Nếu bạn bị viêm khớp và đang muốn có em bé, hãy tự đặt các câu hỏi sau đây:
Bạn đã sẵn sàng chưa?
Vì viêm khớp ảnh hưởng đến thể chất, sức mạnh và sức chịu đựng, nên bắt buộc bạn phải đánh giá trung thực liệu bạn có thể chăm sóc em bé hay không. Em bé sơ sinh sẽ phải hoàn toàn phụ thuộc vào bạn do đó bạn nên đánh giá khả năng của mình. Bạn có thể tự kiểm tra sức mạnh và sức bền để đánh giá thể lực của mình, ví dụ như:
Bệnh viêm khớp của bạn có biến mất không?
Viêm khớp dạng thấp: Trong một số trường hợp, các triệu chứng của viêm khớp dạng thấp thuyên giảm trong khi mang thai. Điều này có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong thời gian mang thai. Ở hầu hết phụ nữ, sự thuyên giảm bệnh xảy ra vào cuối tháng thứ tư. Mặc dù sưng khớp có thể giảm, đau khớp và cứng khớp vẫn có thể tồn tại do tổn thương khớp hiện tại. Thật không may, các triệu chứng không tiếp tục cải thiện sau khi sinh. Một đợt bùng phát bệnh có thể xảy ra khoảng hai đến tám tuần sau khi em bé được sinh ra.
Con bạn liệu có bị viêm khớp hay không?
Nguyên nhân của hầu hết các loại viêm khớp đều không được biết đến. Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy các marker di truyền có thể chỉ ra liệu một người có nguy cơ cao hơn mắc một số loại viêm khớp nào đó hay không. Mối quan hệ giữa các marker và sự phát triển thực sự của viêm khớp là không rõ ràng. Có các marker không đảm bảo rằng bạn sẽ truyền bệnh cho con bạn. Không có cách nào chắc chắn để biết con bạn có bị viêm khớp hay không.
Di truyền không được coi là yếu tố duy nhất trong phát triển viêm khớp. Môi trường cũng được xem như một yếu tố nguy cơ. Một người có thể được sinh ra nhạy cảm cao với bệnh, nhưng vẫn đòi hỏi các yếu tố kích hoạt bệnh.
Viêm khớp sẽ ảnh hưởng đến thai kỳ của bạn?
Quá trình mang thai thực tế không bị ảnh hưởng bởi bệnh viêm khớp. Tuy nhiên, những người bị viêm khớp dạng thấp có nguy cơ sinh non và biến chứng sơ sinh cao hơn về mặt thống kê. Nguy cơ bị sảy thai cao hơn và có khả năng em bé sẽ gặp phải các vấn đề về bất thường bẩm sinh.
Các loại viêm khớp có ảnh hưởng đến các cơ quan nội tạng có thể gây ra các vấn đề trong khi mang thai. Mang thai có thể đe dọa tính mạng đối với những phụ nữ bị bệnh lupus, xơ cứng bì hoặc các bệnh thấp khớp khác, đặc biệt nếu bệnh đã gây ra các vấn đề về thận hoặc huyết áp cao.
Nếu các xương sườn bị ảnh hưởng bởi viêm khớp, bạn có thể bị khó thở. Nếu khớp hông bị ảnh hưởng bởi viêm khớp, nó có thể làm phức tạp việc sinh thường và bạn có thể cần mổ lấy thai. Nếu phổi bị ảnh hưởng, bạn có thể bị khó thở nhiều hơn.
Mang thai có ảnh hưởng đến bệnh viêm khớp của bạn không?
Các khớp và cơ có thể bị ảnh hưởng bởi những thay đổi về thể chất xảy ra trong thai kỳ. Vấn đề với các khớp chịu trọng lượng (hông, đầu gối, mắt cá chân và bàn chân) có thể trở nên tồi tệ hơn do tình trạng tăng cân khi mang thai. Đau cơ ở lưng cũng có thể xảy ra vì khi tử cung phát triển, cột sống sẽ ph để hỗ ải cong lại một chút để hỗ trợ. Điều này đôi khi cũng có thể gây đau, tê và ngứa ran ở chân.
Nếu có bất kỳ vấn đề nào với viêm màng ngoài tim hoặc với viêm cơ tim, việc mang thai cũng sẽ làm phức tạp thêm các vấn đề này. Lưu lượng máu trong cơ thể tăng lên trong thời gian mang thai, vì vậy điều quan trọng là chức năng của tim là bình thường.
Thuốc điều trị viêm khớp và mang thai
Tốt nhất là nên dừng tất cả các loại thuốc trong khi mang thai, nhưng không phải lúc nào cũng thực hiện được việc này. Nếu tiếp tục dùng thuốc, một số loại thuốc được coi là an toàn hơn những loại thuốc khác. Aspirin đã được nhiều phụ nữ sử dụng trong thời gian mang thai mà không có bất kỳ tổn hại nào đối với thai nhi. Vàng và prednisone cũng đã được sử dụng trong khi mang thai nhưng nên tránh nếu có thể. Nói chung, các thuốc ức chế miễn dịch, cũng được gọi là DMARDs, nên tránh trong khi mang thai.
Có dừng thuốc hay không là một quyết định phải dựa trên lời khuyên của bác sĩ. Một số loại thuốc có thể được ngừng đột ngột, nhưng có thể sẽ gây ra các đợt bùng phát sau khi ngừng sử dụng.
Lên kế hoạch trước cho thai kỳ
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Thực phẩm nên tránh khi bị loãng xương - Phần 1
Mùa hè mang theo những ngày nắng kéo dài, không khí oi bức và nền nhiệt độ cao, tạo nên nhiều thách thức đối với sức khỏe con người. Một trong những ảnh hưởng phổ biến nhưng ít được chú ý là tình trạng đau đầu do nóng.
Chất béo là một trong ba nhóm dưỡng chất thiết yếu, cùng với carbohydrate và protein, có vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động sống của cơ thể con người.
Mùa hè đến, cái nắng gay gắt không chỉ khiến cơ thể mệt mỏi mà còn tiềm ẩn những mối nguy hiểm khôn lường đối với sức khỏe, trong đó đột quỵ nhiệt là một trong những tình trạng đáng lo ngại nhất.
Cá cơm là một nguồn dinh dưỡng ấn tượng, mang lại những lợi ích sức khỏe đáng ngạc nhiên.
Kháng sinh (hay thuốc kháng sinh) đóng vai trò then chốt trong y học hiện đại, giúp điều trị hiệu quả các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn.
Chất béo thường bị hiểu lầm là “kẻ thù” của sức khỏe, đặc biệt là đối với tim mạch và cân nặng. Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây cho thấy không phải tất cả chất béo đều có hại. Ngược lại, một số loại chất béo tốt lại đóng vai trò thiết yếu trong việc duy trì năng lượng, hấp thụ vitamin và bảo vệ cơ thể khỏi viêm nhiễm. Trong đó, dầu ăn có nguồn gốc thực vật như dầu ô liu, dầu bơ, dầu mè... không chỉ mang lại hương vị phong phú cho món ăn mà còn cung cấp các acid béo có lợi cho tim mạch, não bộ và hệ miễn dịch.
Mùa hè với những ngày nắng gay gắt không chỉ mang đến niềm vui của những chuyến đi chơi mà còn ẩn chứa nguy cơ sức khỏe mà ít ai để ý: cảm nắng. Đây là một tình trạng nghiêm trọng xảy ra khi cơ thể không thể tự điều hòa nhiệt độ trong môi trường nóng bức, dẫn đến những hậu quả khôn lường nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời.
Gan đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tổng thể. Lựa chọn đúng loại thực phẩm cũng như tránh những chất có hại góp phần bảo vệ chức năng gan khỏe mạnh.