Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Nôn trớ ở trẻ nhỏ

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có xu hướng dễ bị trớ một chút sữa trong và sau khi bú. Có bé thỉnh thoảng mới trớ nhưng cũng có bé trớ trong tất cả các lần ăn.

1.Trớ

Trớ, còn được gọi là trào ngược dạ dày thực quản, xuất hiện khi cơ vòng thực quản đóng không kín. Hiện tượng này thường giảm khi bé lớn lên, và nói chung sẽ mất hoàn toàn khi bé 1 tuổi.

Cách khắc phục

Có thể giảm bớt lượng sữa chớ ra bằng cách: 
• Cho bé ăn trước khi bị đói quá mức. 
• Với trẻ bú bình, nên cho bú ít hơn một chút vì cho bú quá nhiều sẽ khiến tình trạng trớ trở nên tồi tệ hơn. Không nên để bé bú cạn bình sữa.
• Chọn loại núm vú có lỗ không lớn quá, không nhỏ quá. Lỗ lớn quá khiến sữa chảy quá nhanh, trong khi lỗ nhỏ quá khiến bé nuốt phải nhiều không khí.
• Giữ yên tĩnh khi cho bé bú, tránh các trò khiến bé sao nhãng. 
• Nới rộng tã bỉm để tránh tạo áp lực lên bụng của trẻ, lưu ý không chèn ép bụng của bé.
• Cho bé ợ hơi vài lần trong suốt cữ bú để loại bỏ một phần không khí trong dạ dày. Đừng bắt bé ngừng bú để kích thích ợ hơi, hãy chờ khi bé nghỉ giữa chừng để làm việc này.
• Bế bé ở tư thế thẳng đứng sau mỗi lần bú.

Khi nào cần đi khám bác sĩ?

Trớ thường là hiện tượng vô hại nhưng cũng có thể gây rắc rối nếu khiến bé tụt cân, gây nghẹt thở hoặc làm tổn thương thực quản do axit trào ngược. Nếu bé có một trong các biểu hiện sau thì cần đưa đi khám bác sĩ: 
• Xuất hiện các tia máu đỏ trong chất nôn
• Nghẹn hoặc ngạt thở do trớ 
• Tím tái do trớ 
• Sụt cân 
• Nôn hoặc nôn vọt 

Tư thế ngủ của trẻ 

Các bác sĩ khuyên bạn nên đặt bé nằm ngửa khi ngủ bởi tư thế này làm giảm nguy cơ đột tử sơ sinh. Cha mẹ có con hay bị trớ thường lo lắng khi đặt bé ngủ ở tư thế nằm ngửa, tuy nhiên nghiên cứu cho thấy tỷ lệ ngạt không hề gia tăng ở trẻ sơ sinh nằm ngửa khi ngủ.

2. Nôn

Nôn mạnh hơn so với trớ, và lượng sữa trào ra cũng nhiều hơn, không còn là vài thìa sữa đọng trong dạ dày nữa. Nôn có thể là biểu hiện của nhiễm trùng virus ở dạ dày, phản ứng với đồ ăn hay các rắc rối khác ở dạ dày-ruột.

Xử trí

Nếu bé nôn khi ăn thì điều đầu tiên cần làm là cho ăn với lượng nhỏ hơn. Trẻ bú mẹ cần giảm thời lượng mỗi cữ bú và tăng số lần bú mỗi ngày. Có thể phải thay thế tạm thời sữa mẹ hoặc sữa công thức bằng dung dịch điện giải Oresol. 
Cho bé uống dung dịch điện giải trong 8 tiếng sau khi ngừng nôn. 
• Uống lượng nhỏ và thường xuyên: khoảng 5 ml (một thìa cà phê) Oresol mỗi 5 phút, tương đương 60ml/h. 
• Nếu sau 4 giờ bé không nôn thêm, hãy tăng gấp đôi lượng Oresol mỗi giờ. 
• Nếu lúc này bé vẫn nôn thì hãy để dạ dày được nghỉ trong 1 giờ rồi lại bắt đầu cho uống với lượng nhỏ hơn.

Khi nào cần đi khám bác sĩ ? 

Ở trẻ bị nhiễm trùng do virus, nôn thường đi kèm tiêu chảy. Sự xuất hiện của dịch mật xanh trong chất nôn có thể là dấu hiệu của tắc ruột, cần được xử lý cấp cứu. 
Đưa bé đi khám bác sĩ ngay nếu:
• Nôn quá nhiều
• Nôn ra dịch mật xanh hoặc máu
• Nôn kèm tiêu chảy.

Liên hệ ngay với bác sĩ nếu trẻ sơ sinh có biểu hiện mất nước như môi khô, da khô, tiểu tiện ít (thay tã dưới 6 lần mỗi ngày), mắt trũng, thóp trũng.

3. Nôn vọt

Nôn vọt là hiện tượng chất nôn trào mạnh ra ngoài miệng trẻ. Nếu bé có biểu hiện nôn vọt, nên liên hệ sớm với bác sĩ. Đây có thể là dấu hiệu của hẹp phì đại môn vị, dạng bệnh lý bẩm sinh khá phổ biến ở trẻ nhỏ.

Môn vị là phần dạ dạy nối liền với tá tràng. Hẹp môn vị xuất hiện khi lớp cơ môn vị dày lên, làm lòng môn vị hẹp lại, ngăn không cho thức ăn và dịch vị trong dạ dày đi vào ruột non. Bệnh cần được xử lý bằng phẫu thuật. 

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Biện pháp khắc phục nôn và buồn nôn ở trẻ nhỏ

Bác sĩ Trần Thu Thủy - Theo Bệnh viện Nhi TW
Bình luận
Tin mới
  • 02/05/2024

    8 lợi ích tuyệt vời của đi bộ thể dục

    Đi bộ không chỉ là hình thức tập thể dục đơn giản mà hầu hết mọi người đều có thể thực hiện mà còn là một hoạt động đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe tổng thể. Dưới đây là 10 lý do khiến bạn muốn bắt đầu ngay hay tiếp tục duy trì hoạt động lành mạnh này:

  • 02/05/2024

    Giảm nguy cơ sa sút trí tuệ khi về già nhờ 8 thói quen lành mạnh

    Chứng sa sút trí tuệ và bệnh Alzheimer hiện chưa có biện pháp điều trị. Tuy nhiên, bạn có thể thực hiện thói quen sinh hoạt lành mạnh ngay từ sớm để giảm nguy cơ suy giảm chức năng nhận thức khi về già.

  • 01/05/2024

    5 sai lầm phổ biến khi tắm gây hại cho làn da

    Tắm là nhu cầu vệ sinh cơ bản và cần thiết của mỗi con người. Nhưng nhiều người trong chúng ta khi tắm thường mắc phải một số sai lầm dẫn đến tác hại không hề nhỏ đối với sức khỏe làn da.

  • 01/05/2024

    Tiêu chí lựa chọn dầu ăn tốt cho sức khỏe

    Dầu ăn là nguyên liệu quen thuộc trong căn bếp của mỗi gia đình. Khi nấu ăn với dầu hàng ngày, bạn nên lựa chọn dầu ăn đáp ứng được các tiêu chí tốt cho sức khỏe.

  • 01/05/2024

    Những nguy hiểm của thừa cân có thể bạn không biết

    Thừa cân là một vấn đề ngày càng phổ biến trong xã hội hiện đại ngày nay do mất cân bằng dinh dưỡng và lối sống ít vận động, thiếu khoa học. Vấn đề này đang làm suy giảm sự tự tin và đẩy con người ta tiến gần hơn đến các nguy cơ nghiêm trọng đối với sức khỏe.

  • 01/05/2024

    5 dấu hiệu cảnh báo bệnh đái tháo đường bạn nên biết

    Đái tháo đường là căn bệnh phổ biến và đang có xu hướng trẻ hóa. Nhận biết sớm các dấu hiệu cảnh báo bệnh có vai trò quan trọng trong việc điều trị.

  • 30/04/2024

    Sử dụng đồ uống có cồn khi mắc tăng huyết áp cần lưu ý gì?

    Sử dụng đồ uống có cồn là việc khó tránh khỏi khi tham gia các bữa tiệc xã giao. Tuy nhiên, với người bệnh tăng huyết áp, cần uống rượu bia thế nào để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe tim mạch?

  • 30/04/2024

    Làm sao phòng ngừa suy tim khi có nguy cơ cao mắc bệnh?

    Mới đây, các nhà khoa học Anh đã nghiên cứu một xét nghiệm máu mới có thể giúp xác định những người có nguy cơ tử vong cao nếu mắc bệnh suy tim. Vậy nếu là người có nguy cơ cao mắc bệnh, bạn có thể làm gì để phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm này?

Xem thêm