Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Những điều cần biết về tình trạng máu nhiễm mỡ

Máu nhiễm mỡ là một trong những vấn đề sức khỏe phổ biến nhất hiện nay. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm.

Máu nhiễm mỡ là yếu tố nguy cơ dẫn đến nhồi máu cơ tim, đột quỵ não.

Ai cũng có thể bị máu nhiễm mỡ

Rối loạn mỡ máu (hay còn gọi là máu nhiễm mỡ) là tình trạng thay đổi lượng lipid trong máu, có thể là sự gia tăng cholesterol xấu (LDL-C) và/hoặc tăng nồng độ chất béo trung tính (triglyceride) hoặc suy giảm nồng độ cholesterol tốt (HDL-C).

Máu nhiễm mỡ được chia thành 2 loại: Rối loạn mỡ máu nguyên phát (do yếu tố di truyền) và rối loạn mỡ máu thứ phát (do lối sống thiếu lành mạnh). Về điều trị, mỗi người có chỉ số mục tiêu cholesterol máu khác nhau, tùy thuộc phân loại nguy cơ thấp, trung bình, cao hoặc rất cao trên tim mạch. Để xác định mức độ nguy cơ, cần tính toán dựa vào kết quả huyết áp, đường máu, cholesterol máu, độ tuổi, giới tính, thói quen hút thuốc lá, bệnh lý nền như đái tháo đường và bệnh tim mạch do xơ vữa đi kèm (nếu có).

Thực tế hầu hết trường hợp máu nhiễm mỡ là những người thừa cân, béo phì, ăn uống, sinh hoạt thiếu lành mạnh. Thế nhưng người gầy cũng có thể mắc bệnh này.  Một thực tế đáng lo ngại hơn là máu nhiễm mỡ ngày càng xuất hiện nhiều ở người trẻ tuổi, thậm chí là trẻ em, nhất là trẻ bị thừa cân, béo phì.

Máu nhiễm mỡ và những hậu quả nặng nề

Rối loạn mỡ máu ban đầu thường không có hoặc có ít triệu chứng, khó phát hiện, khiến người bệnh chủ quan. Lâu ngày, các thành phần lipid xấu trong máu sẽ tích tụ dần trong lòng mạch, tạo thành những mảng bám lớn chèn ép sự lưu thông của dòng máu.

Hiện tượng này cản trở sự lưu thông máu đến các cơ quan, gây ra triệu chứng: Đau đầu, tê bì chân tay, chóng mặt, đau tức ngực, thở gấp, tim đập nhanh... khiến người bệnh khó chịu, giảm chất lượng cuộc sống. Đặc biệt, khi các mảng bám lớn xuất hiện ở mạch máu lớn đến tim, não, thận sẽ gây tắc nghẽn mạch máu, ảnh hưởng hoạt động của các cơ quan và đe dọa tính mạng người bệnh.

Cách điều trị máu nhiễm mỡ

Máu nhiễm mỡ mức độ nhẹ có thể được cải thiện bằng những thay đổi trong chế độ ăn uống và các bài tập thể dục. Với một số trường hợp, bác sĩ sẽ kê thêm đơn thuốc điều trị.

Loại và liều lượng thuốc sẽ phụ thuộc vào mức độ mỡ trong máu cụ thể của người bệnh, cũng như tùy vào các bệnh kèm theo như bệnh tim, đái tháo đường hoặc các yếu tố nguy cơ khác trên tim mạch.

Các nhóm thuốc thường được sử dụng trong điều trị máu nhiễm mỡ: nhóm Statin, nhóm Fibrate, Niacin…

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: 6 dấu hiệu cảnh báo máu nhiễm mỡ và cách cải thiện.

 

Tháng 4 này, Phòng khám chuyên khoa dinh dưỡng VIAM - Viện Y học ứng dụng Việt Nam hân hoan chào mừng sinh nhật lần thứ 6 với vô vàn ưu đãi và quà tặng khi khám dinh dưỡng. Chương trình ưu đãi áp dụng từ ngày 01/04/2024 đến hết ngày 30/04/2024. Để đặt lịch khám, Quý khách vui lòng liên hệ Hotline 0935.18.3939 / 024.3633.5678 hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.

Lê Tuyết - Theo suckhoecong
Bình luận
Tin mới
Xem thêm