Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Sử dụng bát đĩa làm từ Melamine có an toàn hay không?

Melamine là một hợp chất hóa học được nhiều nhà sản xuất sử dụng để tạo nên nhiều sản phẩm đồ gia dụng khác nhau, trong đó có bát đĩa. Tuy nhiên, nhiều người vẫn băn khoăn về việc sử dụng các vật dụng làm từ Melamine liệu có đảm bảo an toàn và không gây ra các vấn đề nguy hiểm cho sức khỏe hay không. Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Hợp chất Melamine có bản chất chứa gốc Nitơ – và là hợp chất nhân tạo và được sử dụng trong rất nhiều mục đích khác nhau, trong đó có các sản phẩm đồ gia dụng. Một số sản phẩm bằng Melamine có thể kể đến như:
  • Bàn nhựa
  • Bảng trắng
  • Dụng cụ nhà bếp (bát, đĩa, thìa, đũa...)
  • Các sản phẩm làm giấy

Melamine có an toàn không?

Có một khoảng thời gian chúng ta bắt gặp nhiều thông tin xung quanh việc sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc Melamine gây nhiều tác hại cho sức khỏe, thậm chí là ung thư. Tuy nhiên, theo các nhà khoa học, câu trả lời ngắn gọn cho câu hỏi Melamine có an toàn hay không đơn giản là CÓ, NÓ AN TOÀN.

Nguồn gốc của những lo ngại?

Trong quá trình chế tạo các đồ dùng từ Melamine, nhà sản xuất phải sử dụng mức nhiệt cao để tổng hợp và chế tạo thành phẩm. Khi sử dụng nhiệt cao, một lượng nhỏ Melamine có thể vẫn chưa hình thành khuôn sản phẩm hoàn toàn mà ở dạng tồn dư. Hoặc trong quá trình nấu ăn hàng ngày, với nhiệt độ cao từ thực phẩm, các sản phẩm từ Melamine có thể bị chảy và lẫn vào thực phẩm.

Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã tiến hành nhiều kiểm tra đánh giá độ an toàn của các sản phẩm làm từ Melamine bằng cách đo lượng Melamine rò rỉ vào thực phẩm khi sử dụng ở nhiệt độ cao. Theo đó, các loại thực phẩm có tính axit như nước cam có xu hướng có mức độ hòa lẫn lượng Melamine bị rò rỉ cao hơn so với các thực phẩm không chứa axit. Tuy nhiên, những kết quả đo lường cho thấy lượng rò rỉ là rất nhỏ - thấp hơn khoảng 250 lần so với con số được xác định là có thể gây ra độc hại cho cơ thể. FDA cũng đưa ra khẳng định rằng việc sử dụng các sản phẩm làm từ Melamine là hoàn toàn AN TOÀN.

FDA xây dựng mức chấp nhận được cho phép Melamine trong thực phẩm tiêu thụ hàng ngày ở mức 0,063 miligram/kg trọng lượng cơ thể. Tuy nhiên, FDA vẫn đưa ra các khuyến nghị nhằm giảm thiểu tối đa những yếu tố có hại, như không nên sử dụng các sản phẩm làm từ Melamine trong lò vi sóng (nếu không có chú thích SỬ DỤNG ĐƯỢC TRONG LÒ VI SÓNG ghi trên nhãn sản phẩm). Cac vật dụng nên sử dụng trong lò vi sóng là các sản phẩm làm từ gốm sứ và không nên chứa Melamine.

Tóm lại, bạn nên sử dụng đồ gốm sứ để quay thực phẩm trong lò vi sóng, rồi sử dụng thực phẩm trên bát đĩa làm từ Melamine, nhưng KHÔNG NÊN làm ngược lại.

Có khả năng ngộ độc Melamine từ đồ gia dụng không?

Một số nghiên cứu trên thế giới cũng đã đánh giá khả năng hấp thu và đào thải Melamine của cơ thể qua việc sử dụng đồ gia dụng làm từ Melamine. Theo một nghiên cứu trên 16 người trưởng thành bằng cách đo lượng Melamine trong nước tiểu trong 2 đến 12 giờ sau ăn phở nóng trên bát đĩa Melamine cho thấy, lượng chất này đạt đỉnh vào khoảng 4 đến 6 giờ đầu sau ăn. Tuy nhiên điều này còn phụ thuộc vào chất lượng các sản phẩm làm từ Melamine của từng đơn vị sản xuất khác nhau. Khả năng gây hại của hợp chất này vẫn cần được quan tâm và nghiên cứu đặc biệt trong thời gian tới, khi mà các nghiên cứu hiện tại về độc tố của chất hiện nay đa phần đều tiến hành trên động vật. Theo các chuyên gia, một số vấn đề có thể gặp phải nếu hấp thụ quá nhiều Melamine như các vấn đề về thận, sỏi thân, suy thận…  Tình trạng ngộ độc có thể gây ra các triệu chứng như tiểu ra máu, tăng huyết áp, thay đổi tính cách…

Các mối lo ngại đến từ sự kiện phát hiện Melamine trong sữa tại Trung Quốc năm 2008 gây độc trên trẻ em.

Một số trường hợp ô nhiễm Melamine – loại trừ nguyên nhân đến từ sử dụng các sản phẩm gia dụng làm từ chất này cũng được báo cáo. Năm 2008, chính quyền Trung Quốc đã đưa ra thông tin về việc trẻ sơ sinh bị ốm do phơi nhiễm quá nhiều với hợp chất này đến từ việc sử dụng sữa công thức có chứa Melamien một cách bất hợp pháp. Theo đó, các nhà sản xuất đã thêm Melamine nhằm mục đích tăng lượng Protein trong sữa một cách giả tạo. Một sự việc khác xảy ra vào năm 2007 tại Mỹ khi thức ăn cho chó có nguồn gốc Trung Quốc có chứa Melamine đã chết hơn 1000 thú nuôi trong gia đình. Điều này dẫn đến việc thu hồi hơn 60 triệu sản phẩm thức ăn cho chó.

Về nguyên tắc, FDA không cho phép sử dụng Melamine với mục đích dù là làm chất phụ gia cho thực phẩm hay làm phân bón hoặc thuốc trừ sâu. Do vậy, việc Melamine xuất hiện trong thực phẩm là hoàn toàn phi pháp và gây nguy hại cho đối tượng sử dụng.

Tổng kết

Melamine là một hợp chất được sử dụng làm đồ gia dụng như bát đĩa trong gia đình. Theo các chuyên gia, việc sử dụng Melamine là hoàn toàn an toàn, và bạn có thể sử dụng chúng hàng ngày. Một số lưu ý khi sử dụng các sản phẩm làm từ Melamine là bạn không nên dùng chúng trong lò vi sóng mà thay vào đó, bạn nên sử dụng đồ bằng gốm sứ, thủy tinh…

Những lo lắng đến từ sản phẩm Melamine đến từ các trường hợp bổ sung bất hợp pháp của chất này trong thực phẩm hàng ngày. Đối với việc sử dụng thông qua các vật dụng, bạn có thể hoàn toàn yên tâm khi chúng không đủ để gây hại cho sức khỏe bản thân và gia đình.

Tham khảo thêm thông tin tại: Chảo chống dính có an toàn không?

 

Bình luận
Tin mới
  • 04/04/2025

    Ăn sáng bằng trái cây để giảm cân, lợi hại thế nào?

    Bữa sáng bằng trái cây được nhiều người lựa chọn khi muốn giảm cân vì giàu vitamin, chất xơ và ít calo. Tuy nhiên, chỉ ăn trái cây vào buổi sáng có thực sự tốt cho sức khỏe và hỗ trợ giảm cân hiệu quả?

  • 04/04/2025

    Làm thế nào để cải thiện lưu thông máu của bạn?

    Khi chân tay không nhận đủ máu, tay hoặc chân của bạn có thể cảm thấy lạnh hoặc tê. Nếu bạn có làn da sáng, chân của bạn có thể chuyển sang màu xanh. Lưu thông máu kém cũng có thể làm khô da, khiến móng tay giòn và khiến tóc rụng, đặc biệt là ở chân và bàn chân. Một số nam giới có thể gặp khó khăn trong việc cương cứng hoặc duy trì sự cương cứng. Và nếu bạn bị tiểu đường, vết trầy xước, vết loét hoặc vết thương của bạn có xu hướng lành chậm hơn. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn một số mẹo để cải thiện lưu thông máu.

  • 03/04/2025

    Ăn gì cho đẹp da, khắc phục da sần sùi do vảy nến?

    Người bị vảy nến nên bổ sung các loại thực phẩm chống viêm, giàu vitamin đồng thời hạn chế những thực phẩm có khả năng khiến bệnh phát triển, góp phần kiểm soát tốt bệnh và giúp làn da đẹp mịn màng hơn.

  • 03/04/2025

    Đẻ mắc vai hay dấu hiệu “con rùa” trong sản khoa

    Đẻ mắc vai hay còn gọi là dấu hiệu “con rùa” - là tình trạng xảy ra khi một hoặc cả hai vai của em bé bị kẹt trong quá trình sinh thường. Không có dấu hiệu báo trước và không có cách nào để ngăn ngừa tình trạng này xảy ra. Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể bao gồm việc em bé quá lớn, xương chậu của mẹ nhỏ hoặc đỡ đẻ sai tư thế. Tình trạng này có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng bao gồm cả chấn thương thần kinh cho em bé. Cùng đọc bài viết sau để hiểu thêm về tình trạng này!

  • 02/04/2025

    Nâng cao tầm vóc Việt

    Tầm vóc không chỉ là thước đo chiều cao đơn thuần mà còn phản ánh sức khỏe và sự phát triển toàn diện của một dân tộc. Tuy nhiên, thực trạng chiều cao của người Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế so với bạn bè quốc tế

  • 01/04/2025

    Tăng cường miễn dịch cho trẻ mùa xuân

    Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.

  • 01/04/2025

    Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ: Hiểu đúng và đồng hành cùng người tự kỷ

    Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).

  • 31/03/2025

    Chăm sóc da cho bé vào mùa xuân: Mẹo nhỏ cho mẹ

    Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.

Xem thêm