Chứng mất ngủ

Đây hầu như là nguyên nhân phổ biến của việc đau đầu mỗi sáng. Dù ngủ đủ 7 – 8 tiếng mỗi đêm mà thức dậy vẫn không thấy khỏe, sảng khoái thì có nghĩa bạn đã ngủ không ngon giấc. Một số dấu hiệu thường thấy của chứng mất ngủ chính là khó chìm vào giấc ngủ hoặc hay tỉnh giấc giữa đêm.

Bên cạnh đó, mất ngủ sẽ gây ra tình trạng thiếu ngủ, ảnh hưởng đến sinh hoạt lẫn công việc. Để ngăn ngừa tận gốc, bạn cần đi khám để được đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.

Bệnh đau nửa đầu

Còn gọi là bệnh Migraine, bệnh sẽ khiến bạn thấy đau nửa đầu hoặc đau cả 2 bên. Kèm theo triệu chứng tim đập nhanh.

Tùy theo mức độ mà bệnh nhân có thể kèm theo buồn nôn, sợ ánh sáng, sợ tiếng động và căng thẳng cao độ. Một trong những dấu hiệu ban đầu chính là đau đầu khi thức giấc mỗi sáng.

Hầu như ai mắc phải căn bệnh này đều thấy đau nửa đầu bên trái. Người bệnh nếu không điều trị sớm sẽ dễ bị suy giảm trí nhớ, khó tập trung, trầm cảm , mù vĩnh viễn và thậm chí là đột quỵ.

Ngoài việc đi khám sớm, chị em hãy nghỉ ngơi và ngủ đủ giấc để giảm đau nhanh. Hãy thay đổi thói quen sống lành mạnh hơn, tránh xa các chất kích thích và vận động thường xuyên, nhất là phải ăn uống khoa học. Đừng để bệnh nặng thêm rồi không "sửa chữa" kịp.

Mắc trầm cảm hoặc lo lắng

Trong một nghiên cứu trên Tạp chí Hiệp hội Y khoa Mỹ, yếu tố đáng sợ nhất gây nên đau đầu buổi sáng mãn tính chính là lo lắng và trầm cảm. Một khi sức khỏe tinh thần đi xuống (stress, buồn phiền…) sẽ gây mất ngủ và làm cơn đau đầu trầm trọng thêm, có khi uống thuốc mấy cũng không hết.

Nếu nghi ngờ bản thân đang mắc trầm cảm hoặc những bệnh lý liên quan, hãy đến gặp bác sĩ ngay. Thông thường chứng bệnh này sẽ khỏi nhanh bằng thuốc hoặc trò chuyện hàng ngày. Vậy nên phụ nữ đừng để bản thân quá áp lực, hãy giao lưu và tiếp xúc với bạn bè nhiều hơn, đặc biệt đừng dồn nén nhiều tâm sự.

Do chứng ngưng thở khi ngủ

Đây là loại bệnh khá nghiêm trọng khiến bạn ngừng thở liên tục trong khi ngủ. Ngưng thở khi ngủ sẽ làm thiếu oxy toàn thân và tăng huyết áp, từ đó tăng nguy cơ đau đầu như búa bổ khi thức dậy. Nếu không điều trị sớm, bệnh sẽ ảnh hưởng đến các cơ quan như não, tim, phổi, thận… làm rối loạn chuyển hóa và đột quỵ .

Dấu hiệu rõ nét nhất minh chứng bạn đang mắc chứng này thường là ngủ ngáy, mệt mỏi cả ngày, buồn ngủ vào ban ngày và đau đầu khi thức dậy. Chứng bệnh này có thể được điều trị bằng việc giảm cân, thay đổi lối sống sinh hoạt và dùng các thiết bị đặc biệt.

Tai biến mạch máu não (đột quỵ)

Nhóm đối tượng có nguy cơ bị tai biến mạch máu não cần lưu ý với các triệu chứng đau đầu liên tục. Khi đau đầu kèm nôn mửa, thay đổi ý thức, mất thăng bằng, giảm thị lực và khả năng nói, tê bì vùng mặt hoặc toàn thân,... là dấu hiệu của tai biến. Đột quỵ sẽ để lại nhiều hậu quả nặng nề cho bệnh nhân, do đó không nên chủ quan với tình trạng nguy hiểm này.

Khối u não

Dù khá hiếm gặp nhưng hơn 50% số người có khối u trong não bị đau đầu dai dẳng nhiều tháng không khỏi, thường xuất hiện khi nửa đêm về sáng, tiến triển tăng dần đến mức dữ dội, chưa từng thấy. Ở giai đoạn muộn hơn bệnh cò kèm theo các triệu chứng đặc trưng khác, cần chụp CT scan não hoặc MRI để chẩn đoán chính xác căn bệnh.

Nhiễm trùng não – màng não

Nếu đau đầu liên tục và lan tỏa ở người thường hay bị sốt hoặc thể trạng nhiễm trùng, kèm theo đó là cứng vùng gáy, sợ ánh sáng và tiếng động thì cần chọc dò dịch não tủy xét nghiệm, xét nghiệm máu và chụp MRI sọ não để xác định nhiễm trùng não – màng não.

Di chứng của chấn thương hoặc tai nạn

Tiền sử chấn thương hoặc tai nạn xảy ra trong quá khứ dù là nặng hay va đập nhẹ vùng đầu đều có thể là nguyên nhân gây đau đầu sau này. Khi có biểu hiện đau đầu tăng dần, thường kèm theo nôn, bệnh nhân cần được chụp CT scan hoặc MRI sọ não để tìm ra tổn thương máu tụ mạn tính. Nếu có, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật để bơm rửa, dẫn lưu huyết tụ và giải phóng chèn ép thần kinh.

Ngoài ra, còn một vài nguyên nhân gây đau đầu liên tục và thường xuyên ngoài bệnh lý mọi người cần chú ý hạn chế bao gồm:

Thường xuyên lo âu trong cuộc sống khiến bản thân không thể ngừng suy nghĩ;
Tình trạng stress, căng thẳng kéo dài (thường gặp và đang có xu hướng ngày càng tăng)

Cơ thể mất nước gây thiếu máu và oxy lên não

Hormone thay đổi ở chu kỳ kinh nguyệt, thời kỳ tiền mãn kinh hoặc phụ nữ sau sinh

Rối loạn giờ giấc và thói quen sinh hoạt của những người hay thức khuya làm việc hoặc di chuyển giữa các múi giờ khác nhau

Uống cà phê quá nhiều và liên tục.

Cách làm giảm những cơn đau đầu mỗi sáng

- Ngủ đủ giấc từ 7 – 8 giờ mỗi đêm

- Đi ngủ và thức giấc vào cùng một thời điểm

- Tạo một không gian ngủ lành mạnh

- Không dùng điện thoại và máy tính trước khi đi ngủ
 
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: 13 phương pháp trị đau đầu không dùng thuốc.