Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Những yếu tố gây ra tóc bạc

Tóc bạc mặc dù là hiện tượng tự nhiên đi kèm quá trình lão hoá ở hầu hết mọi người nhưng thực tế là có nhiều yếu tố nguy cơ khiến tóc bạc nhanh hơn.

Khi tóc chuyển sang màu bạc, đó là sự suy giảm dần dần của các tế bào sắc tố trong nang tóc. Màu sắc tự nhiên của tóc chúng ta đến từ melanin - một sắc tố được sản xuất bởi các tế bào chuyên biệt gọi là tế bào hắc tố. Những tế bào này truyền melanin vào tế bào tóc, xác định màu tóc tự nhiên của tóc như vàng, nâu, đen hay đỏ.

Khi chúng ta già đi, các tế bào hắc tố bắt đầu sản xuất ít melanin hơn khiến sắc tố tóc giảm dần. Theo thời gian, một số nang tóc ngừng sản xuất melanin hoàn toàn, dẫn đến sự phát triển của tóc bạc hoặc trắng.

Dưới đây là một số yếu tố ảnh hưởng gây ra tóc bạc ở chúng ta:

1. Di truyền

Những yếu tố gây ra tóc bạc - Ảnh 1.

(Ảnh: iStock)

Cấu trúc di truyền ảnh hưởng đáng kể đến thời điểm tóc bạn có thể bắt đầu bạc. Thời gian và tốc độ của quá trình gây ra tóc bạc phần lớn được quyết định bởi di truyền. Điều này có nghĩa là nếu gia đình bạn bị tóc bạc sớm thì khả năng cao là bạn cũng vậy.

Một số gen chịu trách nhiệm điều chỉnh việc sản xuất melanin. Các biến thể trong gen này có thể ảnh hưởng đến số lượng melanin do cơ thể bạn sản xuất và tốc độ suy giảm tế bào sắc tố trong nang lông theo thời gian. Về cơ bản, gen di truyền là yếu tố chính quyết định tới tình trạng bạc tóc của bạn.

2. Căng thẳng

Mặc dù căng thẳng không trực tiếp gây ra tóc bạc nhưng có mối tương quan giữa căng thẳng mãn tính và tóc bạc sớm. Cơ chế chính xác hiện vẫn chưa được tìm hiểu rõ ràng nhưng căng thẳng kéo dài có thể ảnh hưởng tới cơ thể theo nhiều cách khác nhau, bao gồm cả việc đẩy nhanh quá trình bạc tóc.

Khi căng thẳng, cơ thể sẽ giải phóng các hormone như cortisol. Loại hormone này khi được sản xuất quá mức trong thời gian dài có thể ảnh hưởng đến các chức năng bình thường của cơ thể. Một số nghiên cứu cho thấy căng thẳng có thể phá vỡ các tế bào gốc melanocyte có vai trò sản xuất sắc tố tóc. Sự gián đoạn này có thể làm giảm khả năng sản xuất melanin, gây ra tình trạng tóc bạc sớm.

Ngoài ra, nếu có thể kiểm soát mức độ căng thẳng bằng lối sống lành mạnh và thực hành chánh niệm, một số người cũng có thể làm chậm quá trình bạc tóc.

3. Hút thuốc lá

Hút thuốc ảnh hưởng tới quá trình lão hoá sớm và điều này bao gồm cả tình trạng khiến tóc bạc sớm hơn. Các hoá chất trong thuốc lá và chất độc mà chúng thải ra có thể gây hại cho cơ thể, bao gồm cả nang lông và việc sản xuất melanin.

Các thành phần có hại trong khói thuốc có khả năng gây ra stress oxy hoá, làm tổn thương các tế bào, phá vỡ hoạt động bình thường của tế bào hắc tố. Điều này dẫn tới giảm sản xuất melanin và khiến tóc bạc sớm.

4. Thiếu hụt dinh dưỡng

Những yếu tố gây ra tóc bạc - Ảnh 2.

(Ảnh: iStock)

Duy trì một chế độ ăn cân bằng, giàu dinh dưỡng thiết yếu là điều quan trọng đối với sức khoẻ tổng thể, bao gồm cả sức khoẻ của mái tóc. Một số chất dinh dưỡng đóng vai trò thiết yếu trong việc sản xuất melanin tạo nên màu tóc. 

Ví dụ, sự thiếu hụt của vitamin B12, D và E cũng như các khoáng chất đồng, sắt có thể ảnh hưởng tới việc sản xuất melanin và sức khoẻ tổng thể của tóc. Khi cơ thể thiếu các chất này, nó có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ và chức năng của nang tóc, dẫn tới sự thay đổi màu tóc.

Tuy nhiên, điều quan trọng cần lưu ý là mặc dù sự thiếu hụt dinh dưỡng có thể ảnh hưởng tới sức khoẻ của tóc nhưng di truyền, tuổi tác và các yếu tố khác cũng góp phần đáng kể vào quá trình bạc tóc tự nhiên. Sự thiếu hụt dinh dưỡng có thể đẩy nhanh quá trình này trong một số trường hợp nhưng nó không phải nguyên nhân chính duy nhất dẫn tới tóc bạc.

5. Bệnh lý

Một số bệnh lý thường ảnh hưởng tới sức khoẻ tổng thể và có thể ảnh hưởng tới sắc tố của tóc, ví dụ như bệnh bạch biến, rối loạn tự miễn dịch, rối loạn tuyến giáp...

Mặc dù những tình trạng bệnh lý này có thể góp phần gây ra tình trạng tóc bạc sớm nhưng điều cần thiết là phải tham khảo ý kiến của chuyên gia chăm sóc sức khỏe để được chẩn đoán và điều trị thích hợp. Giải quyết tình trạng bệnh lý tiềm ẩn có thể giúp kiểm soát hoặc làm chậm quá trình bạc tóc sớm trong một số trường hợp.

6. Tiếp xúc với chất ô nhiễm

Các chất ô nhiễm như khí thải xe cộ, chất ô nhiễm công nghiệp, kim loại nặng và một số hóa chất có thể tạo ra stress oxy hóa trong cơ thể và làm hỏng các tế bào hắc tố. Việc tiếp xúc kéo dài với các chất ô nhiễm này có thể cản trở khả năng sản xuất melanin của tế bào. Kết quả là tóc có thể bạc sớm hoặc mất đi sắc tố tự nhiên.

Bạn có thể giảm thiểu tiếp xúc với các chất ô nhiễm thông qua thay đổi lối sống, giảm tiếp xúc với khói thuốc lá và sống trong môi trường ít ô nhiễm hơn. Điều này sẽ giúp hỗ trợ sức khỏe tổng thể của tóc và có khả năng làm chậm quá trình bạc sớm.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Bổ sung vitamin gì để ngừa bạc tóc?

Mai Linh - Theo vtv.vn
Bình luận
Tin mới
  • 05/05/2024

    6 tình trạng sức khỏe nguy hiểm liên quan đến nắng nóng

    Khi thời tiết nắng nóng, nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến nhiệt sẽ tăng lên. Nếu không được điều trị nhanh chóng, có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Vậy có phòng ngừa được không?

  • 05/05/2024

    5 biện pháp giảm nồng độ axit uric hiệu quả

    Axit uric là một chất thải tự nhiên được hình thành do sự phân hủy của thực phẩm có chứa purin chúng ta ăn hàng ngày. Sự tích tụ quá mức có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe như bệnh gout và sỏi thận...

  • 05/05/2024

    Top thực phẩm "giải nhiệt" mùa nắng nóng

    Trong mùa hè nắng nóng "khốc liệt", làm mát cơ thể là điều rất quan trọng. Những thực phẩm sau sẽ giải nhiệt cơ thể, tăng cường hệ miễn dịch và giúp bạn khỏe mạnh hơn trong ngày hè.

  • 05/05/2024

    Bệnh Brucellosis

    Brucellosis là một bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn lây lan từ động vật sang người. Bạn có thể mắc bệnh brucellosis nếu bạn tiêu thụ sữa, pho mát hoặc các sản phẩm từ sữa khác chưa tiệt trùng từ động vật bị nhiễm bệnh.

  • 04/05/2024

    Bệnh gout có cần tránh ăn cá?

    Người bệnh gout thường được khuyên không nên ăn thực phẩm chứa nhiều purine - hợp chất hóa học có trong các tế bào của cơ thể và trong nhiều loại thực phẩm, trong đó có các loại cá, để phòng ngừa tái phát cơn gout cấp. Nhưng có cần tránh ăn cá hoàn toàn?

  • 04/05/2024

    Giảm cân cấp tốc: Coi chừng loãng xương

    Quá trình giảm cân đem lại nhiều lợi ích với sức khỏe tổng thể, nhưng có thể làm suy giảm mật độ xương. Đặc biệt, giảm cân cấp tốc với chế độ ăn kiêng kham khổ khiến nhiều người đối mặt với nguy cơ loãng xương cao.

  • 04/05/2024

    Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên ăn uống như thế nào

    Một trong những nguyên nhân chủ yếu gây rối loạn tiêu hóa là do chế độ ăn uống không hợp lý. Chính vì vậy, điều chỉnh chế độ ăn uống có vai trò quan trọng trong phòng ngừa và điều trị rối loạn tiêu hóa ở trẻ em.

  • 04/05/2024

    Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây rụng tóc nội tiết tố androgen

    Tóc mỏng đi, phần trán rộng ra hoặc mảng hói ngày càng phát triển hơn, đó có thể là những dấu hiệu của tình trạng rụng tóc nội tiết tố androgen. Rụng tóc do nội tiết tố androgen, còn được gọi là hói đầu, là loại rụng tóc phổ biến nhất.

Xem thêm