Ô nhiễm không khí ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe
Gần 92% cư dân sinh sống trên Trái đất đang hít thở bầu không khí được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đánh giá là bị ô nhiễm nặng nề. Ô nhiễm không khí ảnh hưởng rất nhiều đến cơ thể bạn, làm giảm cơ hội có được một cuộc sống khỏe mạnh. Các nhà khoa học nói rằng không khí bị ô nhiễm ảnh hưởng nặng nề đến tim, phổi và đặc biệt là làm giảm tuổi thọ con người. Tích tụ trong không khí bị ô nhiễm, những hạt bụi kích cỡ nano có thể vào sâu trong phổi và lọt vào dòng máu, gây ra tổn thương cũng như tình trạng viêm ở các mạch máu lớn, dẫn đến tổn thương ở nhiều cơ quan khác nhau.
Ô nhiễm không khí có liên quan đến bệnh tim mạch
Những nghiên cứu trước đây đã chỉ ra mối liên quan giữa bệnh tim mạch và không khí bị ô nhiễm, đặc biệt là khi khí thải gây ô nhiễm đến từ động cơ đốt trong. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu không thể xác định chính xác làm thế nào mà không khí mà con người hít phải lại ảnh hưởng đến mạch máu và cơ tim.
Những nghiên cứu gần đây được xuất bản trên tạp chí Hiệp hội hóa học Mỹ đã tìm ra bằng chứng để trả lời câu hỏi trên. Nghiên cứu trên mô hình cả người và chuột để đánh giá ảnh hưởng của những hạt có kích thước siêu nhỏ có mặt đầy trong không khí ô nhiễm đến sự phát triển của bệnh tim mạch. Trong vòng 24 giờ sau khi hít phải, các hạt này được phát hiện trong cả máu và nước tiểu của những người tham gia. Nghiên cứu đã xác định được các hạt có kích thước nano này dường như có ái lực cao tại vùng có nhiều mạch máu, lắng đọng lại ở đó gây viêm và phá hủy mạch máu bị viêm. Sau đó các hạt này có khả năng xâm nhập được vào mạch máu và đến các cơ quan gây tổn thương, trong đó có tim – là cơ quan gần với phổi nhất.
Ô nhiễm không khí làm giảm tuổi thọ
Chưa có thống kê đầy đủ trên toàn cầu. Tuy nhiên, gần 40.000 người Mỹ được cho là bị giảm tuổi thọ do ô nhiễm không khí đã góp phần làm nặng thêm nhiều bệnh tim và phổi nguy hiểm mà họ đang mắc phải.
Các thành phần chủ yếu của không khí ô nhiễm là CO2, các chất oxi hóa phyto, SO2, thủy ngân, oxit nitơ và chì. Những hóa chất này có thể tồn tạng ở dạng hữu cơ và vô cơ, từ những chất có thể nhìn thấy được bằng mắt thường cho đến dạng nano có thể dễ dàng thâm nhập vào máu bạn và gây nên tổn thương tại các cơ quan trong cơ thể, nhất là tim và phổi.
Diesel có thể phá hủy não bộ con người
Khí và khói Diesel từ khí thải của động cơ ô tô, xe máy là nguyên nhân chính gây ra ô nhiễm không khí trên thế giới. Loại khí này có thể phá hủy cơ tim thông qua việc phá hủy mạch máu. Loại khí này còn ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh dẫn đến phá hủy mô não. Chỉ sau 30 phút tiếp xúc với khói Diesel, hình ảnh trên điện não đồ cho thấy vùng não trước trán phản ứng dữ dội nhất.
Khí thải Diesel có hàm lượng NO2 có thể gây kích ứng mắt, họng và mũi đồng thời cũng gây ra nhiều vấn đề về hô hấp ở trẻ nhỏ. Thêm nữa, khí diesel cũng có khả ngăng gây ra chứng tự kỷ và tâm thần phân liệt ở những trẻ sống ở gần đường lớn. Sự tiếp xúc dài hạn có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của não bộ của trẻ sau này. Ví dụ người ta thấy tỷ lệ bà mẹ mang bầu ở 3 tháng cuối tiếp xúc với lượng khí thải lớn có liên quan đến chứng rối loạn tự kỷ ở những đứa con của họ.
Theo Cục bảo vệ môi trường Hoa Kỳ, ô nhiễm không khí trong nhà có thể cao gấp 2-5 lần so với không khí ngoài trời. Trên thực tế có thể gấp tới 100 lần, bởi hiện nay, trong nhà là một hệ sinh thái kín nên chất độc sẽ được tích tụ lại nhiều hơn ngoài trời.
Ô nhiễm không khí trong nhà là một vấn đề sức khỏe cộng đồng rất đáng quan tâm trong cuộc sống hiện đại ngày nay, gây ra nhiều bệnh tật nguy hiểm. Đặc biệt là những ngôi nhà có hệ thống thông gió chưa được hoàn chỉnh sẽ gây ra nhiều vấn đề hơn. Vấn đề ô nhiễm không khí không chỉ bó hẹp ở nhà ở mà còn ở các tòa nhà văn phòng, trường học.
Những chất gây ô nhiễm không khí trong nhà thường gặp
Ô nhiễm không khí trong nhà thường xuất phát từ những đồ nội thất, gia dụng mà mọi người không ngờ tới:
Bảo vệ sức khỏe trước ô nhiễm không khí trong nhà
Mặc dù hiện nay không khí trong nhà có nguy cơ bị ô nhiễm rất cao nhưng bạn vẫn có thể phòng tránh được những tác hại đến sức khỏe bằng cách:
Thông tin thêm về ảnh hưởng của ô nhiễm không khí đến sức khỏe tại bài viết: Ô nhiễm không khí giết người theo cách nào?
Cà phê từ lâu đã trở thành thức uống quen thuộc của hàng triệu người mỗi sáng. Tuy nhiên, uống bao nhiêu là đủ để tốt cho sức khỏe và khi nào thì trở thành quá nhiều?
Khi nước kiềm ngày càng phổ biến, các tuyên bố xung quanh lợi ích sức khỏe và khả năng cải thiện sức khỏe tổng thể của nó cũng tăng theo. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải xem xét kỹ lưỡng những khẳng định này. Vì vậy, hãy cùng tìm hiểu và khám phá sự thật về nước kiềm và những lợi ích thật sự của nước kiềm.
Chất béo thường bị mang tiếng xấu mỗi khi nói về chế độ dinh dưỡng vì cho rằng đó là nguyên nhân gây bệnh tim mạch, tiểu đường hay béo phì. Quan niệm cắt bỏ hoàn toàn chất béo khỏi bữa ăn đã từng phổ biến trong một số khuyến nghị dinh dưỡng. Thực tế, không phải tất cả các chất béo đều có hại.
Chế độ ăn uống lành mạnh không thể thiếu thực phẩm giàu creatine - hợp chất tự nhiên giúp cung cấp năng lượng cho cơ bắp, cải thiện hiệu suất tập luyện và sức khỏe não bộ.
Có rất nhiều loại bệnh võng mạc khác nhau. Những bệnh này có thể do gen di truyền từ cha mẹ hoặc từ tổn thương võng mạc tích lũy trong suốt cuộc đời. Một số loại bệnh võng mạc phổ biến hơn các bệnh khác.
Chuối là một trong những loại thực phẩm có lợi ích dinh dưỡng đáng kể. Vậy khi ăn chuối luộc có tác dụng gì?
Nhiễm ký sinh trùng có thể dẫn đến một loạt các vấn đề sức khỏe như các triệu chứng về tiêu hóa không rõ nguyên nhân, ngứa, thiếu máu, đau cơ và khớp, ăn không thấy no,… Cùng tìm hiểu về 10 dấu hiệu cho thấy có thể bạn đang nhiễm ký sinh trùng qua bài viết sau đây!
Nước dừa có thành phần dinh dưỡng đặc biệt và nhiều lợi ích cho sức khỏe như cung cấp chất điện giải, giúp hạ huyết áp... Đây là lý do nước dừa ngày càng trở thành lựa chọn phổ biến của nhiều người.