1. Nuôi con bằng sữa mẹ - Các tài liệu y khoa chứng minh rõ ràng rằng bú mẹ trong một thời gian dài làm giảm nguy cơ nhiễm trùng tai.
2. Chọn nhà trẻ, trường mẫu giáo – việc cho trẻ tiếp xúc liên tục với các trẻ khác làm tăng nguy cơ bé bị cảm, và sau đó là nhiễm trùng tai. Nhà trẻ hay trường mẫu giáo đông học sinh là nơi vi trùng lan truyền. Nếu có điều kiện cho bé đi học ở trường có số học sinh nhỏ thì nguy cơ bị bệnh sẽ giảm.
4. Cho bé bú ở tư thế dựng cao – cho bé bú ở tư thế nằm có thể khiến sữa kích thích vòi Eustach, góp phần gây nhiễm trùng tai.
6. Tránh khói thuốc lá – có bằng chứng rõ ràng rằng khói thuốc kích thích đường mũi của trẻ, dẫn tới rối loạn chức năng vòi Eustache.
7. Ăn nhiều rau quả tươi – điều này làm tăng cường hệ miễn dịch của trẻ, giúp chiến đấu với nhiễm trùng.
Với các bé bị nhiễm trùng tai thường xuyên, các biện pháp dự phòng nêu trên có thể là chưa đủ. Bác sĩ có thể chỉ định dự phòng bằng thuốc kháng sinh.
Hiện chưa có sự thống nhất về thời điểm bắt đầu dùng thuốc dự phòng. Một số bác sĩ cho rằng nên bắt đầu dùng thuốc dự phòng nếu bé bị hơn 3 lần nhiễm trùng tai trong vòng 6 tháng hay hơn 4 đợt trong một năm.
Một số bác sĩ tỏ ra dè dặt hơn và chỉ định dùng thuốc muộn hơn. Một số yếu tố như giảm thính lực và chậm phát triển ngôn ngữ ở trẻ cũng có thể đòi hỏi việc điều trị quyết liệt hơn.
Có 3 cách phòng ngừa bằng thuốc:
1. Kháng sinh phòng bệnh – dùng amoxicillin hay các kháng sinh tương tự, 1 lần mỗi ngày.
Có 2 cách thực hiện:
Điều trị hàng ngày liên tục trong vòng vài tháng, chẳng hạn qua hết mùa đông.
Bắt đầu điều trị kháng sinh hàng ngày khi có những biểu hiện đầu tiên của chứng cảm, sau đó tiếp tục dùng trong 7-10 ngày. Cách này thường được ưa chuộng hơn.
2. Tiêm phòng
Vacxin Prevnar đã được đưa vào sử dụng từ năm 2000. Trẻ được dùng 4 liều trong vòng 2 năm đầu. Với trẻ từ 15 tháng tuổi trở lên, chỉ cần dùng 1 liều là đủ. Vacxin này giúp ngăn ngừa nhiễm trùng do phế cầu gây ra. Vi khuẩn này gây viêm phổi, nhiễm trùng máu, viêm màng não và nhiễm trùng tai.
Giảm số lần nhiễm trùng tai – tác dụng tối thiểu. Các nghiên cứu cho thấy mũi tiêm này chỉ giảm được 10-20% số lần nhiễm trùng tai.
Giảm nhiễm trùng tai do phế cầu kháng thuốc – giá trị rất lớn. Vacxin làm giảm đáng kể số lần nhiễm trùng tai do phế cầu kháng các thuốc kháng sinh thông thường.
3. Ống thông khí ở tai – đó là những chiếc ống nhỏ xíu mà bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng đặt vào màng nhĩ, khi trẻ được gây mê. Ống thường được lưu lại 6 tháng tới hơn 1 năm.
Mục tiêu của việc đặt ống:
Dẫn lưu dịch tai mạn tính có thể biến thành ‘tai keo dính’.
Tạo điều kiện cho dịch ở tai giữa thoát ra ngoài khi bắt đầu tích tụ trong đợt cảm. Điều này có thể giúp ngăn ngừa một đợt nhiễm trùng tai.
Phòng ngừa rối loạn phát triển ngôn ngữ và thính lực nhờ tránh chứng khó nghe kéo dài nhiều tháng do dịch tai giữa.
Giúp phòng ngừa các biến chứng hiếm gặp của mất thính lực mạn tính do nhiễm trùng tai tái phát.
Những bất đồng liên quan tới ống thông khí ở tai
Mặc dù ống thông khí tai đóng vai trò nhất định trong điều trị nhiễm trùng tai tái phát nhưng vẫn có một số lo ngại về việc sử dụng thiết bị này:
Một số bác sĩ có thể khuyến cáo trẻ dùng ống thông khí quá sớm, trước khi sử dụng hết các biện pháp phòng ngừa khác, hoặc trước khi đủ thời gian để tai tự làm sạch không cần can thiệp ngoại khoa.
Với bất kỳ can thiệp ngoại khoa nào cũng có nguy cơ (dù là tối thiểu) đối với việc gây mê.
Ống thường để lại một vết sẹo nhỏ chiếm khoảng 1/6 màng nhĩ, vết sẹo này là vĩnh viễn. Sẹo không để lại hậu quả lâu dài nhưng cũng chưa thể chắc chắn về điều này. Bệnh nhiễm trùng tai tái phát có đặt ống hay không đặt ống đều có thể gây nên sẹo.
Ống tai không đảm bảo ngăn ngừa 100% nhiễm trùng tai. Khi đặt ống, một số trẻ vẫn bị nhiều đợt nhiễm trùng tai như trước, thậm chí còn thường xuyên hơn, nhưng dịch thoát ra ngoài ngay lập tức.
Tóm lại, nếu được sử dụng đúng cách, ống tai mang lại hiệu quả tốt trong điều trị nhiễm trùng tai tái phát. Nhiều bé được lợi từ việc đặt ống tai. Cha mẹ cho biết bé trở thành con người hoàn toàn khác: Không còn nhiễm trùng tai, thính lực được cải thiện, không còn những đêm dài mất ngủ vì con khóc và không còn những đợt kháng sinh dài bất tận nữa.
Chỉ định đặt ống thông khí ở tai:
Dịch tai mạn tính kéo dài hơn 4-6 tháng;
Hoặc >3 đợt nhiễm trùng tai trong vòng 6 tháng hay >5 đợt trong 1 năm.
Bác sĩ và gia đình cần cùng nhau quyết định thời điểm thích hợp để đặt ống tai cho trẻ.
Trong bối cảnh các nhà khoa học không ngừng tìm kiếm các biện pháp phòng ngừa ung thư, chế độ ăn uống, đặc biệt là việc tiêu thụ trái cây và rau quả, được xem là một yếu tố quan trọng. Cà chua, với thành phần lycopene nổi bật, đang thu hút sự chú ý đặc biệt.
Việc thiết lập lịch trình ngủ và thói quen trước khi đi ngủ, đặt đồng hồ báo thức và điều chỉnh chế độ ăn uống là một số phương pháp có thể giúp bạn ngủ ngon hơn và thức dậy dễ dàng vào buổi sáng.
Tuy không có chế độ ăn kiêng đặc biệt nào có thể chữa khỏi hội chứng thiên thần nhưng dinh dưỡng hợp lý có thể giúp kiểm soát cân nặng, cải thiện giấc ngủ, quản lý táo bón và hỗ trợ phát triển nhận thức.
Dậy thì là một giai đoạn quan trọng trong cuộc đời mỗi người, đánh dấu sự chuyển đổi từ trẻ em sang người trưởng thành. Đây là giai đoạn cơ thể có nhiều thay đổi về mặt thể chất và tâm sinh lý, đặt nền móng cho sức khỏe sinh sản và sức khỏe tổng quát trong tương lai. Việc thấu hiểu những biến đổi này, cùng với sự quan tâm, hỗ trợ từ gia đình và xã hội, sẽ giúp thanh thiếu niên vượt qua giai đoạn dậy thì một cách an toàn và khỏe mạnh.
Bệnh lao hạch gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và khả năng ăn uống. Việc phát hiện sớm, điều trị đúng phác đồ và có chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp người bệnh nhanh phục hồi sức khỏe.
Bạn có thể dùng salad như một bữa ăn lành mạnh hoặc món ăn kèm, nhưng salad có thể gây ra một số vấn đề về tiêu hóa tùy thuộc vào thành phần của nó. Rau và trái cây sống là những thực phẩm có thể gây đầy hơi và chướng bụng do một số hợp chất và vi khuẩn, và chúng có thể là lý do tại sao bạn có thể bị đau bụng dữ dội sau khi ăn salad.
Quả lê không chỉ đơn thuần là một loại trái cây ngon mà còn là một vị thuốc tự nhiên rất tốt cho sức khỏe.
Mùa hè là thời điểm tuyệt vời để tận hưởng những ngày dài đầy nắng, tham gia các hoạt động ngoài trời và thư giãn. Tuy nhiên, nhiệt độ và độ ẩm cao trong mùa hè cũng có thể gây ra một số vấn đề sức khỏe. Việc nhận biết các bệnh lý mùa hè phổ biến, nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng tránh sẽ giúp bạn bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình.