Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Những phương pháp điều trị sẹo do mụn trứng cá

Cũng như các tình trạng khác gây sẹo trên da, sẹo mụn được tạo ra khi mô da bị tổn thương. Các loại mụn khác nhau để lại các loại sẹo khác nhau (một số loại không để lại sẹo sau khi lành). Ví dụ, mụn trứng cá viêm có nhiều khả năng để lại sẹo vì nó có thể làm tổn thương da nhiều hơn mụn viêm nhỏ hoặc không bị viêm. Các mụn bọc, hoặc mụn nang bị viêm có thể làm hỏng mô da. Mụn trứng cá nang có thể để lại sẹo nghiêm trọng.

Phương pháp điều trị sẹo do mụn thông thường

Trước đây những vết sẹo do mụn gây ra rất khó điều trị và hầu hết các vết sẹo không thể bị xóa hoàn toàn. Nhưng trong những năm gần đây, các thủ thuật hiệu quả hơn đã giúp bệnh nhân bị sẹo do mụn có thể điều trị được tình trạng sẹo của mình.

Dưới đây là một số phương pháp điều trị phổ biến và hiệu quả nhất cho sẹo mụn.

Điều trị bằng Laser

Phương pháp điều trị bằng laser có hai dạng: bào mòn và không bào mòn. Laser bào mòn sẽ tái tạo lại bề mặt da bằng cách loại bỏ lớp thượng bì. Laser không bào mòn tạo ra những thay đổi trong lớp hạ bì mà không gây ra tổn thương cho bề mặt da. Điều trị bằng laser không bào mòn thường được thực hiện nhanh chóng trong khoảng một giờ.

Các loại laser bào mòn phổ biến nhất được sử dụng để điều trị các vết sẹo mụn trứng cá là laser CO2 và erbium-YAG. Những laser này đốt cháy mô da một cách có kiểm soát đến độ sâu cụ thể. Kết quả thông thường là làn da "mới" sẽ mượt mà hơn, vết sẹo teo lại và giảm độ sâu, sẹo cũng được làm mềm. Da thường lành trong vòng hai tuần nhưng vẫn có thể đỏ trong một khoảng thời gian dài sau khi lành. Tình trạng đỏ da sẽ mất dần trong vài tuần đến vài tháng.

Phương pháp laser không bào mòn gây co da và kích thích sự hình thành collagen mới. Phương pháp này có lợi nhất cho các vấn đề về sẹo mụn và các vấn đề về sắc tố, chứ không phải là những vết sẹo thâm sâu. Tuy nhiên, laser nhuộm màu tia dạng xung là một dạng laser không bào mòn được sử dụng để cải thiện các sẹo lồi.

Giảm sắc tố, hoặc mất màu da, là một tác dụng phụ có thể xảy ra của việc điều trị bằng laser, đặc biệt là ở các tông màu da sẫm màu. Hãy tham khảo ý kiến bác sỹ xem liệu bạn có phù hợp để điều trị sẹo bằng laser hay không.

Bấm sẹo

Các kỹ thuật bấm sẹo được sử dụng để điều trị sẹo sâu nhọn (sẹo rỗ) và các vết sẹo lõm khác. Sau khi vết sẹo được cắt bỏ, da được khâu đóng lại. Việc điều trị bằng cách bấm sẹo có thể sẽ để lại một vết sẹo nhỏ trên da, nhưng so với vết sẹo ban đầu thì vết sẹo này sẽ khó nhìn thấy hơn. Các vết sẹo mới có thể biến mất theo thời gian, hoặc nhanh chóng phai mờ bằng cách sử dụng các kỹ thuật tái tạo bề mặt như điều trị siêu mài mòn da hoặc laser.

Sau khi một vết sẹo được cắt bỏ, một miếng ghép da có thể được sử dụng để lấp đầy khoảng trống do sẹo. Mảnh da này thường được lấy từ da sau tai. Một lần nữa, kĩ thuật này để lại sẹo của riêng nó. Nhưng chúng ít đáng chú ý hơn sẹo rỗ và có thể được tái tạo dễ dàng hơn.

Đối với những vết sẹo chân vuông có đáy là da, có thể sử dụng kỹ thuật bấm nâng cao. Trong kĩ thuật này, chỉ có đáy của vết sẹo được cắt bỏ. Các bác sĩ da liễu sau đó nâng đáy vết sẹo cao bằng bề mặt da, và sau đó được khâu hoặc dán lại với các vùng xung quanh. Không giống như ghép da, da sau khi nâng cao, vùng da trước khi là vết sẹo sẽ có cùng tông màu và kết cấu như mô xung quanh.

Mài mòn

Kĩ thuật mài mòn được thực hiện sau khi bạn được gây tê cục bộ. Một bàn chải dây xoay nhanh chóng mài mòn các lớp trên cùng của da. Sau khi da lành, bề mặt vết sẹo đã mềm hơn và sẹo rỗ đã giảm được độ sâu. Kĩ thuật mài mòn được sử dụng để điều trị sẹo hình vuông. Thủ tục này có thể làm cho vết sẹo rỗ trông nổi bật hơn vì mặc dù kỹ thuật này làm hẹp bề mặt da nhưng lại làm rộng phần chân sẹo.

Kỹ thuật này có thể gây ra những thay đổi sắc tố ở những người có tông màu da tối.

Kĩ thuật siêu mài mòn

Khác với kĩ thuật mài mòn, kỹ thuật siêu mài mòn là một thủ thuật thẩm mỹ có thể được thực hiện tại các spa. Trong quá trình điều trị bằng kỹ thuật siêu mài mòn, một máy được sử dụng để xả các tinh thể oxit nhôm cực mịn lên da. Các tinh thể này cũng sẽ thường xuyên được hút chân không ra khỏi da. Việc điều trị này sẽ cần được tiến hành thành nhiều đợt.

Vì chỉ có các tế bào bề mặt da được loại bỏ, nên phương pháp siêu mài mòn sẽ có hiệu quả tốt nhất với sẹo tăng sắc tố. Phương pháp điều trị này sẽ không có hiệu quả với sẹo lõm hoặc sẹo rỗ.

Chất filler

Một lựa chọn điều trị khác cho sẹo lõm là sử dụng chất độn da (filler). Filler sẽ được tiêm vào vết sẹo mụn trứng cá, làm nâng cao đáy của vết sẹo để nó ngang bằng với bề mặt da. Kết quả không phải là vĩnh viễn, vì vậy việc điều trị sẽ cần được lặp lại sau vài tháng.

Các chất được sử dụng làm chất độn da bao gồm collagen của con người và bò, axit hyaluronic và chất béo được chuyển từ các phần khác trên cơ thể của bệnh nhân. Bác sĩ da liễu của bạn sẽ giúp bạn quyết định chất độn nào phù hợp nhất với bạn.

Điều trị bằng Steroid

Phương pháp điều trị bằng steroid thường được sử dụng cho những vết sẹo phì đại và sẹo lồi. Steroid có thể được tiêm trực tiếp vào mô sẹo, làm cho mô bị co lại hoặc làm phẳng, làm mềm mô sẹo và cải thiện cảm quan về vết sẹo. Kem corticosteroid và băng tẩm (được tẩm corticosteroid, thoa lên vết sẹo và để lại trên da trong vài giờ) cũng có thể được sử dụng để điều trị sẹo phì đại.

Kết luận

Điều quan trọng nhất bạn cần nhận thức được rằng đa số các vết sẹo sẽ không xoá bỏ được hoàn toàn. Nhưng nếu lựa chọn được phương pháp điều trị thích hợp, vết sẹo sẽ được cải thiện rất nhiều. Rất nhiều người lựa chọn việc không điều trị sẹo. Điều đó không sao cả. Chỉ có bạn mới là người nhìn rõ vết sẹo của mình nhất mà thôi!

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Liệu vắc xin có thể giúp bạn quét sạch mụn trứng cá?

CTV Võ Dung

CTV Võ Dung - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Verywell
Bình luận
Tin mới
  • 02/04/2025

    Nâng cao tầm vóc Việt

    Tầm vóc không chỉ là thước đo chiều cao đơn thuần mà còn phản ánh sức khỏe và sự phát triển toàn diện của một dân tộc. Tuy nhiên, thực trạng chiều cao của người Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế so với bạn bè quốc tế

  • 01/04/2025

    Tăng cường miễn dịch cho trẻ mùa xuân

    Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.

  • 01/04/2025

    Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ: Hiểu đúng và đồng hành cùng người tự kỷ

    Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).

  • 31/03/2025

    Chăm sóc da cho bé vào mùa xuân: Mẹo nhỏ cho mẹ

    Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.

  • 30/03/2025

    Những thay đổi về làn da tuổi mãn kinh

    Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?

  • 30/03/2025

    Người cao tuổi và bệnh giao mùa

    Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.

  • 29/03/2025

    Đi bộ nhanh mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong

    Một nghiên cứu mới cho thấy, hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ nhanh, yoga, làm vườn… mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong.

  • 29/03/2025

    Tại sao bạn bị đau bụng khi chạy?

    Các vấn đề dạ dày khi chạy bộ là một trong những nguyên nhân phổ biến gây khó chịu cho người chạy. Bạn có thể gặp tình trạng co thắt, đau bụng dẫn đến tiêu chảy trong khi chạy.

Xem thêm