Bệnh tiểu đường cũng có thể tăng nguy cơ gây ra các vấn đề khác nhau của bàn chân, có nghĩa là bạn cần cẩn trọng một chút trong việc lựa chọn các hoạt động thể dục và lựa chọn giày dép khi luyện tập.
Những người mắc tiểu đường cần lưu tâm đặc biệt tới bàn chân, nhất là khi tập thể dục.
Hiểu về các biến chứng bàn chân trong bệnh tiểu đường
Những người từ 45 tuổi trở lên mắc tiểu đường có nguy cơ phải cắt cụt ngón hoặc cẳng chân cao gấp 10 lần so với những người không mắc. Các biến chứng bàn chân liên quan đến bệnh tiểu đường chủ yếu do hai vấn đề có thể phát sinh khi đường huyết cao: máu nuôi dưỡng đến chân kém (có thể khiến những chấn thương ở bàn chân lâu lành hơn) và bệnh lí thần kinh ngoại vi do tiểu đường, hoặc tổn thương dây thần kinh.
Khi cơ thể không còn có khả năng kiểm soát đường huyết trong phạm vi hẹp, lượng đường dư thừa trong máu có thể dẫn đến tổn thương các dây thần kinh ngoại vi của cơ thể - đặc biệt là ở chân.
Tình trạng mất cảm giác ở chân có nghĩa là một người bị tiểu đường có thể không còn khả năng cảm nhận nếu chân họ quá lạnh, quá nóng, mỏi hoặc đau. Mất cảm giác cũng khiến khả năng cân bằng khó khăn hơn, và họ dễ bị ngã hơn.
Một số vấn đề ở chân phổ biến khác có thể xuất hiện ở người mắc tiểu đường bao gồm:
Các vết chai: các vùng da dày lên là kết quả từ việc có quá nhiều áp lực hoặc ma sát ở chân. Nó có thể xảy ra khi bạn đeo giày quá chật. Các vết chai cũng có thể hình thành khi các ngón chân bắt đầu bị biến dạng và cọ xát vào nhau. Chúng có thể phát triển thành các vết loét theo thời gian nếu không được chữa trị. Với những người bị tiểu đường, các vết loét này là một nguyên nhân phổ biến khiến họ phải nằm viện.
Móng chân mọc quặp vào trong: Khi đi giày không vừa với chân hoặc móng chân không được cắt tỉa gọn, kết quả có thể là móng chân mọc quặp vào trong. Với tình trạng này, cạnh của móng sẽ mọc xuống dưới và cắm vào trong da của ngón chân, khiến ngón chân bị đỏ và bị nhiễm trùng.
Ngón chân gập xuống: là tình trạng ngón chân gập bất thường ở giữa khớp ngón chân. Nó có thể xảy ra khi các cơ ngón chân yếu đi và các ngón chân nhỏ bắt đầu gập xuống bên dưới bàn chân, làm cho bạn gặp khó khăn khi đi bộ. Nó có thể gây ra các vết chai và vết loét ở người mắc tiểu đường.
Da khô và nứt nẻ: Da quá khô có thể là kết quả của các ảnh hưởng gây mất nước của đường huyết cao, và bởi vì các dây thần kinh ở bàn chân bị tổn thương có thể không cho phép dầu của da được tiết ra một cách thích hợp.
Da quá khô có thể gây ra nứt nẻ, và đó là một vấn đề. Da bị nứt nẻ có thể gây ra nhiễm trùng – một tình trạng thích hợp với một môi trường tối, ấm áp và ẩm ướt, nơi đường máu trở thành nguồn cung cấp thực phẩm cho sự nhiễm trùng.
Nếu bạn chú ý tới bất cứ vấn đề nào và những thay đổi ở bàn chân, bạn nên đến gặp bác sĩ để điều trị ngay lập tức. Bạn cũng nên đến kiểm tra nếu bạn cảm thấy đau, sưng, tấy đỏ, tê bì, bỏng rát, cảm giác ngứa ran ở bàn chân hoặc cẳng chân, hoặc đôi chân không yên vào ban đêm.
Hoạt động để quản lí tiểu đường tốt hơn
Bạn không nên để các vấn đề có thể xảy ra với đôi chân ngăn cản bạn hoạt động. Những lợi ích của việc tập thể dục đối với bệnh tiểu đường vẫn rất đáng để bạn cố gắng vận động. Trong thực tế, hoạt động có thể giúp cải thiện sự lưu thông máu, rất tốt cho đôi chân của bạn.
Ngoài ra, tập thể dục tốt cho nhiều khía cạnh khác của bệnh tiểu đường, ví dụ như giảm nguy cơ trầm cảm, và có thể giúp kiểm soát cảm giác thèm ăn.
Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kì khuyến cáo rằng những người mắc tiểu đường cần tập luyện 150 phút với cường độ trung bình đến cao mỗi tuần, trải ra trong ít nhất 3 ngày trong tuần. Ví dụ các hoạt động thể dục bao gồm như đi bộ nhanh, khiêu vũ và làm vườn. Bên cạnh đó, hãy rèn luyện sức mạnh ít nhất hai lần một tuần, ví dụ như nâng tạ nhẹ hoặc sử dụng các dây kháng lực.
Làm thế nào để bảo vệ đôi chân trong khi tập luyện?
Hãy chăm sóc cho đôi chân trong khi hoạt động, thử các mẹo đơn giản sau:
Hút thuốc làm giảm lượng máu đến chân, vì vậy hãy bỏ thuốc – và quản lí hiệu quả bệnh tiểu đường có thể giúp giữ cho chân của bạn được khỏe mạnh.
Nếu bạn có bất kì câu hỏi nào khi bắt đầu tập thể dục hàng ngày hoặc chăm sóc chân, hãy hỏi bác sĩ. Cẩn trọng hơn một chút, bạn có thể thích hoạt động và thu về những lợi ích cho bệnh tiểu đường và sức khỏe tổng thể của bản thân.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Bảo vệ da trong mùa đông ở bệnh nhân tiểu đường
Tuy không có chế độ ăn kiêng đặc biệt nào có thể chữa khỏi hội chứng thiên thần nhưng dinh dưỡng hợp lý có thể giúp kiểm soát cân nặng, cải thiện giấc ngủ, quản lý táo bón và hỗ trợ phát triển nhận thức.
Dậy thì là một giai đoạn quan trọng trong cuộc đời mỗi người, đánh dấu sự chuyển đổi từ trẻ em sang người trưởng thành. Đây là giai đoạn cơ thể có nhiều thay đổi về mặt thể chất và tâm sinh lý, đặt nền móng cho sức khỏe sinh sản và sức khỏe tổng quát trong tương lai. Việc thấu hiểu những biến đổi này, cùng với sự quan tâm, hỗ trợ từ gia đình và xã hội, sẽ giúp thanh thiếu niên vượt qua giai đoạn dậy thì một cách an toàn và khỏe mạnh.
Bệnh lao hạch gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và khả năng ăn uống. Việc phát hiện sớm, điều trị đúng phác đồ và có chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp người bệnh nhanh phục hồi sức khỏe.
Bạn có thể dùng salad như một bữa ăn lành mạnh hoặc món ăn kèm, nhưng salad có thể gây ra một số vấn đề về tiêu hóa tùy thuộc vào thành phần của nó. Rau và trái cây sống là những thực phẩm có thể gây đầy hơi và chướng bụng do một số hợp chất và vi khuẩn, và chúng có thể là lý do tại sao bạn có thể bị đau bụng dữ dội sau khi ăn salad.
Quả lê không chỉ đơn thuần là một loại trái cây ngon mà còn là một vị thuốc tự nhiên rất tốt cho sức khỏe.
Mùa hè là thời điểm tuyệt vời để tận hưởng những ngày dài đầy nắng, tham gia các hoạt động ngoài trời và thư giãn. Tuy nhiên, nhiệt độ và độ ẩm cao trong mùa hè cũng có thể gây ra một số vấn đề sức khỏe. Việc nhận biết các bệnh lý mùa hè phổ biến, nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng tránh sẽ giúp bạn bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình.
Chấy rận không chỉ gây ngứa ngáy khó chịu mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể. Chế độ ăn uống khoa học, giàu dinh dưỡng có thể giúp tăng cường sức đề kháng, giảm ngứa ngáy và hỗ trợ quá trình điều trị chấy rận hiệu quả hơn.
Ngải cứu là loại rau cũng như phương thuốc được dùng phổ biến trong đời sống người dân. Mặc dù ngải cứu đã được sử dụng nhiều trong y học phương Đông với nhiều công dụng tuyệt vời trong suốt chiều dài lịch sử, tuy nhiên y học hiện đại chưa chứng minh được tất cả những lợi ích cổ truyền của ngải cứu. Cùng tìm hiểu về loại cây này qua bài viết sau đây!