Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Những việc học sinh cần làm tại nhà để phòng, chống dịch COVID-19

Do diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, một số tỉnh, thành trên cả nước đã quyết định cho học sinh các cấp nghỉ học để đảm bảo công tác phòng, chống dịch. Bộ Y tế đưa ra khuyến cáo đối với đối tượng này trong thời gian sinh hoạt tại nhà để ngăn ngừa lây nhiễm.

Những việc học sinh cần làm tại nhà để phòng, chống dịch COVID-19

Học sinh cần thực hiện nghiêm các hướng dẫn của ngành y tế để phòng, chống dịch COVID-19

 

Tính đến sáng ngày 2/2, có 28 tỉnh, thành trên cả nước cho học sinh nghỉ học sớm một tuần so với lịch nghỉ Tết Nguyên đán Tân Sửu đã thông báo từ trước, do ảnh hưởng của COVID-19. Thời gian đi học trở lại là sau kỳ nghỉ Tết hoặc đến khi có thông báo mới.

Các tỉnh, thành cho học sinh nghỉ học để đảm bảo công tác phòng, chống dịch

Trước đó ngày 30/1, Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu nhà trường chuẩn bị phương án, chủ động dạy học trực tuyến phù hợp với điều kiện thực tế nhằm thực hiện mục tiêu kép vừa đảm bảo an toàn cho học sinh, giáo viên; vừa hoàn thành kế hoạch năm học 2020-2021.

Trong thời gian nghỉ học, sinh hoạt tại nhà, Bộ Y tế khuyến cáo những việc học sinh cần làm hàng ngày để phòng tránh mắc COVID-19:

1. Súc miệng, họng bằng nước muối, nước súc miệng thường xuyên.

2. Giữ ấm cơ thể; Tập thể dục; ăn chín, uống chín.

3. Rửa tay với nước sạch và xà phòng thường xuyên (trước và sau khi ăn, sau khi đi vệ sinh, khi tay bẩn, sau khi đi chơi, đi học về nhà, sau khi tiếp xúc với vật nuôi).

4. Che mũi, miệng khi ho hoặc hắt hơi (tốt nhất bằng giấy lau sạch, khăn vải hoặc khăn tay, hoặc ống tay áo để làm giảm phát tán dịch tiết đường hô hấp). Vứt bỏ khăn, giấy che mũi, miệng vào thùng rác và rửa sạch tay.

5. Không đưa tay lên mắt, mũi, miệng.

6. Không khạc, nhổ bừa bãi.

7. Giữ nhà cửa sạch sẽ, thông thoáng, sử dụng quạt, không sử dụng điều hòa.

8. Tự theo dõi sức khỏe. Nếu có biểu hiện sốt, ho, khó thở, cần:

- Báo cho nhà trường.

- Nghỉ ở nhà để theo dõi sức khỏe.

- Gọi điện cho đường dây nóng Bộ Y tế (1900 9095) để được tư vấn. Đến cơ sở y tế để được khám, điều trị.

9. Tránh tiếp xúc với người bị sốt, ho, khó thở. Giữ khoảng cách trên 2 mét và đeo khẩu trang nếu phải tiếp xúc.

10. Tránh chỗ tập trung đông người, không tụ tập đông người.

Đối với trẻ mầm non, học sinh tiểu học, trung học cơ sở, phụ huynh hướng dẫn, giúp đỡ và nhắc nhở học sinh thực hiện.

Tham khảo thông tin tại bài viết: Tăng cường hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19, kịp thời ứng phó với các tình huống xảy ra

Phạm Quỳnh H+ (Tổng hợp) - Theo Healthplus
Bình luận
Tin mới
  • 04/07/2025

    Bổ sung creatine đúng cách để cải thiện sức khỏe

    Chế độ ăn uống lành mạnh không thể thiếu thực phẩm giàu creatine - hợp chất tự nhiên giúp cung cấp năng lượng cho cơ bắp, cải thiện hiệu suất tập luyện và sức khỏe não bộ.

  • 04/07/2025

    Tìm hiểu về các loại bệnh võng mạc

    Có rất nhiều loại bệnh võng mạc khác nhau. Những bệnh này có thể do gen di truyền từ cha mẹ hoặc từ tổn thương võng mạc tích lũy trong suốt cuộc đời. Một số loại bệnh võng mạc phổ biến hơn các bệnh khác.

  • 03/07/2025

    5 lợi ích tiềm năng khi ăn chuối luộc

    Chuối là một trong những loại thực phẩm có lợi ích dinh dưỡng đáng kể. Vậy khi ăn chuối luộc có tác dụng gì?

  • 03/07/2025

    10 dấu hiệu cho thấy có thể bạn đang nhiễm ký sinh trùng

    Nhiễm ký sinh trùng có thể dẫn đến một loạt các vấn đề sức khỏe như các triệu chứng về tiêu hóa không rõ nguyên nhân, ngứa, thiếu máu, đau cơ và khớp, ăn không thấy no,… Cùng tìm hiểu về 10 dấu hiệu cho thấy có thể bạn đang nhiễm ký sinh trùng qua bài viết sau đây!

  • 02/07/2025

    Lý do nước dừa là thức uống tự nhiên kỳ diệu

    Nước dừa có thành phần dinh dưỡng đặc biệt và nhiều lợi ích cho sức khỏe như cung cấp chất điện giải, giúp hạ huyết áp... Đây là lý do nước dừa ngày càng trở thành lựa chọn phổ biến của nhiều người.

  • 02/07/2025

    Tất tần tật về trà thảo mộc

    Dù là trà đen, trà xanh, trà trắng hay trà ô long, trà nóng hay trà đá đều có nguồn gốc từ cây trà, Camellia sinensis. Nhưng trà thảo mộc thì khác. Trà thảo mộc bắt nguồn từ việc ngâm nhiều loại hoa, lá hoặc gia vị trong nước nóng. Hầu hết các loại trà này đều không có caffeine. Bạn có thể bắt đầu bằng những túi trà làm sẵn hoặc ngâm các nguyên liệu rời và sau đó lọc bỏ bã.

  • 01/07/2025

    Sự thật về phương pháp thải độc bằng nước cốt chanh

    Nhiều người thực hiện thải độc cơ thể theo hướng dẫn truyền miệng và trên các nền tảng xã hội... và hiện nay đang dấy lên trào lưu thải độc bằng nước cốt chanh. Vậy sự thật về phương pháp thải độc này như thế nào?

  • 01/07/2025

    Cách sử dụng dầu dừa giúp làm dịu triệu chứng bệnh chàm

    Dầu dừa là một chất dưỡng ẩm tự nhiên. Nhiều người bị chàm nhận thấy dầu dừa có tác dụng làm dịu da và giảm các triệu chứng như khô và ngứa.

Xem thêm