Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Vì sao bạn thường xuyên bị đau đầu?

Đau đầu là tình trạng rối loạn phổ biến nhất ảnh hưởng đến hệ thần kinh. Cơn đau có thể âm ỉ hoặc dữ dội tùy vào nguyên nhân dẫn đến đau đầu. Vậy bạn đã biết những nguyên nhân gây ra đau đầu chưa?

Thiếu ngủ

Tình trạng thiếu ngủ nguyên nhân phổ biến dẫn đến đau đầu

Thiếu ngủ khiến hệ thần kinh hoạt động liên tục, không có thời gian nghỉ ngơi. Đau đầu do thiếu ngủ xuất phát từ nguyên nhân thiếu máu lên não khiến các hoạt động tại đây giảm sút rõ rệt. Bên cạnh đó, thiếu ngủ không chỉ gây đau đầu còn khiến khối lượng não giảm 20% so với người bình thường. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thần kinh trung ương chi phối các hoạt động, ngôn ngữ, gây nên tình trạng suy giảm trí nhớ.

Căng thẳng

Đau đầu khi căng thẳng kéo dài là hiện tượng bệnh nhân bị đau do co thắt cơ ở vùng mặt, cổ và da đầu, dẫn đến đau đầu vùng trán, đau đầu 2 bên thái dương hoặc đau nửa đầu. Nguyên nhân là do khi cơ thể căng thẳng, stress kéo dài, lo lắng, trầm cảm sẽ làm những cơ ở vùng này trở nên căng cứng và gây ra cảm giác đau.

Thay đổi nội tiết tố

Đau đầu, đặc biệt là đau nửa đầu, có liên quan đến thay đổi nội tiết tố nữ - cụ thể là hormone estrogen. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, đau đầu và đau nửa đầu thường tương ứng với chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng của người phụ nữ, cho thấy sự tăng và giảm hormone estrogen trong chu kỳ có tác động lên cơn đau ở đầu.

Một số nguyên nhân khác của đau đầu do thay đổi nội tiết tố nữ như mang thai, tiền mãn kinh, sử dụng thuốc tránh thai...

Ăn không đúng bữa

Chế độ ăn uống không khoa học có thể gây đau đầu

Khi bạn nhịn ăn, ăn thực phẩm nhiều đường, bỏ bữa... có thể dẫn đến đau đầu. Bữa ăn hàng ngày liên tục bị trì hoãn, cơ thể sẽ đói dữ dội do lượng glucose trong máu xuống quá thấp, khiến các cơ bị thắt lại gây ra cơn đau đầu do căng thẳng. Vì vậy, hãy xây dựng cho mình những bữa ăn cân bằng dinh dưỡng và lịch ăn đều đặn.

Tăng tiêu thụ caffeine

Khi số lượng cà phê bạn uống hàng ngày tăng dần lên có thể làm chứng đau nửa đầu trở nên trầm trọng. Caffeine có thể giúp giảm đau và làm co mạch (thu hẹp các mạch máu). Tuy nhiên, tiêu thụ quá nhiều sẽ làm thay đổi hoạt động trong não và gây co mạch quá mức, điều này dẫn đến chứng đau nửa đầu.

Hút thuốc lá

Theo các nghiên cứu chỉ ra rằng, hút thuốc làm tăng nguy cơ đau đầu theo từng cơn. Trong khói thuốc lá có nicotin, đây là một chất kích thích có thể làm cho các mạch máu trong cơ thể bạn giãn ra tạo cảm giác hưng phấn. Cho nên khi bạn ngừng hút thuốc lá, các mạch máu trong cơ thể co lại, lượng máu lên não và vỏ não giảm đáng kể, hoạt động của não bị suy nhược gây ra hiện tượng đau nửa đầu. Ngoài ra khi lưu lượng máu đến màng não giảm, những cơn đau đầu dữ dội sẽ xuất hiện, bạn thường cảm thấy đau phía sau đầu hoặc hai bên thái dương, trên đầu.

Thường xuyên sử dụng máy tính, điện thoại

Làm việc với máy tính, điện thoại quá lâu khiến cơ thể mệt mỏi và đau đầu 

Khi mắt bạn phải tiếp xúc với quá nhiều nguồn ánh sáng, từ ánh nắng bên ngoài cửa sổ, đèn điện huỳnh quang, đèn bàn đến ánh sáng từ màn hình máy vi tính, điện thoại. Cường độ sáng quá mức như vậy có khả năng gây ra các bệnh đau đầu.

Uống quá nhiều rượu

Rượu không chỉ chứa histamine mà còn thúc đẩy hệ thống miễn dịch  tạo ra nhiều hóa chất này hơn. Điều này làm tăng phản ứng viêm trên khắp cơ thể người uống rượu. Ngoài ra, thành phần chính của rượu là ethanol, khi vào cơ thể hóa chất này được chuyển thành tác nhân kích hoạt chứng đau nửa đầu.

Tham khảo thông tin tại bài viết: Nguyên nhân của các cơn đau đầu sau tai

Lê Tuyết H+ ( Lược dịch theo Boldsky) - Theo Healthplus
Bình luận
Tin mới
  • 28/03/2024

    Vì sao bạn nên tẩy lớp trang điểm trước khi tập thể dục?

    Việc trang điểm nhẹ nhàng trước khi đến phòng tập thể dục có thể giúp chị em phụ nữ tự tin hơn. Nhưng theo một nghiên cứu mới được đăng trên Journal of Cosmetic Dermatology, việc này có thể có thể làm giảm lượng dầu trên da, gây khô da.

  • 28/03/2024

    5 nguyên liệu không nên bỏ qua khi pha chế món sinh tố chống viêm

    Sinh tố là thức uống bổ sung năng lượng và vitamin hiệu quả khi bạn mệt mỏi vì thời tiết. Công thức pha chế sinh tố nên có những thực phẩm, nguyên liệu giàu chất chống viêm để bảo vệ sức khỏe.

  • 28/03/2024

    Bà bầu "bỏ túi" ngay những lợi ích không ngờ từ việc uống vitamin trong thai kỳ

    Vitamin dành cho bà bầu là những viên bổ sung được sản xuất đặc biệt nhằm cung cấp cho cơ thể phụ nữ mang thai các vitamin và khoáng chất cần thiết. Bác sĩ khuyên bạn uống vitamin ngay từ khi bắt đầu lên kế hoạch mang thai cũng như trong suốt thai kỳ.

  • 28/03/2024

    Thực phẩm, đồ uống nên hạn chế khi đang bị nghẹt mũi

    Dấu hiệu nghẹt mũi thường gặp khi bạn bị cảm cúm, viêm mũi dị ứng hoặc viêm đường hô hấp. Một số thực phẩm, đồ uống có thể khiến triệu chứng này trầm trọng hơn, cản trở việc hít thở của bạn.

  • 28/03/2024

    Chấn thương sọ não có hồi phục được không?

    Chấn thương sọ não luôn được coi là một trong những thương tổn nghiêm trọng nhất có thể xảy ra với con người. Tuy nhiên, với những tiến bộ mới trong lĩnh vực y tế và phục hồi chức năng, ngày càng có nhiều hy vọng để người bệnh chấn thương sọ não có thể phục hồi và hồi phục các chức năng quan trọng.

  • 27/03/2024

    Những triệu chứng và biến chứng điển hình của bệnh sởi

    Bệnh sởi là một bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng do virus sởi gây ra, có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Nhận biết sớm các dấu hiệu và triệu chứng như sốt cao, ho, chảy nước mũi và phát ban da đặc trưng là rất quan trọng để điều trị kịp thời. Hiểu rõ các triệu chứng sởi còn giúp phòng ngừa sự lây lan của căn bệnh này.

  • 27/03/2024

    5 loại thảo mộc giúp tăng cường sức khoẻ hô hấp

    Khi gặp các vấn đề hô hấp, nhiều người có xu hướng tìm các giải pháp từ thiên nhiên để giảm nhanh các triệu chứng khó chịu cũng như tăng cường sức khoẻ đường thở. Dưới đây là 5 loại thảo mộc bạn có thể thử áp dụng.

  • 27/03/2024

    Biện pháp cải thiện triệu chứng viêm họng

    Viêm họng là vấn đề hô hấp có thể xảy ra quanh năm, nhất là trong thời tiết giao mùa do virus, vi khuẩn tấn công đường thở. Cần làm gì để cải thiện triệu chứng viêm họng hiệu quả?

Xem thêm