1. Thực phẩm nào dễ gây tắc ruột?
BVĐK tỉnh Phú Thọ vừa tiếp nhận cấp cứu cho một nữ bệnh nhân nhập viện trong tình trạng chướng bụng và đau quặn, buồn nôn. Bệnh nhân có tiền sử ung thư dạ dày, từng truyền hóa chất một đợt, sau đó bỏ dở điều trị, chuyển sang ăn chế độ thực dưỡng. Trước nhập viện, người bệnh cho biết đã ăn nhiều mít mật và bị đau bụng, bụng chướng, nôn, phải nhập viện cấp cứu.
Sau khi được bác sĩ thăm khám và kết quả chụp cắt lớp vi tính ổ bụng xác định, bệnh nhân tắc ruột do bã thức ăn. Bác sĩ chỉ định đặt sonde dạ dày, truyền dịch, dinh dưỡng, sử dụng thuốc làm mềm thức ăn kết hợp giảm đau. Tuy nhiên, tình trạng không có tiến triển, khối thức ăn cứng không vượt qua đoạn ruột bị tắc nên bệnh nhân phải phẫu thuật xử lý khối bã thức ăn.
Nguyên nhân của tình trạng trên là do khối thức ăn khiến đoạn ruột bị tắc đóng đặc, chặn lưu thông bình thường của đường tiêu hóa. Ngoài ra, do bệnh nhân từng phẫu thuật cắt dạ dày nên khả năng co bóp, nghiền nát thức ăn không tốt. Hiện sức khỏe bệnh nhân đã ổn định, được hướng dẫn tập ăn thực phẩm mềm, dạng lỏng.
Trên thực tế, không chỉ có mít mà nhiều thức phẩm khác cũng có thể gây tắc ruột. Các bác sĩ cảnh báo, khi ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ như: mít, măng, trái cây có nhiều tanin (như quả hồng, hồng xiêm, ổi…) sẽ tạo gánh nặng lên hệ tiêu hóa, khối bã thức ăn hình thành ở dạ dày rồi di chuyển xuống ruột non, gây ứ đọng và bị nén chặt cứng dẫn tới tắc ruột.
Ăn quá nhiều trái cây có cấu trúc sợi cellulose gây ra hoặc góp phần gây tắc nghẽn. Một trong những loại trái cây phổ biến nhất được báo cáo gây tắc ruột là quả hồng, ngoài ra đã ghi nhận các trường hợp tắc ruột do trái cây họ cam quýt nói chung và một số loại trái cây sấy khô khác, các loại hạt và hạt khô, ngũ cốc nguyên hạt hoặc bánh mì nhiều chất xơ khác...
Thực phẩm nhiều chất xơ, dai như mít dễ gây tắc ruột.
2. Dấu hiệu nhận biết tắc ruột
Theo ThS. BS. Nguyễn Ngọc Đan, chuyên khoa Ngoại Tiêu hoá, Bệnh viện Xanh Pôn, các trường hợp bị tắc ruột do bã thức ăn thường có biểu hiện:
Đau bụng: Thường đau bụng thành từng cơn, giữa các cơn đau bệnh nhân cảm thấy dễ chịu hơn.
Nôn: Bệnh nhân nôn ra thức ăn cũ, dịch tiêu hoá.
Bụng chướng: Bụng chướng hơi và có xu hướng tăng lên nếu không được điều trị. Tuy nhiên một số trường hợp vị trí tắc ở cao (gần dạ dày) bụng chướng ít hoặc thậm chí không chướng.
Bí trung đại tiện: Bệnh nhân không trung tiện và đại tiện được.
Nếu không được cấp cứu và điều trị kịp thời, tình trạng ứ trệ sẽ nặng lên gây ra các cơn đau, nôn mửa, phát triển vi khuẩn trong lòng ruột… có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng như: mất nước điện giải, nhiễm trùng nhiễm độc toàn thân, một số trường hợp có thể dẫn đến hoại tử các quai ruột gây vỡ ruột, thủng ruột, nguy hiểm đến tính mạng.
Vì vậy người bệnh không nên chủ quan, khi có dấu hiệu nghi ngờ tắc ruột, cần đến ngay cơ sở y tế để cấp cứu, điều trị kịp thời.
3. Cách ăn uống phòng ngừa tắc ruột
Để phòng tránh tắc ruột do bã thức ăn, các bác sĩ khuyến cáo mọi người cần lưu ý khi ăn uống như sau:
- Nên ăn chậm, nhai kỹ, không ăn vội vàng, ăn quá nhanh.
- Nên sử dụng thức ăn được nấu chín, nấu mềm.
- Hạn chế ăn thức ăn quá thô, dai, cứng, thức ăn khó tiêu.
- Không nên nuốt khối thức ăn cứng như gân, sụn để tạo thành nhân cho thực phẩm khác kết dính, vón cục, nuốt hột trái cây.
- Hạn chế ăn các loại thực phẩm có nhiều tanin như hồng ngâm, hồng xiêm, xoài xanh, ổi; thức ăn có nhiều chất bã xơ như măng, mít…
- Không nên ăn thức ăn giàu chất xơ với lượng quá nhiều cùng một lúc, đặc biệt là khi bụng đói.
Hồng xiêm chứa nhiều tanin có thể gây tắc ruột.
Cần lưu ý, những người dễ bị tắc ruột do bã thức ăn thường là người già răng yếu, khả năng nhai nuốt giảm; người đã phẫu thuật cắt dạ dày hoặc viêm tụy mạn tiêu hoá thức ăn kém; ăn những thức ăn có nhiều xơ, sợi dai, khó tiêu hoá; người bệnh tâm thần tự ăn lông, tóc… Những trường hợp này càng cần cẩn trọng khi sinh hoạt và ăn uống để tránh bị tắc ruột.
ThS. BS. Nguyễn Ngọc Đan cũng lưu ý trong chế độ ăn uống hằng ngày, mọi người nên bổ sung các loại rau xanh, mềm, có độ nhớt như rau đay, mồng tơi, đậu bắp… Cần uống đủ nước, trung bình mỗi ngày 2l nước để giúp hệ tiêu hoá lưu thông tốt hơn.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Hậu quả tắc ruột do bã thức ăn và cách phòng tránh.
Đau chân khi đứng lâu là tình trạng mà nhiều người gặp phải. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể khắc phục vấn đề này bằng một vài thay đổi nhỏ trong thói quen sinh hoạt hàng ngày
Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh vẩy nến khác nhau tùy thuộc vào từng người và loại bệnh vẩy nến. Mặc dù bệnh vẩy nến là tình trạng mãn tính kéo dài suốt đời, một số người có thể thấy các triệu chứng biến mất trong nhiều tháng hoặc nhiều năm.
Bạn có bỏ qua mũi tiêm phòng cúm hàng năm vì bạn ghét bị tiêm không? Điều đó có thể hiểu được. Nhưng đừng để điều đó ngăn cản bạn tiêm vắc-xin. Có một lựa chọn khác: dành cho bạn: vắc-xin xịt mũi.
Chắc hẳn ai cũng đã từng nghe qua câu chuyện dùng tiếng ồn trắng giúp các bé sơ sinh ngủ ngon và sâu giấc. Vậy đã bao giờ bạn thắc mắc, có những loại tiếng ồn nào và đâu là tiếng ồn dành cho người lớn? Mọi câu hỏi sẽ được giải đáp ngay sau đây.
Ngày càng nhiều người trẻ bị đau thần kinh tọa với biểu hiện đau phần lưng dưới lan xuống chân. Để kiểm soát cơn đau thần kinh tọa, người bệnh cần điều chỉnh từ thói quen sinh hoạt hàng ngày.
Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.
Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh
Tức giận là một cảm xúc bình thường mà ai cũng sẽ trải qua, bởi hiếm ai có thể giữ được bình tĩnh khi bị tấn công, xúc phạm, phản bội hay thất bại... Tuy nhiên, tức giận quá thường xuyên hoặc kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe.