Theo quan niệm thông thường và lý giải của khoa học, phụ nữ mang thai khi tuổi càng cao thì càng phải đối mặt với nhiều rắc rối hơn sản phụ ở độ tuổi 20.
Mẹ có thể gặp nhiều bất lợi khi quyết định có bầu mà tuổi không còn son trẻ, nhưng ngược lại, trẻ sinh ra lại sở hữu vóc dáng cân đối hơn, cao hơn và thường thông minh hơn con của các bà mẹ thanh xuân. Điều này nghe có vẻ thật khó tin. Nhưng đây chính xác là kết luận của một nghiên cứu gần đây được tiến hành tại Thụy Điển.
Theo nghiên cứu, phụ nữ ở các nước phát triển đang có xu hướng trì hoãn việc mang thai. Kể từ năm 1970, độ tuổi mang thai lần đầu tăng dần và hiện đang ở mức 28 tuổi. Nghiên cứu này không tập trung vào những phụ nữ bắt đầu có thai khi đã lớn tuổi và các rắc rối họ gặp phải trong suốt thai kỳ mà chỉ tập trung tìm hiểu về quá trình phát triển của các em bé được sinh ra bởi các 'sản phụ cao tuổi'.
Sau khi điều tra hơn 1,5 triệu người trưởng thành, kết quả cho thấy, phụ nữ mang thai ở độ tuổi cuối 30 hay 40, con sẽ cao hơn, vóc dáng cân đối hơn và thông minh hơn so với trẻ có mẹ ở độ tuổi cuối 20 hay đầu 30.
Trước lo ngại về những rắc rối tiềm ẩn trong thai kỳ mà sản phụ lớn tuổi có thể phải chịu đựng, các nhà khoa học tin rằng, chúng có thể được giảm thiểu tối đa nhờ các tiến bộ y học.
Theo một số kết quả khác của nghiên cứu trên, những người sinh vào những năm 80 có ý thức hơn và thường đưa ra những quyết định liên quan đến sức khỏe tốt hơn những người sinh vào những năm 90.
Tuy nhiên, các chuyên gia nhấn mạnh rằng, việc trông đợi có một đứa con cao hơn, khỏe hơn, thông minh hơn không đồng nghĩa với việc bạn nên trì hoãn mang thai. Thực tế là khả năng sinh sản ở nữ giới sẽ giảm dần khi họ bước qua tuổi 35. Lúc đó, thụ thai có thể sẽ khó khăn, thậm chí, trong một vài trường hợp, họ không còn khả năng sinh sản.
Sữa giả không chỉ đơn giản là không có giá trị dinh dưỡng mà nó còn có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe người dùng, đặc biệt là phụ nữ mang thai cần được chăm sóc dinh dưỡng và đảm bảo an toàn sức khỏe.
Đối với người mắc bệnh lao vú, chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng để tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ quá trình điều trị và phục hồi sức khỏe.
Kháng sinh đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa nhiễm trùng do vi khuẩn, tuy vậy, việc dùng kháng sinh ở trẻ em phải được xem xét cẩn thận và tuân thủ nghiêm túc các chỉ dẫn. Lạm dụng kháng sinh có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khoẻ, bao gồm kháng kháng sinh, rối loạn tiêu hoá và các vấn đề sức khoẻ lâu dài khác.
Giai đoạn từ 6 đến 15 tuổi là thời kỳ vàng phát triển thể chất, đặc biệt là tăng trưởng chiều cao, và hoàn thiện trí tuệ. Giai đoạn này cũng là cơ hội cuối cùng bù lại những thiếu hụt về chiều cao của giai đoạn trước, chuẩn bị cơ sở phát triển vượt trội vào thời điểm dậy thì. Trong chế độ ăn của lứa tuổi này, sữa và các chế phẩm từ sữa đóng vai trò quan trọng như một thực phẩm tốt cung cấp các vitamin, khoáng chất và protein quý cho quá trình phát triển.
Chế độ ăn uống không phải là phương pháp điều trị chính cho hội chứng ống cổ chân nhưng nó có thể giúp giảm viêm, kiểm soát cân nặng và cải thiện sức khỏe tổng thể, từ đó hỗ trợ quá trình phục hồi.
Mùa nóng đang đến gần, kéo theo đó là nguy cơ cháy nổ gia tăng, đe dọa đến an toàn tính mạng và tài sản của con người. Thời tiết khô hanh, nhiệt độ cao tạo điều kiện thuận lợi cho các đám cháy phát sinh và lan rộng nhanh chóng. Đặc biệt, trong các hộ gia đình, nhiều vật dụng quen thuộc hàng ngày có thể trở thành những mối nguy hiểm tiềm ẩn nếu không được sử dụng và bảo quản đúng cách.
Ở nhóm tuổi này, bên cạnh các bữa ăn chính, sữa vẫn được khuyến nghị là thực phẩm bổ sung rất tốt cho trẻ. Tuy nhiên, giữa hàng ngàn thương hiệu sữa trên thị trường, làm sao để cha mẹ chọn được loại sữa công thức phù hợp nhất cho bé yêu của mình? Viện Y học ứng dụng Việt Nam chia sẻ một số mẹo hữu ích giúp Bạn chọn được loại sữa phù hợp nhất với thể trạng của con.
Giai đoạn từ 7 đến 24 tháng tuổi đánh dấu thời kỳ chuyển tiếp quan trọng trong chế độ dinh dưỡng của trẻ nhỏ, khi trẻ bắt đầu được ăn dặm, thực phẩm bổ sung bên cạnh sữa mẹ hoặc sữa công thức. Giai đoạn này một số bệnh như rối loạn tiêu hóa, viêm hô hấp bắt đầu xuất hiện nhiều hơn, ảnh hưởng đến tốc độ phát triển cân nặng, chiều cao của trẻ.