Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Những tư thế yoga giúp làm săn chắc vùng da quanh mắt

Thực hiện các bài tập yoga dưới đây thường xuyên giúp bạn cải thiện sức khỏe làn da của mình, từ đó giảm bọng mắt và giúp da săn chắc để có vẻ ngoài rạng rỡ.

Những tư thế yoga giúp làm săn chắc vùng da quanh mắt

Một số động tác yoga làm săn chắc vùng da quanh mắt và giảm nếp nhăn.

Làn da là sự phản ánh của cả sức khỏe bên trong và bên ngoài, bạn sẽ trông trẻ trung hơn rất nhiều nếu chăm sóc da đúng cách. Việc có nếp nhăn, quầng thâm và bọng mắt lớn sẽ khiến bạn trông già hơn nhiều so với tuổi thật. Dưới đây là một số động tác yoga vừa tăng cường sức khỏe tổng thể, vừa làm săn chắc da, đặc biệt là vùng da quanh mắt, giảm nếp nhăn và làm cho bạn trông trẻ trung:

Tư thế gập người (Padahasthasana)

Tư thế gập người tạo ra sự di chuyển của huyết mạch theo hướng khuôn mặt, đầu và thân trên. Tập luyện đúng và thường xuyên sẽ giúp hạn chế vết nhăn trên mặt, giúp khuôn mặt săn gọn và tươi trẻ lâu dài.

Các bước thực hiện:

- Đứng thẳng, hai tay vươn lên cao, hai bàn chân sát nhau.

- Thở ra và uốn cong phần thân trên nhẹ nhàng, cúi đầu xuống và giữ cho vai và cổ được thư giãn.

- Đặt lòng bàn tay ở hai bên bàn chân.

- Cố gắng giữ chân và đầu gối thẳng trong suốt quá trình tập. Nếu là người mới bắt đầu, bạn có thể phải hơi khuỵu đầu gối để thực hiện được điều này.

- Khi thực hiện, từ từ duỗi thẳng đầu gối và cố gắng để ngực chạm vào đùi.

Ngồi gập người về phía trước (Paschimottanasana)

Tư thế này giúp kéo giãn cột sống, vai, gân kheo làm giảm bớt các cơn đau đầu, lo lắng và mêt mỏi.

Các bước thực hiện:

- Ngồi hai chân duỗi thẳng về phía trước, thẳng lưng, các ngón chân thả lỏng.

- Đảm bảo đầu gối của bạn hơi cong trong khi chân duỗi thẳng về phía trước.

- Vươn cánh tay lên trên và giữ thẳng cột sống.

- Thở ra, cúi người về phía trước và gập ở phần hông.

- Hạ cánh tay xuống và dùng ngón tay nắm chặt các ngón chân cái.

- Cố gắng để mũi chạm đầu gối trong khi thực hiện.

Tư thế cái cày (Halasana)

Tư thế này giúp giải phóng căng thẳng ở lưng, giảm bớt đau lưng và xoa dịu tâm trí rất tốt.

Các bước thực hiện:

- Nằm ngửa trên sàn, 2 tay thả lỏng, lòng bàn tay úp xuống sàn. 

- Hít vào, sử dụng cơ bụng dưới nâng chân lên khỏi sàn tạo thành 1 góc 90 độ.

- Dùng tay chống vào hông, hai khuỷu tay nằm trên sàn, hỗ trợ và nâng hông lên khỏi sàn. Dồn trọng lượng cơ thể lên vai.

- Thở ra, từ từ đưa chân vươn qua đầu và chạm sàn. Hai bàn tay vẫn tiếp tục nâng đỡ lưng, vươn dài cột sống và kéo giãn hai chân.

- Co đầu gối lại, vừa đỡ lưng, vừa cuộn mình lại để hạ người xuống. Từ từ hạ lưng, mông và chân xuống sàn, về lại tư thế thư giãn. 

Tư thế con quạ (Bal Bakasana)

Phần khó nhất khi chinh phục tư thế con quạ là bạn phải tìm cách chuyển đủ trọng lượng lên tay sao cho khi nhấc chân lên cơ thể sẽ không bị chúi về phía trước.

Các bước thực hiện:

- Ngồi xổm, hai bàn chân cách xa nhau, đầu gối rộng hơn hông.

- Đặt hai bàn tay xuống sàn nhà sao cho khoảng cách giữa hai tay rộng bằng vai.

- Các ngón mở rộng để có thể giữ thăng bằng tốt nhất.

- Rướn người về phía trước sao cho toàn bộ trọng lượng cơ thể dồn lên hai cánh tay. Từ từ duỗi thẳng bàn chân và nâng chân trái lên khỏi mặt đất, tiếp đó là đến chân phải.

- Nâng đồng thời cả hai chân lên cao sao cho càng sát phía mông càng tốt.

Thực hiện các tư thế này với mỗi tư thế trong tối đa 30 giây và lặp lại tối đa 3 lần rất có lợi cho việc cải thiện sức khỏe tổng thể, trong đó có làn da, chống lão hóa và giảm thiểu nếp nhăn, chảy xệ vùng da quanh mắt.

Da dưới mắt bị chùng nhão, nhăn nheo, thâm quầng cũng do ngủ không đủ giấc, da khô, dị ứng, ăn quá nhiều muối, uống quá nhiều rượu, dụi mắt thường xuyên và hút thuốc... Vì thế, việc tập yoga thường xuyên dù có tác dụng giúp bạn cải thiện kết cấu của da nhưng bạn cũng cần thực hiện một số thay đổi lối sống nếu cần thiết.

Tham khảo thông tin tại bài viết: 6 tư thế yoga giúp bạn khắc phục tình trạng da sần vỏ cam.

Nguyễn An H+ (Theo India) - Theo Healthplus
Bình luận
Tin mới
  • 04/07/2025

    Tìm hiểu về các loại bệnh võng mạc

    Có rất nhiều loại bệnh võng mạc khác nhau. Những bệnh này có thể do gen di truyền từ cha mẹ hoặc từ tổn thương võng mạc tích lũy trong suốt cuộc đời. Một số loại bệnh võng mạc phổ biến hơn các bệnh khác.

  • 03/07/2025

    5 lợi ích tiềm năng khi ăn chuối luộc

    Chuối là một trong những loại thực phẩm có lợi ích dinh dưỡng đáng kể. Vậy khi ăn chuối luộc có tác dụng gì?

  • 03/07/2025

    10 dấu hiệu cho thấy có thể bạn đang nhiễm ký sinh trùng

    Nhiễm ký sinh trùng có thể dẫn đến một loạt các vấn đề sức khỏe như các triệu chứng về tiêu hóa không rõ nguyên nhân, ngứa, thiếu máu, đau cơ và khớp, ăn không thấy no,… Cùng tìm hiểu về 10 dấu hiệu cho thấy có thể bạn đang nhiễm ký sinh trùng qua bài viết sau đây!

  • 02/07/2025

    Lý do nước dừa là thức uống tự nhiên kỳ diệu

    Nước dừa có thành phần dinh dưỡng đặc biệt và nhiều lợi ích cho sức khỏe như cung cấp chất điện giải, giúp hạ huyết áp... Đây là lý do nước dừa ngày càng trở thành lựa chọn phổ biến của nhiều người.

  • 02/07/2025

    Tất tần tật về trà thảo mộc

    Dù là trà đen, trà xanh, trà trắng hay trà ô long, trà nóng hay trà đá đều có nguồn gốc từ cây trà, Camellia sinensis. Nhưng trà thảo mộc thì khác. Trà thảo mộc bắt nguồn từ việc ngâm nhiều loại hoa, lá hoặc gia vị trong nước nóng. Hầu hết các loại trà này đều không có caffeine. Bạn có thể bắt đầu bằng những túi trà làm sẵn hoặc ngâm các nguyên liệu rời và sau đó lọc bỏ bã.

  • 01/07/2025

    Sự thật về phương pháp thải độc bằng nước cốt chanh

    Nhiều người thực hiện thải độc cơ thể theo hướng dẫn truyền miệng và trên các nền tảng xã hội... và hiện nay đang dấy lên trào lưu thải độc bằng nước cốt chanh. Vậy sự thật về phương pháp thải độc này như thế nào?

  • 01/07/2025

    Cách sử dụng dầu dừa điều trị chàm

    Dầu dừa là một chất dưỡng ẩm tự nhiên. Nhiều người bị chàm nhận thấy dầu dừa có tác dụng làm dịu da và giảm các triệu chứng như khô và ngứa.

  • 01/07/2025

    Vai trò của chất béo trong chế độ ăn lành mạnh

    Chất béo thường bị mang tiếng xấu mỗi khi nói về chế độ dinh dưỡng vì cho rằng đó là nguyên nhân gây bệnh tim mạch, tiểu đường hay béo phì. Quan niệm cắt bỏ hoàn toàn chất béo khỏi bữa ăn đã từng phổ biến trong một số khuyến nghị dinh dưỡng. Thực tế, không phải tất cả các chất béo đều có hại.

Xem thêm