Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Những thuốc làm gia tăng bệnh gout

Gout là một bệnh khớp tường gặp ở nam giới trung niên, gây ra bởi tăng acid uric máu và lắng đọng các tinh thể urat trong khớp gây các đợt viêm khớp cấp tính. Rất nhiều loại thuốc điều trị các bệnh khác lại có thể gây nên bệnh Gout thứ phát.

Gout là một bệnh khớp gây ra bởi tăng acid uric máu và lắng đọng các tinh thể urat trong khớp gây các đợt viêm khớp cấp tính. Cần chú ý rằng một số loại thuốc có thể gây bệnh gout thứ phát hay làm nặng thêm bệnh gout sẵn có.
Bệnh gout có những đặc điểm lâm sàng khá đặc biệt, tương đối dễ nhận biết nếu được quan sát kỹ như: thường gặp ở nam giới tuổi 35-45 (trên 95%), khỏe mạnh, mập mạp. Viêm khớp cấp tính do gout nổi bật với các triệu chứng khởi bệnh đột ngột, diễn biến từng đợt, giữa các đợt đau các khớp hoàn toàn khỏi (những năm đầu). Vị trí bắt đầu thường là các khớp ở chi dưới, đặc biệt ngón cái bàn chân (70%). Cơn gout cấp gây sưng nóng đỏ đau dữ dội, khiến cho bệnh nhân đau đớn và không thể đi lại được bình thường. Trong giai đoạn cấp có thể kèm các dấu hiệu toàn thân như: sốt cao, lạnh run, đôi khi có dấu hiệu màng não (cổ cứng, nôn...).
Các thuốc làm gia tăng bệnh gout
Có tới 20 loại thuốc có thể gây nên bệnh gout thứ phát và 71 thuốc khác cũng bị nghi là thủ phạm gây gout thứ phát. Có thể kể ra một số thuốc điển hình như:
- Thuốc lợi tiểu: Bao gồm các thuốc nhóm thiazide (bendroflumethiazide, chlorthalodone, hydrochlorothiazide...), nhóm tác dụng lên quai thận (ethacrynic acid, furosemide...), nhóm giữ K+ (amiloride, spironolactone, triamterene)...
Bệnh nhân bị các bệnh tim mạch như: suy tim, tăng huyết áp, bệnh thận (viêm cầu thận, suy thận)... thường hay phải dùng các thuốc lợi tiểu. Các thuốc lợi tiểu được chỉ định dùng trong điều trị phù do suy tim, xơ gan, suy thận cấp hay mạn tính, hội chứng thận hư... được dùng đơn độc hoặc phối hợp với các thuốc hạ huyết áp khác để điều trị tăng huyết áp. Tất cả các thuốc lợi tiểu (trừ spironolacton là không ảnh hưởng đến thải trừ acid uric) đều có khả năng làm tăng acid uric máu dẫn đến bệnh gout do làm giảm thải tiết acid uric qua ống thận. Các cơn gout cấp thường xảy ra sau nhiều năm dùng thuốc lợi tiểu, đặc biệt ở phụ nữ và người cao tuổi. Do vậy, khi nồng độ acid uric máu ở bệnh nhân dùng lợi tiểu vượt quá 420μmol/l hay nếu có cơn gout cấp xảy ra thì cần phải giảm liều thuốc lợi tiểu nếu như tình trạng lâm sàng của bệnh nhân cho phép.
- Aspirin: Là một dẫn xuất của acid salicylic, thuộc nhóm thuốc chống viêm non-steroid. Trước đây, aspirin được dùng rộng rãi trong điều trị viêm khớp, dù có nhiều tác dụng phụ trên đường tiêu hóa như viêm, loét dạ dày tá tràng và xuất huyết tiêu hóa. Ngày nay, aspirin liều thấp lại được khuyến cáo sử dụng chống ngưng kết tập tiểu cầu, dự phòng các biến chứng tắc mạch do huyết khối và tác dụng giảm đau, hạ sốt, chống viêm. Tuy nhiên, dùng aspirin liều thấp (ít hơn 2g/ngày) cũng là nguyên nhân kinh điển của gout thứ phát, liều cao trên 2g/ngày lại tăng thải acid uric qua thận dẫn đến giảm acid uric máu.
- Thuốc corticoid: Việc bệnh nhân tự điều trị bệnh gout bằng các thuốc chứa corticoid như prednisolon, dexamethason, triamcinolone... trở nên đáng báo động. Thậm chí người ta còn cho thuốc chứa corticoid vào trong các thuốc Đông y. Trên thực tế các thuốc chứa corticoid có thể làm giảm nhanh chóng các triệu chứng của bệnh khớp nhưng về lâu dài có thể gây ra rất nhiều tác dụng phụ như tăng huyết áp, đục thủy tinh thể, đái tháo đường và gout. Nguyên nhân gây gout của corticoid là do thuốc cạnh tranh thải tiết với acid uric ở ống thận, do vậy làm giảm bài tiết acid uric, khiến nồng độ acid uric tăng cao trong máu, quá ngưỡng hòa tan của acid uric trong máu, làm các tinh thể muối urat kết tủa trong khớp gây ra cơn gout cấp.
- Thuốc chống lao là một trong các thủ phạm chính: Các phác đồ thuốc chống lao hiện nay thường phải kết hợp nhiều thuốc như streptomycin, rifampicin, isoniazid, ethambutol, pyrazinamid... Trong đó, ethambutol làm xuất hiện các các cơn gout cấp do làm giảm thải tiết acid uric niệu, pyrazinamid gây tăng cao acid uric, có thể khởi động cơn gout cấp sau vài tuần dùng thuốc.
- Các thuốc khác: Ciclosporin có thể làm tăng acid uric trong 50% bệnh nhân. Ở những bệnh nhân được ghép thận hay ghép tim phải dùng ciclosporin thì các đợt gout cấp xuất hiện với tỷ lệ từ 5-30%. Bệnh gout thứ phát thường xuất hiện sau 18-24 tháng dùng thuốc. Một số thuốc có tiềm năng gây gout thứ phát như omeprazol, furosemid. Ngoài ra, các thuốc hóa trị điều trị ung thư, đặc biệt ung thư máu dòng tủy cũng làm gia tăng phá hủy tế bào, tăng sản xuất acid uric và do đó có thể gây nên cơn gout cấp tính.
                                                                                                      Ảnh minh họa.
Người bệnh cần lưu ý
Nếu biết rằng thuốc cũng có thể là nguyên nhân gây viêm khớp do gout thì ngừng thuốc có thể giải quyết được viêm khớp rất thuận lợi. Người bệnh gout cần tránh sử dụng các loại thuốc làm tăng acid uric máu nói trên, mà nên thông báo với bác sĩ điều trị để bác sĩ cho dùng các loại thuốc khác thay thế. Nếu bắt buộc phải sử dụng thì cần dùng liều tối thiểu, thời gian ngắn nhất có thể. Cần phải theo dõi chặt chẽ nồng độ acid uric máu và dự phòng tái phát cơn gout cấp bằng chế độ ăn uống, sinh hoạt cũng như dùng thuốc giảm tổng hợp acid uric máu.
Cần phân biệt chứng tăng acid uric và bệnh gout
Trong quá trình chuyển hóa của cơ thể, khi nguồn tạo ra acid uric nhiều nhưng thải ra ít làm cho acid uric bị giữ lại trong máu, sẽ lắng đọng trong các mô. Nơi acid uric thường lắng đọng nhất là các khớp và gây ra bệnh đặc trưng là gout. Ngoài ra, acid uric còn lắng ở tim gây bệnh tim mạch, lắng ở thận gây suy thận, lắng ở đường niệu gây sỏi thận. Tuy nhiên có những trường hợp, acid uric trong máu rất cao do nó được tạo ra nhiều mà thải ra ít thì người ta gọi là tăng acid uric máu chứ không gọi là bệnh gout.
Trên thực tế, rất nhiều người cho rằng cứ tăng acid uric máu là bệnh gout và dùng thuốc điều trị gout. Đây là quan niệm sai lầm vì chỉ coi là có bệnh gout khi tăng acid uric máu đi kèm với sự lắng đọng acid uric và gây tổn thương ở khớp hay những tổ chức khác. Ðiều trị những cơn viêm khớp do gout khác với điều trị tăng acid uric trong máu.
BS. Hùng Anh - Theo SKĐS
Bình luận
Tin mới
  • 29/03/2024

    Cảnh báo nguy hiểm khi thiếu vitamin B12: Đau đầu, thiếu máu ác tính

    Vitamin B12 là dưỡng chất rất cần thiết cho các tế bào thần kinh và tế bào máu đỏ và cũng cần thiết cho sự hình thành ADN.

  • 29/03/2024

    Tác dụng phụ có thể xảy ra sau mổ đẻ

    Mổ đẻ là phẫu thuật lấy thai ra ngoài qua đường cắt ở vùng bụng và tử cung, được thực hiện khi sinh thường qua âm đạo có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ hoặc thai nhi. Mặc dù sinh mổ ngày nay đã an toàn hơn nhờ sự tiến bộ của y học, phương pháp này vẫn tiềm ẩn một số rủi ro và tác dụng phụ đối với cả người mẹ và trẻ sơ sinh.

  • 28/03/2024

    Vì sao bạn nên tẩy lớp trang điểm trước khi tập thể dục?

    Việc trang điểm nhẹ nhàng trước khi đến phòng tập thể dục có thể giúp chị em phụ nữ tự tin hơn. Nhưng theo một nghiên cứu mới được đăng trên Journal of Cosmetic Dermatology, việc này có thể có thể làm giảm lượng dầu trên da, gây khô da.

  • 28/03/2024

    5 nguyên liệu không nên bỏ qua khi pha chế món sinh tố chống viêm

    Sinh tố là thức uống bổ sung năng lượng và vitamin hiệu quả khi bạn mệt mỏi vì thời tiết. Công thức pha chế sinh tố nên có những thực phẩm, nguyên liệu giàu chất chống viêm để bảo vệ sức khỏe.

  • 28/03/2024

    Bà bầu "bỏ túi" ngay những lợi ích không ngờ từ việc uống vitamin trong thai kỳ

    Vitamin dành cho bà bầu là những viên bổ sung được sản xuất đặc biệt nhằm cung cấp cho cơ thể phụ nữ mang thai các vitamin và khoáng chất cần thiết. Bác sĩ khuyên bạn uống vitamin ngay từ khi bắt đầu lên kế hoạch mang thai cũng như trong suốt thai kỳ.

  • 28/03/2024

    Thực phẩm, đồ uống nên hạn chế khi đang bị nghẹt mũi

    Dấu hiệu nghẹt mũi thường gặp khi bạn bị cảm cúm, viêm mũi dị ứng hoặc viêm đường hô hấp. Một số thực phẩm, đồ uống có thể khiến triệu chứng này trầm trọng hơn, cản trở việc hít thở của bạn.

  • 28/03/2024

    Chấn thương sọ não có hồi phục được không?

    Chấn thương sọ não luôn được coi là một trong những thương tổn nghiêm trọng nhất có thể xảy ra với con người. Tuy nhiên, với những tiến bộ mới trong lĩnh vực y tế và phục hồi chức năng, ngày càng có nhiều hy vọng để người bệnh chấn thương sọ não có thể phục hồi và hồi phục các chức năng quan trọng.

  • 27/03/2024

    Những triệu chứng và biến chứng điển hình của bệnh sởi

    Bệnh sởi là một bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng do virus sởi gây ra, có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Nhận biết sớm các dấu hiệu và triệu chứng như sốt cao, ho, chảy nước mũi và phát ban da đặc trưng là rất quan trọng để điều trị kịp thời. Hiểu rõ các triệu chứng sởi còn giúp phòng ngừa sự lây lan của căn bệnh này.

Xem thêm