Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Những nguy hiểm khi tùy tiện ăn dứa giảm cân

Nếu không sử dụng dứa một cách khoa học, hợp lý thì đây cũng sẽ là loại thực phẩm gây nguy hiểm đối với sức khỏe của bạn.

Nên ngâm dứa với nước muối loãng rồi rửa lại bằng nước sôi nguội. Ảnh minh họa.

Nên ngâm dứa với nước muối loãng rồi rửa lại bằng nước sôi nguội. Ảnh minh họa.

Không phải tự nhiên dứa lại được nhiều chị em ưa chuộng đến vậy. Theo các chuyên gia, dứa không chứa chất béo và protein nhưng lại chứa nhiều chất xơ hỗ trợ quá trình tiêu hóa, mang đến cảm giác no lâu và giảm cảm giác thèm ăn.

Bên cạnh đó chất xơ trong dứa còn tham gia vào quá trình giải phóng và hấp thu carbonhydartes, đẩy nhanh quá trình chuyển hóa năng lượng và ngăn chặn sự tích lũy chất béo.

Không những thế, một quả dứa chứa đến 80% nước và rất giàu vitamin C nên ăn dứa mỗi ngày còn giúp cung cấp nước và các vitamin, giúp thanh lọc cơ thể, chống lão hóa, giảm căng thẳng mệt mỏi và tăng cường sức khỏe hiệu quả.

Tuy nhiên, theo lương y Bùi Hồng Minh (Phó Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, Hà Nội), mặc dù tốt cho sức khỏe nhưng không nên ăn quá nhiều mỗi lần. Liều lượng thích hợp nhất là mỗi người 1 tuần không ăn quá 2 quả dứa.

Giải thích về điều này, chuyên gia cho rằng trong dứa có chất serotonin có khả năng gây co thắt huyết quản mạnh, làm huyết áp tăng cao. Ăn quá nhiều một lúc có thể bị đau đầu, choáng váng.

Chất glucoside trong dứa có tác dụng kích thích mạnh với niêm mạc miệng, thực quản, khi ăn quá nhiều còn khiến chúng ta cảm thấy tê bì ở lưỡi, cổ họng. Do đó, với người khỏe mạnh bình thường cũng không nên ăn nhiều dứa một lúc.

Việc ăn quá nhiều dứa, đặc biệt là ăn trong lúc bụng đói người sẽ luôn có cảm giác lao đao, choáng váng giống như bị say. Ăn nhiều trong thời gian dài có nguy cơ bị trào ngược dạ dày thực quản, tổn thương dạ dày và đau dạ dày mãn tính.

Muốn giảm cân, tuyệt đối không cho đường vào nước dứa. Ảnh minh họa.

Cách ăn rất đơn giản nhất là gọt vỏ, thái lát hoặc miếng vừa ăn, ngâm với nước muối loãng 30 phút sau đó rửa lại bằng nước sôi nguội và thưởng thức.

Ăn dứa cả miếng sẽ tốt hơn uống nước ép dứa vì khi ăn, tuyến nước bọt tiết ra nhiều hơn và dạ dày bạn thu được nhiều dịch hơn. Do đó tạo cảm giác no giả.

Đồng thời, khi bạn nhai, dạ dày co bóp khỏe hơn nên năng lượng cũng tiêu hao nhiều.

Với những người muốn giảm cân, tuyệt đối không được uống nước ép vào sáng sớm khi bụng rỗng để tránh ảnh hưởng đến dạ dày.

Tốt nhất bạn nên tham khảo ý kiến chuyên gia dinh dưỡng, bác sĩ dinh dưỡng để được tư vấn cụ thể, phù hợp tình trạng sức khỏe, cơ địa… của mình.

Tham khảo thông tin tại bài viết: 3 lý do vì sao bạn nên ăn dứa thường xuyên

Theo Giáo dục và thời đại
Bình luận
Tin mới
  • 21/06/2025

    Lẹo mắt có liên quan đến căng thẳng không?

    Lẹo mắt có thể phát triển khi tuyến dầu trong mi mắt bị nhiễm khuẩn. Căng thẳng có thể làm suy giảm hệ miễn dịch và căng thẳng có thể có liên quan đến tình trạng lẹo mắt

  • 21/06/2025

    D3 + K2: Sự phối hợp thiết yếu trong phát triển chiều cao cho trẻ

    Vitamin D3 và K2 là hai vi chất đóng vai trò cốt lõi trong chuyển hóa canxi và phát triển xương. Khi được bổ sung đồng thời, vitamin D3 và K2 có tác dụng “hiệp đồng”, hỗ trợ tối đa quá trình xây dựng hệ xương chắc khỏe, giúp trẻ tăng trưởng chiều cao hiệu quả và an toàn.

  • 20/06/2025

    5 loại thực phẩm nên ăn để hỗ trợ giải độc thận

    Để giải độc thận, một chế độ ăn uống thông minh là chìa khóa. Ưu tiên thực phẩm tươi, giảm đồ ăn chế biến sẵn và nước ngọt để bảo vệ 'bộ lọc' quan trọng của cơ thể.

  • 20/06/2025

    Trải nghiệm tiêu cực thời thơ ấu ảnh hưởng đến trẻ khi trưởng thành như thế nào?

    Trải nghiệm tiêu cực thời thơ ấu là những sự kiện tiêu cực xảy ra trong độ tuổi từ 1 đến 17 tuổi. Những trải nghiệm tiêu cực này ảnh hưởng đến não bộ và sức khỏe của trẻ khi chúng lớn lên thành người trưởng thành và gây nên các vấn đề về sức khỏe tâm thần hoặc các bệnh lý mãn tính. Đọc bài viết sau để hiểu thêm về các vấn đề mà trẻ có thể gặp phải lúc trưởng thành khi có các trải nghiệm tiêu cực thời thơ ấu!

  • 19/06/2025

    Cập nhật nghiên cứu về mối liên quan giữa vitamin K2 và nguy cơ thấp còi

    Nói đến phát triển chiều cao, chắc chắc phải nói đến canxi và vitamin D – những thành phần cốt lõi cho sự phát triển và duy trì sức khỏe của xương. Các bằng chứng khoa học gần đây chứng minh rằng, cùng với canxi và vitamin D còn có vai trò vô cùng quan trọng của vitamin K2. Một số nghiên cứu gần đây đã cho thấy vitamin K2 có thể tác động trực tiếp đến sự tăng trưởng chiều cao của trẻ, đặt ra vấn đề cấp thiết cần cung cấp đủ K2 trong những giai đoạn vàng của sự phát triển ở trẻ nhỏ.

  • 19/06/2025

    Sử dụng D3K2 hiệu quả: Vai trò của công nghệ tiên tiến

    Vitamin D3 và K2 là hai vi chất thiết yếu giúp trẻ phát triển hệ xương chắc khỏe và tăng trưởng chiều cao tối ưu. Tuy nhiên, không phải cứ bổ sung là cơ thể sẽ hấp thu hiệu quả. Thực tế, cả vitamin D3 và K2 đều là vitamin tan trong dầu, và đặc tính này khiến chúng rất khó hấp thu qua đường tiêu hóa, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Việc bổ sung mà không có sự hỗ trợ của công nghệ có thể dẫn đến hấp thu kém, giảm hiệu quả và gây lãng phí.

  • 19/06/2025

    5 loại rau đặc biệt tốt cho gan

    Các bệnh về gan ngày càng gia tăng, ảnh hưởng đến hàng triệu người trên toàn cầu. Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe của gan.

  • 19/06/2025

    Làm thế nào để trung hòa tác dụng của Caffeine?

    Có thể bạn uống quá liều cà phê hay uống một ly nước tăng lực, bạn gặp dấu hiệu run rẩy, nhịp tim không đều, đau bụng và các tác dụng phụ khác của caffeine. Từ việc uống nước đến ăn chuối, hãy tìm hiểu cách thực sự hiệu quả để trung hòa tác dụng của quá nhiều caffeine.

Xem thêm