Bốn loại mạch lớn là khí huyết của con người
Mạch là khí huyết của con người, được ký ngụ trong hơi thở, biểu hiện ra ở hai tay, mỗi tay chia ra ba bộ, bộ thốn là dương, bộ xích là âm, bộ quan ở giữa âm và dương. Để biết mạch của người bình thường phải xem lẻ từng bộ. Bộ thốn của tay trái là vị trí của tạng tâm và tiểu tràng; thuộc hành hỏa, mạch hiện ra phù đại, mà tán là mạch bình thường. Bộ quan tay trái là vị trí của tạng can và đởm, thuộc hành mộc, mạch huyền mà nhuyễn là mạch bình thường. Bộ xích tay trái là vị trí của tạng thận và bàng quang, thuộc thủy, mạch trầm mà hoạt là mạch bình thường. Bộ thốn bên tay phải là vị trí của tạng phế và đại tràng, thuộc hành kim, mạch hiện ra phù mà sác là mạch bình thường. Bộ quan ở bên tay phải, thuộc vị trí của tạng tỳ và vị, thuộc hành thổ, mạch hòa mà hoãn là mạch bình thường. Bộ xích bên tay phải là vị trí của thận và tâm bào lạc, tam tiêu, thuộc tướng hỏa, mạch trầm mà thực là mạch bình thường. Gộp cả ba bộ xem chung mà trong mỗi hơi thở mạch đập 4 nhịp (một lần thở ra và một lần hít vào là một hơi thở) mạch không trầm, không phù, không trì, không sác, mạch đi hòa hoãn, đều đặn đó là mạch bình thường, không có bệnh. Khi mạch có bệnh thì tùy theo khí huyết thịnh suy, hàn nhiệt của từng người mà mạch có biến hóa khác nhau. Những người khí huyết thịnh mà nhiệt, khi cảm nhiễm phải tà khí lục dâm (phong, hàn, thử, thấp, táo, hỏa) mạch sẽ biến ra phù, sác, hồng, trường, hoạt, đại, huyền, khẩn, khâu, thực đều thuộc mạch dương. Đó là bệnh ngoại cảm đang ở phần biểu, bệnh thuộc ngoại tà thực chứng.
Nếu khí huyết của người thuộc hư mà hàn, khi mắc chứng nội thương thất tình (mừng, giận, lo, nghĩ, buồn, kinh, sợ) mạch sẽ biểu hiện ra dạng trầm, trì, nhuyễn, nhược, nhu, sác, hoãn, phục, tế, mạch hư thuộc loại mạch âm. Đó là bệnh nội thương ở phần lý, bệnh thuộc chính khí hư. Mạch có 27 loại trong tập “mạch quyết” của Vương Thúc Hòa đã nói đầy đủ. Nhưng tên mạch thì nhiều, lý luận của mạch thì huyền vi (kỳ diệu), khó mà hiểu được một cách sâu sắc. Nay xin tóm tắt như sau: Mạch phù, mạch sác là cùng loại mạch dương, mạch trầm, mạch trì là cùng loại mạch âm, gọi chung là 4 loại mạch lớn để mọi người dễ hiểu.
Phương pháp chẩn bệnh qua bắt mạch của Hải Thượng Lãn Ông vẫn được duy trì đến ngày nay.
Đặt đầu ngón tay vào vị trí để tìm mạch, mới nhẹ tay ấn vào da đã thấy mạch đập đó là mạch phù, lấy hơi thở để đoán mạch thì một hơi thở mạch đập 5-6 nhịp, đó là mạch sác, khi ấn mạnh tay xuống đến phần thịt, thấy mạch dội vào đầu ngón tay, càng ấn tay xuống gần xương mà sức đập của mạch không hề giảm sút, đó là mạch phù sác có lực, mạch phù thuộc chứng phong, mạch sác thuộc nhiệt chứng. Đó là điều khẳng định không còn nghi ngờ gì nữa, khi điều trị phải trục phong thanh nhiệt là bệnh sẽ giảm. Nếu ấn tay xuống từ từ mạch cũng từ từ giảm dần, không thấy mạch dội vào đầu ngón tay, là mạch phù sác nhưng không có lực. Đó là mạch của chứng hư hỏa, hư nhiệt, hoặc do khí huyết hư, bệnh thuộc nội thương, không được nhầm lẫn với chứng ở trên. Từ đó mà suy ra các loại mạch khác như hồng, đại, hoạt, trường…
Một số mạch khác: Khi đặt nhẹ ngón tay vào vị trí xem mạch, ngón tay đặt ở ngoài da chưa thấy mạch, ấn nhẹ xuống phần thịt bắt đầu thấy mạch, ấn nặng tay xuống đến tận xương mạch đập rõ dần. Đấy là mạch trầm. Mỗi hơi thở mạch đập 3 lần hoặc chưa đến 3 lần, đó là mạch trì, nhưng khi ấn mạnh tay hơn mà không thấy mạch dội ở đầu ngón tay, càng ấn thì lực mạch càng giảm, đó là mạch trầm trì không có lực, là mạch thuộc hàn chứng. Khi điều trị phải dùng phương pháp ôn bổ. Nếu ấn tay xuống dần dần thấy mạch dội ở đầu ngón tay, sức dội của mạch càng mạnh dần lên, đó là mạch trầm trì có lực. Bệnh thuộc loại tích tụ hoặc bệnh nhân mắc chứng trưng hà (có hòn cục trong bụng). Nếu bệnh thuộc chứng thương hàn thì nhiệt đã vào tạng phủ. Khi điều trị phải dùng thuốc ôn bổ để tiêu tích tụ, hoặc dùng thuốc thông lợi để trị chứng táo bón. Không nên nhầm với chứng hàn lạnh ở phần trên. Từ đó mà suy ra các loại mạch hư, tế, nhu, sáp. “Mạch càng phù sác thì mức độ hư càng nặng”. Đó là nói về loại mạch phù sác mà vô lực.
Tóm lại, mạch dương mà có lực, khi biện luận phải là dương chứng, khi điều trị phải dùng phương pháp thanh giải hoặc phát hãn. Nếu mạch dương mà không có lực thì khi biện luận bệnh thuộc chứng hư hàn. Mạch âm mà không có lực khi biện luận phải là âm chứng dùng thuốc để ôn tán hoặc ôn bổ. Nếu mạch âm mà có lực nên biện chứng bệnh thuộc loại thực nhiệt.
Mạch có lực hay không có lực đã là tiêu chuẩn để xem xét bệnh chưa? Nếu mạch do chứng bị ức chế mà hoãn, hoặc người bị khiếp sợ mà mạch phục, hoặc đau dữ dội cũng có mạch phục, bệnh thổ tả nặng cũng có mạch phục, cho nên không thể xem mạch một cách chung chung. Khi xem mạch cần chú ý mạch có vị khí hay không? Nếu mạch có vị khí thì sống, mạch không có vị khí thì chết. Cho nên khi xem mạch cần ấn nhẹ tay để tìm khí của phủ, ấn sâu để tìm khí của tạng, ấn trung bình để tìm vị khí (vị khí là khí của trung tiêu, nếu ốm mà vị khí tốt thì dù bệnh nặng, bệnh nhân vẫn sống, nhưng bệnh nhẹ mà vị khí hết thì bệnh nhân cũng tử vong). Ấn trung bình là đặt các ngón tay ấn vừa phải, không nặng quá cũng không nhẹ quá. Nhưng chưa đủ: Nếu về mùa xuân thì can mộc vượng ở cả sáu bộ mạch đều có kiêm huyền. Mùa hạ thì tâm hỏa vượng cả sáu bộ mạch đều kèm theo hồng. Mùa thu thì phế kim vượng cả sáu bộ mạch đều kiêm hơi mao (nổi nhẹ). Về mùa đông thì thận thủy vượng, cả sáu bộ mạch đều kiêm mạch thạch (chìm chắc) nhẹ. Mạch ở bốn tháng cuối của bốn mùa là tháng tỳ thổ vượng, sau sáu bộ mạch đều kèm theo hòa hoãn. Đó là mạch có vị khí. Nếu chỉ thấy đơn thuần mạch huyền, mạch hồng, mạch mao, hay mạch thạch mà không có hòa hoãn là mạch chân tạng, mạch không có vị khí.
Mạch của trẻ em thường nên hồng sác, mạch của người trai tráng nên hồng hoạt, nếu mới mắc bệnh thì mạch nên hồng và trường. Nếu bệnh thuộc dương chứng mà mạch dương là mạch với chứng hợp nhau thuộc bệnh dễ chữa. Song trong mạch có hiện tượng hồng hoạt, có chút hòa dịu không đến nỗi cứng rắn, mới là mạch có vị khí.
Người mới sinh đẻ thường có mạch tế nhược, vì khí huyết đang bị tổn thương. Người già mạch thường nhu nhược vì các bộ phận trong người đều suy thoái, khí huyết suy kém lưu thông chậm. Người ốm lâu ngày thường có mạch nhu tế. Bệnh thuộc âm chứng, mà mạch tượng cũng âm là giữa mạch và bệnh thuận, dễ điều trị. Trong trường hợp mạch nhu nhược nhưng có lưu lợi là mạch có vị khí. Nếu mạch hồng sác là mạch không có vị khí, vì mạch hồng sác trái với âm chứng. Nếu bệnh thuộc dương chứng, mạch hồng sác là giữa bệnh và mạch thuận với nhau mạch có vị khí dễ điều trị. Nếu xuất hiện mạch trì nhu là trái ngược với bệnh thuộc loại mạch không có vị khí bệnh thuộc loại khó điều trị.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Cảm xúc và bệnh tật trong Y học cổ truyền
Để giải độc thận, một chế độ ăn uống thông minh là chìa khóa. Ưu tiên thực phẩm tươi, giảm đồ ăn chế biến sẵn và nước ngọt để bảo vệ 'bộ lọc' quan trọng của cơ thể.
Trải nghiệm tiêu cực thời thơ ấu là những sự kiện tiêu cực xảy ra trong độ tuổi từ 1 đến 17 tuổi. Những trải nghiệm tiêu cực này ảnh hưởng đến não bộ và sức khỏe của trẻ khi chúng lớn lên thành người trưởng thành và gây nên các vấn đề về sức khỏe tâm thần hoặc các bệnh lý mãn tính. Đọc bài viết sau để hiểu thêm về các vấn đề mà trẻ có thể gặp phải lúc trưởng thành khi có các trải nghiệm tiêu cực thời thơ ấu!
Nói đến phát triển chiều cao, chắc chắc phải nói đến canxi và vitamin D – những thành phần cốt lõi cho sự phát triển và duy trì sức khỏe của xương. Các bằng chứng khoa học gần đây chứng minh rằng, cùng với canxi và vitamin D còn có vai trò vô cùng quan trọng của vitamin K2. Một số nghiên cứu gần đây đã cho thấy vitamin K2 có thể tác động trực tiếp đến sự tăng trưởng chiều cao của trẻ, đặt ra vấn đề cấp thiết cần cung cấp đủ K2 trong những giai đoạn vàng của sự phát triển ở trẻ nhỏ.
Vitamin D3 và K2 là hai vi chất thiết yếu giúp trẻ phát triển hệ xương chắc khỏe và tăng trưởng chiều cao tối ưu. Tuy nhiên, không phải cứ bổ sung là cơ thể sẽ hấp thu hiệu quả. Thực tế, cả vitamin D3 và K2 đều là vitamin tan trong dầu, và đặc tính này khiến chúng rất khó hấp thu qua đường tiêu hóa, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Việc bổ sung mà không có sự hỗ trợ của công nghệ có thể dẫn đến hấp thu kém, giảm hiệu quả và gây lãng phí.
Các bệnh về gan ngày càng gia tăng, ảnh hưởng đến hàng triệu người trên toàn cầu. Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe của gan.
Có thể bạn uống quá liều cà phê hay uống một ly nước tăng lực, bạn gặp dấu hiệu run rẩy, nhịp tim không đều, đau bụng và các tác dụng phụ khác của caffeine. Từ việc uống nước đến ăn chuối, hãy tìm hiểu cách thực sự hiệu quả để trung hòa tác dụng của quá nhiều caffeine.
Vitamin D3 (cholecalciferol) và vitamin K2 (menaquinone) là hai vi chất dinh dưỡng đóng vai trò thiết yếu trong quá trình chuyển hóa canxi và phát triển hệ xương. Trong bối cảnh trẻ em có xu hướng giảm đáng kể tiếp xúc với ánh nắng tự nhiên (nguồn tổng hợp chính của vitamin D3) và chế độ ăn uống của trẻ không đảm bảo đủ lượng vitamin K2, việc bổ sung phối hợp hai vi chất này thông qua các sản phẩm bổ sung ngày càng được quan tâm của các chuyên gia dinh dưỡng nhi khoa cũng như các bậc cha mẹ.
Suy thận thường được coi là bệnh của người lớn tuổi nhưng thực tế, các yếu tố nguy cơ và thói quen ăn uống không lành mạnh ở một bộ phận người trẻ có thể âm thầm dẫn đến suy thận.