Không có một chế độ ăn cụ thể nào có thể ngăn ngừa hoàn toàn cơn gout cấp. Tuy nhiên, một chế độ ăn uống lành mạnh sẽ giúp kiểm soát bệnh tốt hơn. Rau và trái cây là thực phẩm an toàn cho người bệnh gout vì chúng chứa nhiều vitamin và khoáng chất, chất xơ và chất chống oxy hóa có lợi cho người bệnh.
Người bệnh gout nên ăn rau quả giàu vitamin C.
Theo TS. BS Nguyễn Trọng Hưng, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, người bị bệnh gout nên ăn các thực phẩm có hàm lượng purin thấp như hoa quả và rau tươi giàu chất xơ, vitamin C.
Rau xanh các loại như súp lơ xanh và rau chân vịt là những thực phẩm giàu chất xơ được khuyến khích dùng cho người bệnh gout bởi chúng có thể làm giảm hấp thu đạm từ đó giảm sự hình thành acid uric.
Nên sử dụng nhiều thực phẩm có tính kiềm như: cải xanh, củ cải, bí… vì chúng có tác dụng trung hòa acid uric trong máu, làm chậm tiến triển của bệnh. Tránh các loại rau xanh có tốc độ tăng trưởng nhanh như: măng tây, măng tre, nấm, giá, dọc mùng… vì chúng làm tăng tốc độ tổng hợp acid uric trong máu.
Nên sử dụng các loại quả giàu vitamin C như dâu tây, dứa... vì chúng làm giảm tình trạng viêm hiệu quả, giúp người bệnh khỏe mạnh hơn.
Bông cải xanh
Bông cải xanh là thực phẩm có rất nhiều lợi ích đối với người bệnh gout. Bông cải xanh là một loại rau rất giàu dinh dưỡng, có đầy đủ vitamin, khoáng chất, chất xơ và chất chống oxy hoá. Trong thành phần dinh dưỡng của bông cải xanh có 90% là nước, 7% carbohydrate, 3% protein và hầu như không có chất béo.
Bông cải xanh chứa các hợp chất hoạt tính sinh học khác nhau đã được chứng minh là làm giảm viêm trong các mô cơ thể. Kaempferol, một flavonoid trong bông cải xanh, chứng tỏ khả năng chống viêm mạnh mẽ trong cả nghiên cứu trên động vật và ống nghiệm.
Bông cải xanh cũng rất giàu chất xơ giúp đường ruột khỏe mạnh và tăng cường chức năng của hệ tiêu hóa. Một nghiên cứu gần đây trên người cho thấy, những người ăn bông cải xanh có thể đi đại tiện dễ dàng hơn so với những người trong nhóm đối chứng
Vitamin C được cho là chất dinh dưỡng cần thiết nhất cho chức năng miễn dịch và bông cải xanh cung cấp một lượng vitamin C đáng kể. Một nửa cốc, 78g bông cải xanh nấu chín cung cấp 84% lượng vitamin C khuyến nghị hàng ngày.
Tất cả các bộ phận của bông cải xanh như thân và bông đều chứa các hợp chất dinh dưỡng có lợi cho những người mắc bệnh gout. Đặc biệt, bông cải xanh chứa nhiều hợp chất chống oxy hóa có tác dụng chống viêm, có thể giúp chống lại nhiều bệnh mạn tính, bao gồm cả bệnh gout.
Bông cải xanh là thực phẩm có lợi đối với người bệnh gout.
Rau chân vịt còn có tên là cải bó xôi, rau bina. Rau chân vịt chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất như: vitamin A, B2, B6, C, D, E, K; sắt, mangan, magie, canxi và axit folic.
Đồng thời, lượng calo, đường và chất béo trong rau chân vịt rất thấp nên được đánh giá là rất tốt cho sức khỏe. Hàm lượng chất xơ trong rau chân vịt khá lớn, giúp hỗ trợ hiệu quả hoạt động của hệ tiêu hóa, giúp trị táo bón, hạn chế triệu chứng khó tiêu.
Quả anh đào có thể giúp hỗ trợ ngăn ngừa các cơn gout cấp do các hợp chất tự nhiên được gọi là anthocyanins trong quả anh đào có chứa các đặc tính chống oxy hóa và chống viêm có thể kiểm soát các triệu chứng của bệnh gout.
Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra ăn cherry có tác dụng làm giảm nồng độ axit uric trong huyết thanh và có thể làm giảm cơ chế tái phát ở bệnh nhân gout. Cherry và một số sản phẩm từ cherry (như nước ép cherry) cũng chứa anthocyanins hàm lượng cao, là một flavonoid có đặc tính chống ôxy hóa, có tác dụng tốt trong việc kiểm soát cơn đau và viêm liên quan đến bệnh gout.
Quả anh đào.
Có lẽ bạn đã nghe nói rằng việc có tư thế tốt là khá quan trọng. Điều đó cũng đúng với tư thế ngủ của bạn. Các tư thế ngủ khác nhau có ảnh hưởng đến vai, cổ và cột sống của bạn. Dưới đây là những điều bạn cần biết khi tìm tư thế ngủ lành mạnh nhất cho mình.
Để duy trì một sức khỏe tốt, bạn nên chú ý tới các dấu hiệu viêm nhiễm có thể xuất hiện trên cơ thể. Chúng được coi là các tác nhân gây ra nhiều căn bệnh nguy hiểm, bao gồm bệnh tim mạch, đột quỵ, ung thư, tiểu đường và béo phì.
Lipoprotein cholesterol tỷ trọng thấp (LDL), là loại cholesterol xấu có thể làm tăng nguy cơ đau tim và đột qụy. Cholesterol LDL đóng vai trò quan trọng trong việc tích tụ các chất béo bên trong động mạch, có thể khiến các mạch máu bị thu hẹp theo thời gian, làm tăng nguy cơ đau tim và đột quỵ.
Các loại phô mai từng bị coi là thực phẩm kém lành mạnh vì hàm lượng chất béo bão hòa cao, có thể làm tăng cholesterol trong cơ thể. Tuy nhiên, nghiên cứu mới cho thấy chúng cũng có thể mang tới những lợi ích nhất định.
Bệnh tiểu đường có lẽ được biết đến nhiều nhất với các triệu chứng điển hình như lượng đường trong máu cao và đi tiểu thường xuyên. Bên cạnh đó, tình trạng bệnh lý này cũng có thể dẫn đến các biến chứng ảnh hưởng đến bàn chân và cẳng chân của bạn. Điều này đòi hỏi người bệnh phải biết cách chăm sóc tốt cho bàn chân của mình. Dưới đây là lý do tại sao bạn nên chăm sóc đặc biệt cho phần chi dưới nếu mắc bệnh tiểu đường và cách chăm sóc bàn chân dành cho người tiểu đường.
Bơ động vật và bơ thực vật là nguyên liệu không thể thiếu trong ẩm thực, nhất là với ngành bánh. Nó không chỉ góp phần tạo nên hương thơm đặc trưng mà còn giúp chiếc bánh thêm mềm mịn hơn. Tuy nhiên, nhiều người thắc mắc loại bơ nào bổ dưỡng, tốt cho sức khỏe hơn?
Hệ miễn dịch là một trong những "tuyến phòng thủ" của cơ thể giúp chống lại các tác nhân bên ngoài. Hệ miễn dịch không khỏe sẽ khiến cơ thể dễ mắc nhiều bệnh. Chế độ dinh dưỡng có vai trò quan trọng tăng cường khả năng miễn dịch, điển hình là việc cung cấp 5 dưỡng chất sau.
Vitamin B12 là một vi chất quan trọng đối với cơ thể. Vì vậy, nếu thiếu loại vitamin này sẽ gây ra nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau, bao gồm vấn đề về lưỡi.