Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Những sai lầm về sức khỏe mà phụ nữ hay mắc phải

Bạn đã bao giờ lỡ hẹn khám bệnh với bác sĩ, lờ đi các cơn đau hoặc trễ lịch tiêm vaccine? Có một chế độ ăn đủ dinh dưỡng và luyện tập thể thao hàng ngày có thể đã là một phần thói quen của bạn, nhưng bạn có thể sẽ vẫn còn một vài thôi quen có hại và có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe.

#1: Không ăn đủ

Bạn có đang đo lường chi tiết lượng calo, carb hoặc chất béo mà mình đang ăn vào? Thật không may, nhiều người cho rằng việc họ hạn chế chế độ ăn uống của mình là tốt cho sức khỏe. Trên thực tế, hạn chế ăn uống có thể gây hại cho sức khỏe, dẫn đến việc ăn uống quá ít, thiếu dinh dưỡng và rối loạn ăn uống. Khi không ăn đủ, cơ thể sẽ rơi vào trạng thái “đói”. Trạng thái này là khi tốc độ chuyển hóa sẽ chậm lại để bảo tồn lượng calo dành cho các các chức năng quan trọng như hít thở và tuần hoàn. Nếu bạn đang cắt giảm calo để giảm cân, bạn nên lưu ý rằng việc ăn ít thực ra sẽ làm bạn có nguy cơ tăng cân nhiều hơn, thay vì giảm cân, đi kèm với đó là nhiều biến chứng về sức khỏe khác, ví dụ như suy đa phủ tạng.

Nhiều người khác cho rằng, thay vì hạn chế số lượng đồ ăn, họ sẽ tập trung vào chất lượng đồ ăn và chỉ hạn chế một số loại thực phẩm nhất định. Xu hướng “ăn sạch” (eat clean) chính là một ví dụ của cách áp dụng này. Vấn đề là những thực phẩm được phân loại là “sạch” hay “bẩn” và cần loại bỏ cũng không hẳn sẽ tốt cho sức khỏe. Xu hướng này thực chất cũng là một hình thức ăn kiêng.

Một số người khác lựa chọn việc bỏ bữa hoặc nhịn ăn gián đoạn. Tuy nhiên, nhịn ăn gián đoạn trong thời gian dài có thể làm tăng tình trạng lo âu, suy giảm mức năng lượng, tăng cảm giác them ăn đường/carb và các vấn đề về tiêu hóa. Nhịn ăn gián đoạn cũng có thể dẫn đến thiếu dinh dưỡng và làm tăng nguy cơ rối loạn ăn uống.

#2: Cardio là dạng luyện tập thể thao duy nhất

Tất cả chúng ta đều biết rằng, thường xuyên luyện tập sẽ đem lại lợi ích cho sức khỏe. Nhưng liệu bạn có một lịch trình luyện tập khoa học và hợp lý hay không? Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyến nghị bạn nên luyện tập 150 phút với cường độ trung bình hoặc 75 phút với cường độ mạnh mỗi tuần, kết hợp với ít nhất 2 ngày luyện tập sức mạnh. Mặc dù nhiều phụ nữ đang luyện tập các bài tập cardio hàng ngày như đi bộ, chạy bộ, đạp xe, bơi lội nhưng tốt nhất nên kết hợp các thành phần sau vào kế hoạch luyện tập của bạn: tập aerobic, tập tạ, tập các bài tập cho vùng thân, các bài tập thăng bằng và các bài tập về độ linh hoạt, kéo dãn. Với các bài tập tạ, bạn không nhất thiết phải đến phòng gym mà có thể phải sử dụng tạ tay tại nhà, dây kháng lực hoặc chính trọng lượng cơ thể. Cho dù bạn lựa chọn phương pháp nào thì luyện tập sức mạnh cũng có thể giúp xây dựng khối cơ, hỗ trợ giảm cân, cải thiện sức khỏe tim mạch và cải thiện sức khỏe xương.

#3: Không ngủ đủ giấc

Bạn hẳn đã biết rằng giấc ngủ có thể ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất, tinh thần, cảm xúc của bạn. Với người trưởng thành 18 đến 60 tuổi, ngủ đủ từ 7 tiếng trở lên mỗi ngày sẽ giúp tăng khả năng tập trung và hiệu suất công việc, giảm nguy cơ tăng cân và bệnh tim mạch, cải thiện chức năng miễn dịch. Nếu bạn gặp khó khăn trong việc có một giấc ngủ ngon, bạn nên thực hiện vệ sinh giấc ngủ. Đó là : đi ngủ và thức dậy đúng giờ mỗi ngày, đảm bảo rằng phòng ngủ đủ tối, yên lặng và thoải mái, tránh sử dụng caffeine, đồ uống có cồn và tránh ăn quá nhiều trước khi đi ngủ. Bạn cũng cần tránh sử dụng các thiết bị điện trước khi đi ngủ.

#4: Ăn nhiều thức ăn nhanh

Bạn muốn có những bữa ăn lành mạnh cho sức khỏe nhưng bạn lại quá bận để nấu nướng, kết quả là bạn thường xuyên mua đồ ăn dọc được hoặc ăn đồ ăn thừa của con. Dần dần, thói quen này có thể dẫn đến tăng cân, tiểu đường, hội chứng chuyển hóa và các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác. Bạn có thể sử dụng nồi nấu chậm 1-2 lần/tuần để giảm thời gian nấu nướng, mua đồ ăn lành mạnh cho sức khỏe mỗi tuần vào ngày chủ nhật và tăng lượng thức ăn cho mỗi thực đơn của con để bạn sẽ có thêm đồ ăn lành mạnh. Với những người thường xuyên có thói quen ăn đồ thừa của con, bạn nên lưu ý rằng lượng calo từ thức ăn thừa này có thể tích tụ dần theo thời gian. Thay vào đó, bạn chỉ nên cho trẻ khẩu phần vừa phải và tiết kiệm những phần thức ăn còn lại cho các bữa ăn sau. Bạn cũng cần đảm bảo bản thân mình ăn đủ các thực phẩm lành mạnh cho sức khỏe. Có thể tuân theo nguyên tắc 80:20: ít nhất 80% số thực phẩm bạn ăn phải là thực phẩm tốt cho sức khỏe và 20% còn lại là dành cho các thực phẩm bạn yêu thích.

#5: Cho rằng tăng cân là vấn đề không thể tránh khỏi khi mãn kinh.

Mặc dù phụ nữ sẽ có xu hướng tăng cân khi về già, nhưng điều đó không có nghĩa là tăng cân là điều không thể tránh khỏi. Mặc dù việc duy trì cân nặng là điều không hề dễ dàng nhưng vẫn vô cùng quan trọng. Thừa cân hoặc béo phì có thể làm tăng nguy cơ mắc phải các vấn đề sức khỏe như tăng huyết áp, tiểu đường, bệnh tim mạch, đột quỵ và ung thư. Ngoài ra, thừa cân béo phì có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần và làm giảm chất lượng cuộc sống nói chung của bạn. CDC Hoa Kỳ cho rằng việc theo dõi cân nặng thường xuyên là vô cùng quan trọng trong việc giảm cân. Bạn cũng nên thường xuyên luyện tập thể thao để giúp chống lại các bệnh mạn tính và giúp cơ thể khỏe mạnh.

#6: Không dùng kem chống nắng

Ngoài việc sử dụng kem chống nắng khi đi biển hoặc đi bơi bạn cũng nên sử dụng kem chống nắng trong tất cả các điều kiện thời tiết. Bạn nên sử dụng kem chống nắng có độ SPF ít nhất là 15 mỗi ngày. Hành động đơn giản này có thể làm giảm nguy cơ ung thư biểu mô tế bào vảy khoảng 40% và giảm 50% nguy cơ ung thư hắc tố. Ngoài việc dự phòng ung thư, sử dụng kem chống nắng có thể giúp làm giảm tình trạng hình thành nếp nhăn sớm, da chảy xệ và đốm đồi mồi. Bạn cũng có thể mặc các loại quần áo chống nắng, đội mũ rộng vành, mặc đồ bơi dài tay và đeo kính râm.  

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Sự khác nhau thú vị giữa phụ nữ và nam giới 

Liên Hương - Viện Y học ứng dụng Việt Nam (theo HealthDigest) -
Bình luận
Tin mới
  • 03/04/2025

    Ăn gì cho đẹp da, khắc phục da sần sùi do vảy nến?

    Người bị vảy nến nên bổ sung các loại thực phẩm chống viêm, giàu vitamin đồng thời hạn chế những thực phẩm có khả năng khiến bệnh phát triển, góp phần kiểm soát tốt bệnh và giúp làn da đẹp mịn màng hơn.

  • 03/04/2025

    Đẻ mắc vai hay dấu hiệu “con rùa” trong sản khoa

    Đẻ mắc vai hay còn gọi là dấu hiệu “con rùa” - là tình trạng xảy ra khi một hoặc cả hai vai của em bé bị kẹt trong quá trình sinh thường. Không có dấu hiệu báo trước và không có cách nào để ngăn ngừa tình trạng này xảy ra. Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể bao gồm việc em bé quá lớn, xương chậu của mẹ nhỏ hoặc đỡ đẻ sai tư thế. Tình trạng này có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng bao gồm cả chấn thương thần kinh cho em bé. Cùng đọc bài viết sau để hiểu thêm về tình trạng này!

  • 02/04/2025

    Nâng cao tầm vóc Việt

    Tầm vóc không chỉ là thước đo chiều cao đơn thuần mà còn phản ánh sức khỏe và sự phát triển toàn diện của một dân tộc. Tuy nhiên, thực trạng chiều cao của người Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế so với bạn bè quốc tế

  • 01/04/2025

    Tăng cường miễn dịch cho trẻ mùa xuân

    Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.

  • 01/04/2025

    Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ: Hiểu đúng và đồng hành cùng người tự kỷ

    Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).

  • 31/03/2025

    Chăm sóc da cho bé vào mùa xuân: Mẹo nhỏ cho mẹ

    Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.

  • 30/03/2025

    Những thay đổi về làn da tuổi mãn kinh

    Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?

  • 30/03/2025

    Người cao tuổi và bệnh giao mùa

    Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.

Xem thêm