Phẫu thuật căng da mặt: Những điều cần biết
Làm đẹp là nhu cầu chính đáng của con người. Ai cũng muốn mình ngày càng đẹp hơn, đẹp nữa, đẹp mãi… Khi tuổi tác “xồng xộc” kéo đến, ghi dấu thời gian trên gương mặt, nhiều người đã nhờ đến phẫu thuật tạo hình - thẩm mỹ căng da vùng mặt và cố tìm lại làn da tươi trẻ ngày xưa (níu giữ tuổi xuân). Bạn đã trang bị đầy đủ kiến thức cần biết khi quyết định phẫu thuật vùng da mặt? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có những thông tin cần thiết.
Những điều cần làm trước khi tiến hành phẫu thuật
Trước khi tiến hành phẫu thuật căng da mặt và cổ, bệnh nhân sẽ được phẫu thuật viên khám ít nhất 2 lần trước mổ. Buổi khám gây mê là bắt buộc nhiều ngày trước mổ. Bác sĩ gây mê sẽ giải thích kỹ với bệnh nhân về các tiến trình gây mê cũng như các tai biến và rủi ro của gây mê có thể xảy ra trong mổ. Bác sĩ cũng sẽ kê các xét nghiệm máu, chụp tim phổi và làm điện tâm đồ nếu cần.
Phẫu thuật căng da mặt có thể có các biến chứng nên cần thận trọng.
Bệnh nhân cần phải tuân thủ một số yêu cầu của bác sĩ: phải ngừng hút thuốc lá 2 tháng trước mổ để giảm nguy cơ hoại tử da; nếu đang dùng thuốc tránh thai, cần dừng 1 tháng trước phẫu thuật để giảm nguy cơ tắc mạch sau mổ; aspirin, các thuốc chống viêm cũng như các thuốc chống đông dùng đường uống cần được ngừng 15 ngày trước phẫu thuật để giảm nguy cơ chảy máu. Trước mổ, bệnh nhân cần mua một loại băng chun vùng mặt đặc biệt do bác sĩ kê; gội đầu và nhịn ăn uống từ đêm hôm trước; sẽ được chụp ảnh khuôn mặt ở các tư thế, đây là các ảnh y học để lưu hồ sơ.
Phẫu thuật
Phẫu thuật được tiến hành từ 1 tiếng rưỡi đến 3 tiếng tùy trường hợp. Thời gian nằm viện trung bình từ 1 - 3 ngày. Bệnh nhân sẽ thay băng ngày thứ 2 sau mổ, sau đó sẽ dần được thay thế bằng băng mặt chun giãn mà bệnh nhân đã mua trước mổ, cần đeo liên tục cả ngày lẫn đêm trong vòng 1 tuần sau mổ. Để tránh nguy cơ viêm tắc tĩnh mạch, bệnh nhân cần vận động sớm, ngồi dậy và đi lại vào ngày thứ 2 sau mổ nếu có thể. Tùy trường hợp mà bác sĩ có thể kê thuốc chống đông máu dạng tiêm hay dạng uống. Cắt chỉ sau mổ từ 5 - 15 ngày.
Bệnh nhân có thể gội đầu sau mổ 2 ngày, cắt tóc sau 3 tuần và nhuộm tóc sau 4 - 6 tuần. Tới khám lại sau mổ 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 1 năm để kiểm soát các biến chứng nếu có.
Biến chứng thường gặp sau phẫu thuật căng da mặt
Tất cả các can thiệp phẫu thuật, kể cả khi được thực hiện trong những điều kiện kỹ thuật và an toàn nghiêm ngặt, đều có thể có các biến chứng. Tai biến đặc biệt của phẫu thuật căng da mặt và cổ là:
Mất tóc: Thường gặp mất tóc vùng thái dương, có thể tạm thời hoặc vĩnh viễn (trường hợp mất tóc vĩnh viễn phải phẫu thuật can thiệp lại); đường chân tóc có thể bị kéo lên.
Liệt mặt: Do tổn thương nhánh thần kinh số 7, đây là tổn thương hiếm gặp (ít hơn 1% trong y văn thế giới). Liệt mặt có biểu hiện nhắm mắt không kín, giảm hoạt động của miệng và sự teo dần dần của mặt bên liệt. Liệt mặt thường tổn thương một phần, ảnh hưởng đến một nửa khuôn mặt. Nó có thể tự phục hồi sau một thời gian, nhưng cũng có thể tồn tại vĩnh viễn.
Giảm cảm giác vùng tai: thường do tổn thương nhánh thần kinh cảm giác cho tai (nhánh tai sau) có thể gặp. Nó biểu hiện đau dọc đường đi của nhánh thần kinh này, thường sẽ tự phục hồi cùng với thời gian; dái tai có thể bị kéo xuống dưới và ra trước, do sức căng lớn của sẹo vùng trước tai. Sau 6 - 12 tháng, nếu nó vẫn còn tồn tại, cần làm một phẫu thuật nhỏ để đưa dái tai trở lại vị trí bình thường.
Nếu việc cắt bỏ da chưa đủ hoặc sự không cân đối giữa 2 bên khuôn mặt, có thể được sửa chữa 6 tháng sau lần mổ đầu tiên.
Phẫu thuật căng da mặt, cổ luôn để lại sẹo. Sẹo nằm trong tóc vùng thái dương, chạy xuống trước tai sau đó chạy vòng ra sau tai và nằm trong tóc vùng sau tai. Cũng như các sẹo khác, sẹo này tồn tại vĩnh viễn và không thể xóa bỏ được. Nó có thể đỏ trong vòng nhiều tháng, do vậy, cần được bảo vệ khỏi ánh nắng trong ít nhất 6 tháng để tránh tình trạng sẹo thẫm màu. Kích thước, chiều dày và độ mềm mại của sẹo chỉ ổn định sau phẫu thuật 6 tháng tới 1 năm. Ở nam giới, sau mổ, râu cằm có thể lên cao hơn về hướng vùng tai.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Botox và một làn da không nếp nhăn
Tầm vóc không chỉ là thước đo chiều cao đơn thuần mà còn phản ánh sức khỏe và sự phát triển toàn diện của một dân tộc. Tuy nhiên, thực trạng chiều cao của người Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế so với bạn bè quốc tế
Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.
Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).
Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.
Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?
Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.
Một nghiên cứu mới cho thấy, hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ nhanh, yoga, làm vườn… mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong.
Các vấn đề dạ dày khi chạy bộ là một trong những nguyên nhân phổ biến gây khó chịu cho người chạy. Bạn có thể gặp tình trạng co thắt, đau bụng dẫn đến tiêu chảy trong khi chạy.