bất lợi như lo lắng, bồn chồn, tăng huyết áp, nhịp tim nhanh hoặc không đều.

L-arginine. L-arginine là chất bổ sung phổ biến nhất được biết đến với tác dụng cải thiện sức khoẻ tình dục của nam giới. L-arginine kích thích cơ thể sản sinh NO để cải thiện khả năng cương cứng của dương vật. Lưu ý, dùng L-arginine có thể gây hạ huyết áp. Nó cũng có thể làm tăng nguy cơ chảy máu và thay đổi mức đường huyết khi dùng với một số loại thuốc nhất định.

Khi có nhu cầu sử dụng thêm chất bổ sung, nam giới cần tìm hiểu thật kỹ nhà sản xuất, nguồn gốc, thành phần sản phẩm và hỏi ý kiến bác sỹ trước khi sử dụng.

Duy trì lối sống khoa học

Lựa chọn một lối sống lành mạnh tương đối quan trọng trong điều trị rối loạn cương dương, chúng giúp gia tăng hiệu quả điều trị và giảm thiểu sự lệ thuộc của bạn vào thuốc.

Chế độ dinh dưỡng. Tăng cường ăn rau xanh, hoa quả, các loại cá và động vật cỏ cỏ. Hạn chế thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm giàu đường, thực phẩm chứa nhất chất béo bão hòa.

Ngủ đủ giấc: Nghiên cứu gần đây cho thấy, những nam giới ngủ đủ 7 – 8 giờ có khả năng cương dương tốt hơn so với những giới chỉ ngủ 5 – 6 giờ mỗi đêm.

Tập thể dục: Dành ít nhất 30 phút tập thể dục mỗi ngày sẽ giúp gia tăng nồng độ testosterone, một hormone có mối liên hệ mật thiết với khả năng cương dương ở nam giới. 

Quản lý căng thẳng: Tần suất và mức độ nghiêm trọng của rối loạn cương dương sẽ tăng lên nếu nam giới bị căng thẳng thường xuyên. Do đó, cần thực hành biện pháp quản lý căng thẳng như tắm nước ấm, ngồi thiền,... để bảo vệ sức khỏe tình dục.

M. Hiếu - Theo Healthplus/MNT
Bình luận
Tin mới
  • 09/12/2024

    Giúp người cao tuổi vượt qua nỗi cô đơn mùa đông

    Mùa đông lạnh thường mang đến cảm giác cô đơn và trầm lắng, đặc biệt là đối với người cao tuổi. Sự thay đổi thời tiết, cùng với những hạn chế về sức khỏe và khả năng vận động khiến người già dễ rơi vào tình trạng cô lập, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tinh thần và thể chất.

  • 09/12/2024

    Phòng ngừa loãng xương ở người cao tuổi

    Với tỷ lệ mắc cao ở người cao tuổi, loãng xương là mối đe dọa tiềm tàng dẫn đến gãy xương và suy giảm chất lượng cuộc sống. Cùng Viện Y học ứng dụng Việt Nam tìm hiểu các biện pháp điều trị và phòng ngừa hiệu quả để đối phó với căn bệnh này!

  • 09/12/2024

    4 lý do nên thêm nghệ vào chế độ ăn trong mùa đông

    Nghệ không chỉ là loại gia vị tốt mà còn có tác dụng hỗ trợ chữa một số bệnh. Dưới đây là 4 lợi ích sức khỏe khi sử dụng nghệ trong mùa đông.

  • 08/12/2024

    Chế độ dinh dưỡng cho trẻ gái dậy thì sớm

    Tuy không phải là yếu tố quyết định nhưng dinh dưỡng có thể ảnh hưởng đến quá trình dậy thì ở nữ giới. Một chế độ ăn uống cân bằng, giàu dinh dưỡng, hạn chế các thực phẩm không lành mạnh sẽ giúp trẻ phát triển toàn diện và giảm thiểu các nguy cơ liên quan đến dậy thì sớm.

  • 08/12/2024

    Chế độ ăn cho trẻ dậy thì sớm

    Trẻ em ngày nay có xu hướng dậy thì sớm. Dinh dưỡng cũng là một trong những yếu tố góp phần gây dậy thì sớm ở trẻ.

  • 08/12/2024

    Chế độ ăn uống lành mạnh có thể giúp ích cho làn da của bạn như thế nào?

    Da của chúng ta là cơ quan lớn nhất của cơ thể và nhiều tình trạng da có cả biểu hiện bên trong và bên ngoài. Chỉ có một số ít nghiên cứu đã xem xét cách chế độ ăn uống có thể tác động đến một số tình trạng da liễu nhất định. Bài viết dưới đây sẽ liệt kê danh sách các tình trạng da phổ biến và cách chế độ ăn uống có thể giúp ích hoặc gây hại cho làn da của bạn.

  • 07/12/2024

    Bí quyết để xương chắc khỏe ở thời kỳ mãn kinh

    Sự thay đổi nội tiết tố ở phụ nữ tuổi mãn kinh không chỉ dẫn đến các triệu chứng được nhiều người biết đến như bốc hoả, thay đổi tâm trạng,…mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe xương, tăng nguy cơ loãng xương và gãy xương.

  • 07/12/2024

    Nên làm gì khi bé gái dậy thì sớm?

    Xu hướng dậy thì sớm ngày càng gia tăng. Một số ít có thể là biểu hiện của bệnh lý, cần được điều trị đặc biệt.

Xem thêm