Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Bệnh tăng sắc tố Becker

Năm 1948, S. William Becker miêu tả 2 người đàn ông trẻ bị tăng sắc tố mắc phải mà trên tổn thương đó có rậm lông, vị trí chỉ ở một vùng cơ thể. Sau đó, tên bệnh tăng sắc tố Becker “Becker’s melanosis” đã được sử dụng.

1. Dịch tễ học

Bệnh tăng sắc tố Becker được ghi nhận ở tất cả các chủng tộc. Mặc dù đây là bệnh mắc phải nhưng một số trường hợp ghi nhận bệnh xuất hiện từ khi sinh.
Hầu hết các trường hợp bệnh xuất hiện ở độ tuổi 20 và 30 và tỷ lệ mắc ở nam giới cao gấp 6 lần ở nữ giới. Một số trường hợp có tính chất gia đình. Trong một nghiên cứu khảng 20.000 người là nam khám tuyển nghĩa vụ quân sự ở độ tuổi 17 – 26 thấy rằng 0,52% trong số đó mắc bệnh tăng sắc tố Becker.
2. Sinh bệnh học

Bệnh sinh của bệnh tăng sắc tố Becker đến nay chưa thật rõ sáng tỏ. Các tác giả cho rằng đây là hamartoma dạng cơ quan “organoid hamartoma” có nguồn gốc từ ngoại bì và trung bì phôi thai.

Sự tăng theo từng giai đoạn của các receptor androgen và mức độ nhạy cảm của receptor này cũng cao hơn với androgen được cho là giả thuyết mang tính chấp nhận của sinh bệnh học của bệnh. Giả thuyết về tăng nhạy cảm với androgen còn được giải thích thêm bằng các biểu hiện khác như rậm lông, dày gai, dày trung bì, trứng cá, tăng sản tuyến bã.

Sự kích thích androgen cũng được nhấn mạnh thêm bằng biểu hiện tăng sợi cơ trơn tại trung bì của tổn thương. Tăng sắc tố cũng được phát hiện tương tự như trong biểu hiện da đặc trưng giới “Sexual skin” do sự tăng thành phần melanin tại tế bào sừng thượng bì và thường thấy sau khi tiếp xúc nhiều với ánh nắng gây hậu quả bỏng nắng.

3. Biểu hiện lâm sàng

Khởi phát của bệnh Becker thường ở độ tuổi 20 – 30, và nhiều trường hợp xuất hiện sau đợt tiếp xúc nhiều với nắng như tắm nắng. Tổn thương xuất hiện một bên tại vùng vai, dưới vú, lưng, nhưng cũng được báo cáo ở các vị trí khác như trán, gò má, mi mắt, cổ, bụng, hông, chân, và mông. Bệnh Becker thường xuất hiện với 1 tổn thương, nhưng đôi khi biểu hiện với đa tổn thương. Phân bố tổn thương theo dạng dải, hoặc dạng vùng Zona.

Bệnh Becker có kích thước từ vài centimeter đến hàng chục centimeter. Tăng sắc tố tại tổn thương có xu hướng lan rộng ra xung quanh. Màu sắc tổn thương có tính đồng nhất từ nâu vàng đến nâu đen. Tổn thương giới hạn rõ với vùng da lành, nhưng ranh giới này thường không đều.Trung tâm tổn thương hơi dày và gấp nếp.

Lông tăng sinh, to và đâm hơn sau sự tăng sắc tố. Râm lông đôi khi khó nhận ra và chỉ khi so sánh với bên đối diện. Mức độ rậm lông và tăng sắc tố đôi khi không tương ứng hoàn toàn. Một số trường hợp, có thể quan sát sẩn quanh nang lông do sự tăng sinh tương ứng của cơ dựng lông.

Tổn thương dạng trứng cá cũng có thể ghi nhân nhưng chỉ tại vị trí tăng sắc tố. Hầu như bớt Becker không triệu chứng cơ năng, tuy vậy một số người bệnh có thể than phiền ngứa. Sau khi hình thành, bệnh Becker phát triển chậm lại trong một hoặc hai năm và ổn định về kích thước. Tăng sắc tố sau đó có thể nhạt dần nhưng biểu hiện rậm lông thường tồn tại dai dẳng.

Bệnh Becker là lành tính, và biến đổi ác tính trên tổn thương chưa được báo cáo. Ngược lại với tăng sinh từ trùng bì và ngoại bì phôi thai của bệnh Becker, một số bất thường phát triển liên quan đến bệnh cũng được ghi nhận như giảm sự phát triển của vú, quầng vú, núm vú cánh tay cùng bên.

Cánh tay ngắn hơn cùng bên, gai đôi đốt sống thắt lưng, vẹo cột sống lưng, lõm xương ức cũng như to chân cùng bên cũng được báo cáo cùng với bệnh Becker. Ở những trường hợp bệnh Becker có kèm theo các rối loạn bất thường thi tỷ lệ bệnh ở nam:nữ đảo ngược là 2:5

4. Mô bệnh học

Có sự dày sừng, tăng gai, tăng nhú ở mức độ khác nhau. Ngoài ra, trên mô bệnh học có hiện tượng kéo dài các mào liên nhú thượng bì và tăng sản các thành phần nang lông. Mức độ melanin trong các tế bào sừng tăng, ngược lại số lượng tế bào hắc tố không tăng hoặc tăng nhẹ, và không tạo thành ổ. Túi hắc tố có thể phát hiện được ở trung bì nhú. U phần phụ hamartoma của cơ trơn ở trung bì thường xuất hiện đồng thời với bệnh Becker.

5. Chẩn đoán phân biệt

Bệnh tăng sắc tố Becker cần phân biệt với bớt tế bào hắc tố bẩm sinh, dát café sữa, bớt thượng bì. Bệnh Becker có thể phân biệt với bớt bẩm sinh bằng các biểu hiện như tăng sắc tố, kích thước lớn, và mọc nhiều lông trên tổn thương, trong đó bớt bẩm sinh thường xuất hiện từ khi sinh, nổi cao, và bờ đều.

Dát café sữa thường xuất hiện từ khi sinh, hoặc ngay sau sinh, tổn thương hoàn toàn là dát, bằng phẳng mặt da, và không quá phát triển lông trên tổn thương. 

Mặc dù bớt thượng bì và bệnh Becker có mối liên quan do chúng đều là hamartoma liên quan đến thượng bì. Bớt thượng bì thường xuất hiện theo dạng dải, đặc biệt là đường Blaschko, phát triển nổi cao, sùi và ít tăng sắc tố, và không có lông.

6. Điều trị

Do bệnh tăng sắc tố Becker dễ chẩn đoán nhầm với các bớt tế bào hắc tố có lông khác, sinh thiết làm mô bệnh học đôi khi cần thiết. Người bệnh bị bệnh Becker cần được khám kỹ các bất thường khác của mô mềm và xương. 

Điều trị bằng các phương pháp trang điểm, phẫu thuật ghép da, laser được áp dụng. Biểu hiện tăng sắc tố có thể được điều trị tốt bằng Q-switched Ruby và Nd-YAG, nhưng tỷ lệ tái phát cao, và lông vẫn còn tại tổn thương. Trong một nghiên cứu sử dụng laser màu xung dài có kết quả giảm sắc tố và lông hơn 90% sau 3 lần điều trị.

Theo Da liễu
Bình luận
Tin mới
  • 20/05/2025

    Cải thiện thói quen ăn sáng để khởi đầu ngày mới tốt hơn

    Bữa sáng là bữa ăn giúp cung cấp năng lượng và dưỡng chất cần thiết cho cơ thể bắt đầu ngày mới. Khắc phục những sai lầm phổ biến sau giúp bạn duy trì thói quen ăn sáng khoa học và lành mạnh.

  • 20/05/2025

    6 mẹo chữa nghẹt mũi tại nhà hiệu quả nhất

    Nghẹt mũi là một dấu hiệu khó chịu, rất thường gặp khi chúng ta bị cảm cúm, nhiễm lạnh. Hiện vẫn chưa có cách chữa khỏi bệnh cảm lạnh thông thường, nhưng có rất nhiều mẹo tại nhà có thể làm giảm tình trạng nghẹt mũi do chứng cảm lạnh gây nên. Bài viết này sẽ phân tích các biện pháp khắc phục tình trạng nghẹt mũi tại nhà tốt nhất cùng với những điều cần tránh.

  • 19/05/2025

    Chế độ ăn cho người mắc lỵ trực trùng (lỵ trực khuẩn)

    Lỵ trực khuẩn là tình trạng nhiễm khuẩn đường tiêu hóa cấp tính và cần được điều trị kịp thời để phòng tránh những biến chứng nguy hiểm.

  • 19/05/2025

    10 loại thực phẩm giúp học sinh đạt kết quả tốt trong mùa thi

    Khi mùa thi đến gần, học sinh bước vào giai đoạn căng thẳng và áp lực cao, đòi hỏi sự tập trung tối đa cũng như khả năng ghi nhớ và tư duy sắc bén. Bên cạnh việc học tập chăm chỉ, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường sức khỏe não bộ, giúp kiểm soát lo âu và tối ưu hóa hiệu suất học tập.

  • 18/05/2025

    Lycopene có giúp giảm nguy cơ ung thư?

    Trong bối cảnh các nhà khoa học không ngừng tìm kiếm các biện pháp phòng ngừa ung thư, chế độ ăn uống, đặc biệt là việc tiêu thụ trái cây và rau quả, được xem là một yếu tố quan trọng. Cà chua, với thành phần lycopene nổi bật, đang thu hút sự chú ý đặc biệt.

  • 18/05/2025

    Cách để thức dậy đúng giờ vào buổi sáng

    Việc thiết lập lịch trình ngủ và thói quen trước khi đi ngủ, đặt đồng hồ báo thức và điều chỉnh chế độ ăn uống là một số phương pháp có thể giúp bạn ngủ ngon hơn và thức dậy dễ dàng vào buổi sáng.

  • 17/05/2025

    Chế độ ăn tham khảo với người mắc hội chứng thiên thần

    Tuy không có chế độ ăn kiêng đặc biệt nào có thể chữa khỏi hội chứng thiên thần nhưng dinh dưỡng hợp lý có thể giúp kiểm soát cân nặng, cải thiện giấc ngủ, quản lý táo bón và hỗ trợ phát triển nhận thức.

  • 17/05/2025

    Thanh thiếu niên và tuổi dậy thì

    Dậy thì là một giai đoạn quan trọng trong cuộc đời mỗi người, đánh dấu sự chuyển đổi từ trẻ em sang người trưởng thành. Đây là giai đoạn cơ thể có nhiều thay đổi về mặt thể chất và tâm sinh lý, đặt nền móng cho sức khỏe sinh sản và sức khỏe tổng quát trong tương lai. Việc thấu hiểu những biến đổi này, cùng với sự quan tâm, hỗ trợ từ gia đình và xã hội, sẽ giúp thanh thiếu niên vượt qua giai đoạn dậy thì một cách an toàn và khỏe mạnh.

Xem thêm