Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Nội dung cuộc phỏng vấn Ông Kohei Toda- Chuyên gia tiêm chủng của Tổ chức Y tế thế giới về sử dụng vắc xin Quinvaxem

Câu 1: Thưa ông, hiện nay trên thế giới có bao nhiêu nước sử dụng vắc xin Quinvaxem hoặc vắc xin có thành phần ho gà tương tự như vắc xin Quinvaxem trong tiêm chủng mở rộng?

Ông Kohei Toda

Hiện nay, vắc xin Quinvaxem đã được sử dụng tại 94 nước trên toàn thế giới với số lượng khoảng 449 triệu liều. Tại khu vực Đông Nam Á, vắc xin này được sử dụng cho các nước Thái Lan, Philipin, Cam pu chia, Lào và Việt Nam. Ngoài Quinvaxem, các vắc xin có chứa thành phần ho gà toàn tế bào cũng được sử dụng rộng rãi tại 131 nước trên thế giới.

Câu 2. Xin ông cho biết đánh giá của WHO về chất lượng của vắc xin Quinvaxem?

Vắc xin Quinvaxem đã được Tổ chức Y tế thế giới tiền thẩm định về chất lượng vào năm 2006. Từ năm 2010 đến nay,Việt Nam đã sử dụng khoảng 24,9 triệu liều. Trong quá trình sử dụng đã ghi nhận một số trường hợp tai biến nặng sau tiêm chủng. Tất cả các trường hợp tai biến nặng nêu trên đều được tiến hành điều tra, báo cáo kịp thời. Các Hội đồng tư vấn chuyên môn đánh giá tai biến trong quá trình sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế cấp tỉnh đã xem xét từng trường hợp và quy trình tiêm chủng theo quy định của Bộ Y tế.

Công tác điều tra, đánh giá, kết luận nguyên nhân các trường hợp tai biến nặng sau tiêm chủng đã được thực hiện minh bạch. Việc đánh giá tai biến nặng sau tiêm chủng đã được cải thiện với độ nhạy tăng, kèm theo nhiều trường hợp được báo cáo hơn trong những năm gần đây. Tỷ lệ tai biến nặng liên quan đến vắc xin Bạch hầu - Ho gà (toàn tế bào) - Uốn ván  đến nay là 4,5/1 triệu liều vắc xin sử dụng trong khi tỉ lệ theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới là 1- 20/1 triệu liều). Tỷ lệ trẻ tử vong sau tiêm vắc xin Quinvaxem không tăng so với các năm trước. Các trường hợp tử vong này chủ yếu do trùnghợp ngẫu nhiên với bệnh lý khác.

Câu 3: Tổ chức Y tế khuyến cáo như thế nào đối với việc sử dụng vắc xin Quinvaxem tại Việt Nam?

Như chúng ta đã biết, thời gian gần đây đã ghi nhận một số ca mắc bệnh ho gà ở Việt Nam và xảy ra ổ dịch bạch hầu ở một số nước láng giềng. Quinvaxem là vắc xin cần thiết để phòng chống các bệnh trong tiêm chủng mở rộng ở trẻ em. Tổ chức Y tế thế giới vẫn khuyến cáo sử dụng vắc xin có thành phần ho gà toàn tế bào để tạo miễn dịch phòng bệnh tốt hơn.Vắc xin Quinvaxem là vắc xin an toàn hiệu quả có chất lượng tốt và chi phí hợp lý theo kết quả tiền thẩm định của WHO.

 Tất cả các bà mẹ cần lưu ý thực hiện theo đúng hướng dẫn của cán bộ y tế và tiếp tục đưa trẻ đi tiêm chủng đúng lịch, không chậm trễ. WHO sẽ tiếp tục hỗ trợ kỹ thuật cho Việt Nam để đảm bảo việc sử dụng vắc xin an toàn.

Theo Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế
Bình luận
Tin mới
  • 26/04/2024

    Nguyên nhân gây ngứa đa xơ cứng và cách điều trị

    Các rối loạn về giác quan, bao gồm cả cảm giác ngứa, có thể xảy ra trong bệnh đa xơ cứng. Đôi khi, những cảm giác này có thể là dấu hiệu sớm của bệnh.

  • 26/04/2024

    5 loại thực phẩm không nên ăn cùng chuối

    Mặc dù chuối là một loại trái cây giàu dinh dưỡng nhưng theo y học cổ truyền Ấn Độ, sự kết hợp chuối và một số thực phẩm sẽ gây khó chịu cho hệ tiêu hóa đối với một nhóm người.

  • 26/04/2024

    Chế độ ăn cho người bị nhiễm vi khuẩn HP

    Cùng với tuân thủ điều trị theo chỉ định của bác sĩ, chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa loét dạ dày do nhiễm vi khuẩn HP.

  • 26/04/2024

    Tại sao cần tiêm vaccine phòng uốn ván?

    Uốn ván là một căn bệnh nghiêm trọng, ảnh hưởng đến cơ và dây thần kinh của cơ thể nhưng có thể phòng ngừa được. Nó thường gây co thắt, tạo cảm giác đau đớn và cứng cơ hàm. Uốn ván là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng có thể đe dọa tính mạng và dễ dàng phòng ngừa bằng tiêm chủng. Nguyên nhân là do độc tố được tạo ra bởi bào tử của vi khuẩn Clostridium tetani. Những vi khuẩn này sống trong môi trường, bao gồm cả trong đất, bụi và phân động vật.

  • 26/04/2024

    Vì sao da đầu đổ nhiều mồ hôi và cách cải thiện?

    Da đầu đổ nhiều mồ hôi khiến tóc bết, khó chịu, ngứa ngáy và tăng nguy cơ các bệnh về da. Tìm hiểu nguyên nhân tình trạng nhiều mồ hôi da đầu cũng như cách khắc phục tại nhà.

  • 26/04/2024

    Nguyên nhân khiến da mỏng hơn

    Làn da mỏng manh là làn da dễ bị nẻ và tổn thương. Đó là một vấn đề phổ biến ở người lớn tuổi. Khi bạn già đi, các lớp da của bạn sẽ mỏng đi và trở nên mỏng manh hơn. Tuy nhiên, có một số yếu tố khác ảnh hưởng đến độ dày của da. Ngay cả những rối loạn và việc sử dụng thuốc cũng có thể góp phần làm mỏng da.

  • 25/04/2024

    10 mẹo để loại bỏ nếp nhăn biểu cảm

    Nếp nhăn biểu cảm là những đường nhăn trên khuôn mặt xuất hiện khi chúng ta cử động cơ mặt. Chúng thường xuất hiện ở những vùng da mỏng manh như trán, giữa hai lông mày và xung quanh mắt và miệng.

  • 25/04/2024

    Dấu hiệu cho thấy cơ thể đang thiếu hụt protein

    Protein là một chất dinh dưỡng rất quan trọng đối với sức khỏe. Khi cơ thể thiếu hụt protein sẽ xuất hiện một số dấu hiệu cảnh báo..

Xem thêm