Bệnh xuất hiện quanh năm nhưng thời tiết chuyển mùa, nhất là mùa lạnh, hanh khô, bệnh xuất hiện nhiều hơn.
Viêm da cơ địa còn gọi là bệnh chàm hoặc Eczema. Đây là một bệnh phát ban da không lây nhiễm phổ biến, nó được làm trầm trọng thêm bởi các yếu tố bên trong (cơ địa dị ứng) và bên ngoài do dị ứng. Viêm da cơ địa bao gồm loại dị ứng, loại tiết bã nhờn và loại do tiếp xúc. Viêm da cơ địa (chàm) có nhiều loại khác nhau tùy theo lứa tuổi, ở trẻ sơ sinh có chàm tiết bã, chàm dị ứng hoặc chàm quanh miêng. Ở trẻ em có chàm nhiễm trùng (viêm da nhiễm trùng), viêm da chân, viêm da dị ứng và người trưởng thành có thể bị bệnh viêm da thần kinh, viêm da dạng đĩa, viêm da khô gây ngứa nhiều (chàm Asteototic). Ngoài ra, còn có một số loại viêm da cơ địa khác như bệnh tổ đĩa, bệnh á sừng hoặc bệnh viêm da tróc vảy.
Theo các nhà chuyên môn về da liễu, viêm da cơ địa là một loại bệnh lý có tính chất di truyền, tức là mang tính chất gia đình, do đó có gần 80% số trẻ em bị viêm da dị ứng có yếu tố gia đình (bố, mẹ, anh chị em ruột bị bệnh viêm da dị ứng như eczema, tổ đĩa, viêm da tróc vảy, bệnh á sừng…). Một đặc điểm khác của viêm da cơ địa là rất dễ trở thành mạn tính và hay tái phát.
Bệnh Eczema
Cho dù nguyên nhân của viêm da cơ địa chưa được xác định một cách chắc chắn nhưng các nhà khoa học cho rằng viêm da cơ địa là do sự phối hợp của yếu tố di truyền với các yếu tố môi trường, nhất là cơ địa dị ứng. Đó là hiện tượng xảy ra phản ứng giữa cơ thể với dị ứng nguyên khi chúng tiếp xúc với da. Các dị ứng nguyên đó có từ môi trường bên ngoài như: phấn hoa, bụi, mò, mạt, lông chó, mèo và một số thành phần có trong các sản phẩm chăm sóc da, nhưng khi hàng rào bảo vệ da bị suy yếu, các yếu tố này có thể xâm nhập và gây bùng phát viêm da dị ứng. Hoặc do thời tiết hanh khô, độ ẩm thấp, các hóa chất (phân bón, thuốc trừ sâu, xăng dầu, cát, bụi; khói thuốc lá, khói xe, khói bếp) đều có thể là yếu tố thuận lợi cho viêm da cơ địa bùng phát, nhất là người có cơ địa dị ứng. Vì vậy, những người bị viêm da cơ địa cũng có nguy cơ mắc các bệnh dị ứng khác như: hen phế quản, viêm mũi dị ứng, mề đay, hen suyễn… Mặt khác, người có cơ địa dị ứng dễ mắc bệnh viêm da cơ địa và có thể làm nặng thêm các triệu chứng của bệnh viêm da cơ địa
Bệnh viêm da cơ địạ thường xuất hiện vào khoảng thời gian 3 tháng tuổi, đôi khi sớm hơn và kéo dài từ vài tháng đến vài năm tùy theo cơ địa của từng trẻ em. Nếu không được điều trị, càng lớn bệnh càng dễ tái phát.
Biểu hiện lâm sàng của viêm da cơ địa rất đa dạng, ban đầu có thể chỉ là các đám khô da mất sắc tố hoặc cấp tính với triệu chứng rất nặng như: đỏ da toàn thân. Đặc trưng bởi các đám ban đỏ hình tròn, bị bong trợt da, trên bề mặt có các mụn nước, có vảy tiết, xuất tiết nhiều dịch viêm và xung quanh bị phù nề. Người bệnh thường rất ngứa, cảm giác rát bỏng, nhất là về đêm, gây mất ngủ. Ở trẻ sơ sinh bị bệnh da cơ địa (chàm sơ sinh) thường xuất hiện ở mặt (hai gò má, cằm) tạo thành hình cánh bướm. Ở trẻ lớn hoặcngười trưởng thành, bệnh diễn biến kéo dài, tổn thương da thường khu trú ở nếp gấp của các chi hoặc bàn tay (người lớn). Do ngứa nên người bệnh gãi nhiều có thể làm cho da bị trầy xước, nhiễm khuẩn gây mưng mủ, khi lành bệnh có thể để lại sẹo. Nếu không được chăm sóc và xử lý kịp thời sẽ làm cho bệnh càng trầm trọng, da ngứa khiến trẻ gãi nhiều và làm hàng rào bảo vệ suy yếu. Mặt khác, từ chỗ da bị xây xước, chảy máu các chất kích thích và dị ứng nguyên từ môi trường bên ngoài dễ dàng xâm nhập sâu vào da và lại càng khiến da ngứa hơn.
80% số trẻ em bị viêm da dị ứng có yếu tố gia đình
Khi bị viêm da cơ địa, nhất là mùa lạnh bệnh dễ xuất hiện và tái phát cần đi khám, tốt nhất là khám chuyên khoa da liễu nhằm xác định căn nguyên, điều trị sớm, đúng, tránh để xảy ra biến chứng. Ngoài điều trị chống viêm, chống ngứa có thể được dùng thuốc diệt vi khuẩn, vi nấm tại chỗ (nếu bị bội nhiễm vi khuẩn, vi nấm).
Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.
Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).
Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.
Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?
Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.
Một nghiên cứu mới cho thấy, hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ nhanh, yoga, làm vườn… mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong.
Các vấn đề dạ dày khi chạy bộ là một trong những nguyên nhân phổ biến gây khó chịu cho người chạy. Bạn có thể gặp tình trạng co thắt, đau bụng dẫn đến tiêu chảy trong khi chạy.
Hầu hết mọi người có thể ăn chanh hoặc uống nước chanh một cách an toàn nhưng vì chanh có tính acid nên nó có nguy cơ gây bất lợi cho một số trường hợp cụ thể. Vậy nhóm người nào nên hạn chế ăn chanh?