Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Phức tạp bệnh của người già

Tuổi già có những sự khác biệt với tuổi trẻ gây khó khăn cho chẩn đoán. bệnh của người già thường phức tạp, việc chẩn đoán phải nghĩ đến nhiều khả năng và bệnh lý khác nữa.

Thế giới đang già dần, hiện nay 2/3 số người được coi là già khi tuổi đã trên 65 tuổi vẫn đang sống và mang trong mình khá nhiều loại bệnh tật. Đặc điểm nổi bật nhất ở người già là sự lão hóa của cơ thể, quá trình này bắt đầu từ tuổi 30 và tiến triển dần dần qua năm tháng. Tuy nhiên, quá trình lão hóa cũng khác nhau tùy theo mỗi cá thể. Trong một con người thì sự lão hóa của mỗi cơ quan cũng khác nhau, có những cơ quan suy giảm một cách đột ngột, độc lập với các cơ quan khác và chịu nhiều vào sự ảnh hưởng của dinh dưỡng, môi trường và lối sống của mỗi cá nhân. Lão hóa bình thường có thể gia tăng do các yếu tố nguy hại như: tăng huyết áp, nghiện thuốc lá và có lối sống quá tĩnh tại.

Bệnh cảnh lâm sàng thường luôn không điển hình

Bệnh của người già thường gây tổn thương ở những cơ quan xung yếu nhất của cơ thể như: não, tim, gan, hệ nội tiết… vì các cơ quan này thường khác nhau giữa các cá thể nên bệnh cảnh lâm sàng thường không điển hình. Ví dụ như chỉ có không đầy 1/4 số người già bị bệnh cường giáp có đầy đủ tam chứng kinh điển: bướu cổ, run tay, lồi mắt. Trong khi số còn lại dù bị bệnh cường giáp, nhưng lại có triệu chứng ở các cơ quan khác và không điển hình như: rung nhĩ, lú lẫn, trầm cảm, ngất hay suy nhược cơ thể. Vì vậy, nếu chỉ dựa vào các triệu chứng kinh điển sẽ dẫn đến chẩn đoán sai, điều này đã có khá nhiều cơ sở y tế và nhiều thầy thuốc mắc phải. Do đó, với người già việc chẩn đoán phân biệt giữa các bệnh với nhau phải tương đối rộng, tránh bỏ sót bệnh dẫn đến những tác hại khôn lường và có thể dẫn đến tử vong.

 

Bệnh của người già thường bộc lộ ngay từ giai đoạn sớm

Nguyên nhân chủ yếu là do cơ chế tự bù trừ của cơ thể bị giảm theo thời gian. Ví dụ như suy tim có thể xuất hiện sớm ngay khi mới bị chớm cường giáp, rối loạn về nhận thức cũng xuất hiện sớm ngay khi bệnh Alzheimer mới ở mức độ nhẹ, rối loạn đi tiểu đã có ngay khi u tuyến tiền liệt mới hơi to…Vì vậy, nghe như có nghịch lý là việc điều trị bệnh ở người lớn tuổi trong một số trường hợp có thể dễ hơn so với người trẻ tuổi. Nhưng với người lớn tuổi còn một vấn đề rất khó đó là sự đáp ứng với thuốc điều trị thường kém hơn so với người trẻ tuổi và gặp nhiều đáp ứng phụ hơn.

Nhiều dấu hiệu được coi là bình thường

Trong thực tế do quá trình lão hóa, cho nên có nhiều dấu hiệu có thể được coi là bệnh lý ở người trẻ nhưng lại là bình thường và tương đối phổ biến với người già như: Nước tiểu có vi trùng, ngoại tâm thu của tim, giảm canxi trong xương, giảm dung nạp đường huyết, tăng tần suất co bóp của bàng quang… và những biểu hiện đó chưa chắc đã phải do bệnh lý gây ra. Tuy nhiên, kinh nghiệm cho thấy rằng các thầy thuốc và gia đình bệnh nhân cũng không được phép chủ quan. Một nhận định sai sẽ dẫn đến việc xử lý sai. Ví dụ như việc tìm thấy vi trùng trong nước tiểu của người bệnh có triệu chứng sốt đi kèm thì phải luôn nghĩ đến nhiễm trùng cấp tính của đường tiết niệu và cần có những điều trị cần thiết ngay.

Việc chẩn đoán không nên quá đơn giản

Đối với thầy thuốc, do các triệu chứng bệnh ở người già thường do nhiều nguyên nhân nên không được đơn giản hóa các chẩn đoán, ngay từ trong tiềm thức của mình. Ví dụ ở một bệnh nhân có các triệu chứng về tim mạch như: thiếu máu, tiếng thổi ở tim, tắc động mạch võng mạc…; ở người trẻ thì thầy thuốc có phản xạ chẩn đoán là bệnh viêm nội tâm mạc, tức là viêm màng trong của tim ngay. Nhưng với người già thì khác hẳn, việc thiếu máu có thể do sử dụng asprin để phòng nhồi máu cơ tim và đột quỵ. Tắc động mạch do xơ vữa động mạch và rối loạn chuyển hóa mỡ. Vì vậy, đối với người già không nên chỉ hướng độc nhất vào một bệnh, một chẩn đoán mà phải nghĩ đến nhiều khả năng và bệnh lý khác nữa. Điều này đòi hỏi phải có sự thăm khám tỉ mỉ, kỹ lưỡng, thầy thuốc có kiến thức rộng, có kinh nghiệm và có sự hợp tác tốt với gia đình bệnh nhân.

Hơn thế nữa, khi đã chẩn đoán đúng thì việc điều trị bệnh duy nhất ở người bệnh lớn tuổi nhiều khi cũng không có kết quả mà phải điều trị một cách tổng thể kể cả các bệnh đi kèm, tâm lý, dinh dưỡng, môi trường sống và tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể.

PGS.TS. NGUYỄN HOÀI NAM - Theo Sức khỏe & Đời sống
Bình luận
Tin mới
  • 24/11/2024

    Thoát vị khe hoành là gì?

    Thoát vị hoành, hay thoát vị khe hoành, xảy ra khi phần trên của dạ dày bị đẩy lên ngực thông qua một lỗ mở ở cơ hoành (cơ ngăn cách bụng với ngực). Tình trạng này xảy ra ở nơi dạ dày và thực quản của bạn nối lại với nhau, còn được gọi là ngã ba thực quản dạ dày. Đôi khi, thoát vị khe hoành không gây ra vấn đề gì và không cần điều trị.

  • 23/11/2024

    Cách giảm đau mỏi chân khi đứng lâu

    Đau chân khi đứng lâu là tình trạng mà nhiều người gặp phải. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể khắc phục vấn đề này bằng một vài thay đổi nhỏ trong thói quen sinh hoạt hàng ngày

  • 23/11/2024

    Triệu chứng và biến chứng của bệnh vẩy nến

    Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh vẩy nến khác nhau tùy thuộc vào từng người và loại bệnh vẩy nến. Mặc dù bệnh vẩy nến là tình trạng mãn tính kéo dài suốt đời, một số người có thể thấy các triệu chứng biến mất trong nhiều tháng hoặc nhiều năm.

  • 22/11/2024

    Thuốc xịt mũi ngừa cúm

    Bạn có bỏ qua mũi tiêm phòng cúm hàng năm vì bạn ghét bị tiêm không? Điều đó có thể hiểu được. Nhưng đừng để điều đó ngăn cản bạn tiêm vắc-xin. Có một lựa chọn khác: dành cho bạn: vắc-xin xịt mũi.

  • 22/11/2024

    Loại tiếng ồn nào tốt cho giấc ngủ?

    Chắc hẳn ai cũng đã từng nghe qua câu chuyện dùng tiếng ồn trắng giúp các bé sơ sinh ngủ ngon và sâu giấc. Vậy đã bao giờ bạn thắc mắc, có những loại tiếng ồn nào và đâu là tiếng ồn dành cho người lớn? Mọi câu hỏi sẽ được giải đáp ngay sau đây.

  • 22/11/2024

    Cách cải thiện triệu chứng đau thần kinh tọa

    Ngày càng nhiều người trẻ bị đau thần kinh tọa với biểu hiện đau phần lưng dưới lan xuống chân. Để kiểm soát cơn đau thần kinh tọa, người bệnh cần điều chỉnh từ thói quen sinh hoạt hàng ngày.

  • 21/11/2024

    Trị bệnh Parkinson bằng Đông y có hiệu quả không?

    Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.

  • 21/11/2024

    Tăng cường sức khỏe xương khớp cho người cao tuổi trong mùa đông

    Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh

Xem thêm