Bạn sẽ mất đi các mô nạc
Một trong những điều đầu tiên xảy ra khi bạn bước sang tuổi 30 là bạn sẽ mất đi các mô nạc, dẫn đến tình trạng teo cơ và giảm số lượng tế bào ở một số cơ quan, ví dụ như gan và thận. Thêm vào đó, các khối mỡ của cơ thể cũng sẽ tăng dần theo tuổi. Theo một số thống kê, lượng mỡ cơ thể của bạn sẽ tăng dần hàng năm sau tuổi 30. Và đa số những người cao tuổi sẽ có nhiều mỡ hơn khoảng 30% so với khi họ còn trẻ.
Giảm mật độ xương
Sau khi bước sang tuổi 30, mật độ khoáng chất trong xương của bạn cũng sẽ giảm đi. Mặc dù đây là tình trạng bình thường nhưng có thể sẽ dẫn đến các hậu quả nghiêm trọng về sau. Mặc dù nam giới và nữ giới đều có thể bị mất mật độ khoáng chất trong xương như nhau, nhưng tình trạng này phổ biến ở nữ giới hơn. Trong giai đoạn sớm, tình trạng này được phân loại là khối lượng xương thấp. Nhưng khi lượng khoáng chất trong xương giảm đến một mức độ nào đó, sẽ được coi là loãng xương. Giảm lượng khoáng chất trong xương cùng với việc mất khối mô cơ có thể dẫn đến việc hạn chế vận động thể chất của bạn. Để dự phòng tình trạng mất khoáng chất trong xương, bạn nên thực hiện các biện pháp dự phòng như bổ sung đủ canxi, vitamin D và protein. Bạn cũng nên luyện tập các bài tập như nâng tạ và các bài tập có kháng lực, tránh hút thuốc lá và hạn chế tiêu thụ đồ uống có cồn.
Mặc dù có nhiều nguyên nhân có thể gây cứng khớp nhưng rất nhiều người có thể sẽ bị cứng khớp trong suốt cuộc đời. Nếu khớp của bạn cứng hơn bình thường, bạn nên đến gặp bác sĩ để đảm bảo rằng không có nguyên nhân sức khỏe tiềm ẩn nào gây ra tình trạng cứng khớp. Cứng khớp do tuổi tác là hoàn toàn bình thường. Bạn có thể sẽ bị cứng khớp nếu ngồi hoặc nằm quá lâu. Sau một giấc ngủ dài vào ban đêm, lưng của bạn có thể sẽ bị cứng hơn vì thiếu dịch đi đến các khớp. Sau khi vận động 1 lúc, các sụn khớp sẽ lỏng hơn và bạn sẽ có thể chuyển động được dễ dàng hơn. Càng lớn tuổi, khớp sẽ càng cứng. Để giảm tình trạng cứng khớp, bạn có thể chườm nóng hoặc chườm lạnh.
Bạn sẽ trải qua giai đoạn dậy thì lần thứ 2
Các chuyên gia gọi giai đoạn chuyển tiếp từ 20 sang 30 tuổi là giai đoạn dậy thì thứ hai, và giai đoạn này được đánh dấu bằng việc suy giảm chậm các hormone sinh dục chính. Ở nữ giới, giai đoạn dậy thì thứ 2 này được đặc trưng bởi sự thay đổi cấu trúc da, khô âm đạo, chu kỳ kinh nguyệt thất thường và bạc tóc. Những thay đổi này thường xảy ra âm thầm và sẽ nhìn rõ nhất khi bạn ở tuổi 40. Cùng với những thay đổi về chu kỳ kinh nguyệt, khả năng sinh sản ở nữ giới cũng sẽ giảm đi. Ở nam giới thay đổi da và có tóc bạc là 2 thay đổi rõ ràng nhất. Nam giới cũng sẽ bắt đầu giảm sản xuất testosterone khi bước vào tuổi 30 và khi sang đến tuổi 40, rối loạn cương dương và phì đại tuyến tiền liệt.
Thay đổi về da
Rõ ràng là da bạn sẽ thay đổi khi bước sang tuổi 30, nhưng điều đó không có nghĩa là bạn sẽ sống nốt phần đời còn lại với một gương mặt nhăn nhúm và giãn tĩnh mạch. Khô da, kích ứng da, và đốm đồi môi là những vấn đề hết sức bình thường của quá trình lão hóa. Khi bước sang tuổi 30, bạn nên thay đổi thói quen chăm sóc da hàng ngày. Lúc này, các tế bào sẽ bắt đầu tái tạo chậm hơn, do vậy da mới sẽ ít được tạo ra hơn, hậu quả là dẫn đến tình trạng khô da. Lượng collagen và elastin trong cơ thể cũng sẽ giảm dần khi có tuổi. Suy giảm estrogen cũng có thể dẫn đến mất xương và mất khối cơ trên mặt, khiến da mặt bị chảy xệ.
Răng bạn sẽ vàng hơn
Một trong số những dấu hiệu lão hóa mà nhiều người trong số chúng ta muốn tránh đó là tình trạng vàng răng. Bạn hoàn toàn có thể dự phòng được vì vàng răng chủ yếu là do lối sống. Hút hoặc nhai thuốc lá, uống cà phê và uống trà là những thủ phạm chính gây vàng răng. Và ảnh hưởng của những chất này có thể tích tụ dần theo năm tháng. Các thực phẩm màu tối khác như xì dầu, chocolate, giấm balsamic có thể gây đổi màu răng nhẹ. Các thực phẩm giàu tính acid có thể làm hỏng men răng và có thể khiến răng trông vàng hơn. Nếu 30 năm đầu đơi bạn ăn uống nhiều những loại thực phẩm này thì chắc chắn, răng của bạn sẽ bị ảnh hưởng sau tuổi 30. Bạn nên thường xuyên đến gặp nha sĩ để làm sạch răng, thực hiện vệ sinh răng miệng tốt để tránh tích tụ tình trạng ố vàng trên răng.
Với một số người, họ có thể đã có tóc bạc ở từ những năm 20 tuổi, một số người khác có khi tóc vẫn rất đen ở tuổi 50. Nhưng tóc bạc là một trong số những dấu hiệu phổ biến nhất của lão hóa, bên cạnh tình trạng xuất hiện nếp nhăn trên mặt. Trên thực tế, khi các nang tóc sản xuất ra một sợi tóc, thì sợi tóc đó thường sẽ có màu cho đến khi sợi tóc chết đi. Nhưng do các sợi tóc sẽ trải qua quá trình chết và tái tạo lại nhiều lần, nên các nang tóc sẽ sản sinh ra ít sắc tố màu hơn. Và không chỉ có tóc, các phần lông khác trên cơ thể của bạn cũng sẽ đổi màu, ví dụ như lông mày. Ngoài yếu tố do lão hóa và di truyền, thì căng thẳng cũng là một yếu tố khiến tóc bạn nhanh bạc hơn. Bạc tóc thường diễn ra rõ ràng nhất sau tuổi 35.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Sức khỏe âm đạo ở mọi độ tuổi - Phần 2
Trẻ em ngày nay có xu hướng dậy thì sớm. Dinh dưỡng cũng là một trong những yếu tố góp phần gây dậy thì sớm ở trẻ.
Da của chúng ta là cơ quan lớn nhất của cơ thể và nhiều tình trạng da có cả biểu hiện bên trong và bên ngoài. Chỉ có một số ít nghiên cứu đã xem xét cách chế độ ăn uống có thể tác động đến một số tình trạng da liễu nhất định. Bài viết dưới đây sẽ liệt kê danh sách các tình trạng da phổ biến và cách chế độ ăn uống có thể giúp ích hoặc gây hại cho làn da của bạn.
Sự thay đổi nội tiết tố ở phụ nữ tuổi mãn kinh không chỉ dẫn đến các triệu chứng được nhiều người biết đến như bốc hoả, thay đổi tâm trạng,…mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe xương, tăng nguy cơ loãng xương và gãy xương.
Xu hướng dậy thì sớm ngày càng gia tăng. Một số ít có thể là biểu hiện của bệnh lý, cần được điều trị đặc biệt.
Một nghiên cứu mới cho thấy, ngay cả khi bạn hút thuốc lá điện tử không chứa nicotine vẫn có tác động tiêu cực đến lưu lượng máu của cơ thể.
Khi bạn già đi, làn da cũng như các cơ quan khác sẽ bị lão hóa như một lẽ tự nhiên. Hãy cùng nhau tìm hiểu những điều xảy ra với làn da khi già đi qua bài viết dưới đây.
Tiêu hóa là một chức năng vô cùng quan trọng đảm bảo cho sự phát triển của cơ thể trong mọi giai đoạn, đặc biệt là năm đầu tiên của cuộc đời.
Tự ý cho trẻ dùng thuốc kháng sinh khi trẻ gặp triệu chứng ho, sốt do viêm phế quản là sai lầm các bậc phụ huynh cần tránh.