Thường khi mọi người thăm dò về độ an toàn của chảo chống dính, mọi người thường nói về Teflon hay còn gọi là polytertrafluoroethylene (PTFE). Đây là một chất nhựa trong suốt được sử dụng để phủ lên chảo và ấm kim loại, giống như phủ lên một lớp sáp cho đồ vật, dễ dàng lau chùi bề mặt và hàng nhiều thập kỷ nay các nhà khoa học vẫn còn tranh cãi về độ an toàn của nó.
Mọi chuyên gia đều đồng ý với việc bản thân Teflon không phải là vấn đề, chúng không độc. Thậm chí nếu bạn có nhỡ nuốt một cục nhỏ, nó cũng sẽ được đào thải ngay. Nhưng một số chuyên gia lo ngại rằng điều gì sẽ xảy ra khi Teflon được đun ở nhiệt độ cao. Khi chảo quá nóng, đó là lúc PTFE bắt đầu tan rã. Giống như Teflon bị phá vỡ, chúng giải phóng ra một loạt các khí độc. Một ví dụ hiếm gặp, là hít phải mùi của những hóa chất này có thể gây bệnh sốt mùi polymer, được đặc trưng bởi những triệu chứng như sốt cao, mệt mỏi và khó thở. Những loại khí này cũng khiến chim bị chết khi người ta thấy rằng bóng đèn phủ Teflon đã quét sạch các chuồng gia súc. Mối quan tâm đặc biệt cũng dành cho perfluorooctanoic acid (PFOA), một trong những hóa chất được giải phóng khi chảo Teflon được đun nóng. Tiếp xúc lâu với chất này có liên liên quan đến một loạt các bệnh từ ung thư cho đến bệnh tuyến giáp.
Không phải tất cả các nhà khoa học đều nghĩ rằng con người cần lo lắng về những chiếc chảo chống dính. Một số đã chỉ ra rằng không có nghiên cứu nào phân tích cụ thể về những tác động dài hạn của việc sử dụng chảo Teflon đến con người. Thay vào đó những nghiên cứu chỉ tập chung vào tác động đến sức khỏe của những sản phẩm phụ của Teflon như PFOA, rất nhiều dữ liệu và những độc tố này đến từ những trường hợp tiếp xúc với các yếu tố môi trường nước uống hoặc trong nhà máy nơi nồng độ tiếp xúc cao hơn rất nhiều lần so với việc chúng ta sử dụng chả chống dính. Nói chung chảo chống dính không phải là mối nguy hại.
Một số nhà nghiên cứu tranh luận về việc do chúng ta nấu ăn chưa ở nhiệt độ đủ cao để những phản ứng hóa học diễn ra. Nếu bạn đun trong một giờ với nhiệt độ cực cao, Teflon sẽ bị phân hủy. Nhưng đều đó cũng đồng nghĩa là sẽ gây ra tiếng chuông báo cháy trong nhà.
Tuy nhiên nghiên cứu cũng chỉ ra rằng chảo có thể đạt được nhiệt độ đủ cao để phân hủy Teflon. Một nhóm các nhà nghiên cứu đến từ Canada đã chỉ ra rằng, Teflon bị phân hủy ở 360 độ C. Trong hoàn cảnh, chảo có thể đạt được đến 3990C, nếu bật bếp 8 phút ở nhiệt độ cao nhất của bếp. Còn ở nhiệt độ thấp thì theo như một nghiên cứu. Teflon vẫn có thể phân giải theo thời gian. Nếu bạn thường làm nóng chảo ở 260 độ C, nhiệt độ để áp chảo, thì vòng đời của chảo chỉ khoảng 2,3 năm.
Năm 2015, PFOA đã bị dừng sản xuất ở Mỹ nhưng chất này vẫn được sử dụng ở Trung Quốc. Tuy nhiên, lớp phủ PTFE vẫn có thể tạo ra PFOA khi chúng bị phân hủy;
Chăm sóc chiếc chảo cẩn thận có thể giúp an toàn với sức khỏe của bạn. Chú ý đến việc sử dụng chảo ở nhiệt độ vừa phải, đừng sử dụng những vật dụng làm xước chảo.
Trong một số trường hợp chúng ta không nên sử dụng chảo phủ Teflon, đặc biệt là phụ nữ mang thai, cho con bú và có trẻ nhỏ. PFOA nói chung liên quan đến nhiều vấn đề phát triển của trẻ nhỏ. Bởi các hóa chất được coi là làm gián đoạn nội tiết, liên quan đến béo phì, tiểu đường, giảm chất lượng tinh trùng, kinh nguyệt bất thường.
Chúng ta vẫn còn có những sự lựa chọn khác như chảo nhôm anod (bảo vệ khỏi sự xói mòn và bị xước) và ceramic chống dính một cách hoàn toàn nhưng không gây độc. Nếu biết cách sử dụng thì chảo gang cũng là một loại chảo tốt và đồng thời cũng bổ sung một ít sắt cho cơ thể bạn. Còn nếu như bạn không có sự lựa chọn nào khác ngoài việc dùng chảo chống chính thì có lẽ hãy cố gắng đừng làm xước chảo.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Sai lầm biến đồ dùng nhà bếp trở thành 'sát thủ'
Đau thắt lưng là một trải nghiệm phổ biến đối với nhiều người. Nó thường có thể dẫn đến đau, ngứa ran hoặc tê ở phần thân dưới. Có nhiều nguyên nhân gây đau thắt lưng, phổ biến nhất bao gồm căng cơ, tư thế xấu và tuổi tác.
Mùa hè đến mang theo cái nắng gay gắt, đặc biệt tại Việt Nam – nơi khí hậu nhiệt đới khiến bức xạ tia cực tím (UV) đạt mức cao trong nhiều tháng. Đối với thanh thiếu niên lứa tuổi năng động, thường xuyên tham gia các hoạt động ngoài trời như thể thao, dã ngoại hay đi học việc bảo vệ làn da và sức khỏe trước tia UV là vô cùng cần thiết.
Một nghiên cứu mới đã tìm hiểu cách thức sucralose, một chất tạo ngọt không calo, ảnh hưởng đến các tín hiệu não bộ liên quan đến cảm giác đói.
Việc ai đó thể hiện tình cảm với bạn có thể khiến bạn cảm thấy vui vẻ và phấn khích khi bạn đang trong giai đoạn đầu của một mối quan hệ mới. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải phân biệt sự mới lạ của một mối quan hệ mới với các hành vi thái quá.
Trong cuộc sống hiện đại, khi thời gian dành cho gia đình ngày càng bị thu hẹp bởi công việc và các thiết bị điện tử, việc tìm kiếm một hoạt động vừa tốt cho sức khỏe vừa giúp gắn kết tình cảm cha con trở nên cần thiết hơn bao giờ hết.
Những ngày hè đầy nắng là thời điểm lý tưởng để đưa trẻ ra ngoài chơi, đi biển, cắm trại, picnic,... Tuy nhiên, dành quá nhiều thời gian dưới ánh nắng mặt trời có thể khiến trẻ dễ bị cháy nắng. Cháy nắng nặng không chỉ gây khó chịu mà còn có thể làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe về da cho trẻ. Cùng đọc bài viết sau đây để biết cách phòng tránh và xử trí khi trẻ bị cháy nắng.
Mùa hè mang theo những ngày nắng kéo dài, không khí oi bức và nền nhiệt độ cao, tạo nên nhiều thách thức đối với sức khỏe con người. Một trong những ảnh hưởng phổ biến nhưng ít được chú ý là tình trạng đau đầu do nóng.
Chất béo là một trong ba nhóm dưỡng chất thiết yếu, cùng với carbohydrate và protein, có vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động sống của cơ thể con người.