Những điều cần biết về phẫu thuật thay thủy tinh thể
Đục thủy tinh thể có thể xảy ra ở một hoặc cả hai bên mắt và không thể lan từ mắt bên này sang bên kia. Các triệu chứng của đục thủy tinh thể có thể cải thiện nếu thay kính mới, phòng đủ ánh sáng, dùng kính mát chống chói.
Nếu những phương pháp trên không hiệu quả, phẫu thuật là cách điều trị hiệu quả nhất. Phẫu thuật là việc loại bỏ thủy tinh thể đã bị mờ và thay thế bằng thủy tinh thể nhân tạo.
Có 2 loại phẫu thuật thay thủy tinh thể
Phẫu thuật Phaco: bác sỹ sẽ tạo ra một vết cắt nhỏ trên giác mạc, sau đó sẽ đưa vào đó một ống thăm. Thiết bị này tạo ra sóng siêu âm, có tác dụng phá hủy thủy tinh thể, sau đó thủy tinh thể sẽ được hút ra. Đa số phẫu thuật đục thủy tinh thể hiện nay sử dụng kỹ thuật Phaco này.
Mổ lấy thủy tinh thể: bác sỹ sẽ tạo ra vết cắt dài hơn trên giác mạc và loại bỏ một phần bị mờ đục của thủy tinh thể. Phần còn lại sẽ được loại bỏ bằng cách hút.
Sau khi loại bỏ thủy tinh thể cũ, một thủy tinh thể nhân tạo sẽ được thay thế vào mắt và sẽ trở thành một phần vĩnh viễn của mắt.
Những nguy cơ của phẫu thuật thay thủy tinh thể
Nhiễm trùng hoặc chảy máu: như bất kỳ loại phẫu thuật nào khác, phẫu thuật thay thủy tinh thể cũng có các nguy cơ như nhiễm trùng hoặc chảy máu. Trước phẫu thuật, bác sỹ sẽ yêu cầu bệnh nhân tạm thời dừng các loại thuốc có thể dẫn đến nguy cơ chảy máu trong quá trình phẫu thuật (nếu có). Sau phẫu thuật, cần giữ cho mắt luôn sạch sẽ, rửa tay trước khi chạm vào mắt và uống thuốc theo chỉ định để giảm nguy cơ nhiễm trùng. Những loại nhiễm trùng nghiêm trọng có thể dẫn đến giảm hoặc mất thị lực.
Bong võng mạc: phẫu thuật thay thủy tinh thể có thể làm tăng nguy cơ bong võng mạc. Những rối loạn về thị lực khác, như cận thị, cũng có thể làm tăng nguy cơ bong võng mạc sau phẫu thuật. Bong võng mạc không gây đau đón. Điều trị kịp thời bong võng mạc có thể dự phòng được việc mất thị lực vĩnh viễn. Càng điều trị sớm, thị lực của bạn càng dễ được cải thiện.
Thay thủy tinh thể là phẫu thuật phổ biến nhất được tiến hành hiện nay. Đó cũng là một trong số những phẫu thuật an toàn và hiệu quả nhất. Khoảng 90% trường hợp phẫu thuật, thị lực được cải thiện tốt hơn sau phẫu thuật.
Chuẩn bị trước phẫu thuật
Từ 1-2 tuần trước phẫu thuật, bác sỹ sẽ tiến hành một vài xét nghiệm, bao gồm đo độ cong giác mạc, kích thước và hình dạng của mắt. Việc này có thể giúp các bác sỹ chọn được loại thủy tinh thể nhân tạo thích hợp để thay vào mắt.
Bạn có thể sẽ được yêu cầu không ăn hoặc uống bất cứ thứ trong 12 tiếng trước phẫu thuật.
Quá trình phẫu thuật
Tại bệnh biện, bạn sẽ được nhỏ thuốc để giãn đồng tử. Các khu vực quanh mắt cũng sẽ được rửa và làm sạch.
Phẫu thuật sẽ kéo dài không đến 1 giờ đồng hồ và không gây đau đớn. Nhiều người sẽ vẫn tỉnh táo trong khi phẫu thuật, một số người người khác sẽ cần gây mê trong khoảng thời gian ngắn.
Nếu bạn tỉnh táo, bạn sẽ được gây tê các dây thần kinh xung quanh mắt
Sau phẫu thuật, mắt bạn sẽ được che bởi một miếng gạc. Bạn nên nghỉ ngơi một thời gian để bác sỹ theo dõi bất kỳ vấn đề gì, như chảy máu sau phẫu thuật. Đa số các trường hợp phẫu thuật có thể trở về nhà trong ngày. Bạn sẽ cần người thân để đưa bạn về nhà.
Sau phẫu thuật
Bạn có thể cảm thấy ngứa và hơi khó chịu ở mắt sau khi phẫu thuật. Bạn cũng có thể sẽ bị chảy nước mắt. Mắt khi đó sẽ rất nhạy cảm với ánh sáng và va chạm. Sau 1-2 ngày, những cảm giác khó chịu này sẽ biến mất.
Vài ngày sau phẫu thuật, bác sỹ sẽ chỉ định bạn dùng một số loại thuốc nhỏ mắt để giảm nguy cơ nhiễm trùng. Bạn cũng sẽ cần phải đeo kính bảo vệ mắt. Tránh dụi mắt.
Ở nhà, bạn nên tránh cúi xuống để nhặt vật gì đó trên sàn, không nâng, nhấc vật nặng. Bạn có thể đi bộ, leo cầu thang và làm việc nhẹ nhàng.
Quá trình hồi phục sẽ diễn ra trong khoảng 8 tuần.
Biến chứng sau phẫu thuật:
Biến chứng sau phẫu thuật rất hiếm, nhưng vẫn có thể xảy, bao gồm nhiễm trùng, chảy máu, viêm (sưng, nóng, đỏ), mất thị lực, chứng song thị, tăng hoặc giảm nhãn áp. Những biến chứng tạm thời này thường sẽ được chữa khỏi.
Đôi khi, các mô mắt xung quanh thủy tinh thể mới sẽ mờ và gây giảm thị lực. Việc này được gọi là đục thủy tinh thể sau và sẽ được điều trị bằng tia laze.
Khi nào thị lực sẽ trở lại bình thường?
Bạn có thể nhanh chóng hồi phục để làm các công việc thường ngày nhưng thị lực của bạn có thể hơi mờ. Quá trình hồi phục thị lực cần có thời gian, bởi vậy bạn có thể tập trung nhìn vào bên mắt không phẫu thuật. Bạn có thể sẽ thấy các màu sắc sáng hơn bình thường. Sau vài tháng, thị lực nhìn màu của bạn sẽ được cải thiện. Bạn có thể vẫn cần dùng đến kính đeo hoặc kính áp tròng sau khi mắt đã hồi phục.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Đục thủy tinh thể: sự thật cần biết
Để hạn chế tình trạng loãng xương cơ thể cần cung cấp đủ vitamin D và canxi theo nhu cầu của từng lứa tuổi qua chế độ ăn khoa học, đủ dinh dưỡng và giàu canxi.
Trong những năm gần đây, ô nhiễm không khí đã trở thành một trong những vấn đề môi trường nghiêm trọng nhất, ảnh hưởng sâu rộng đến sức khỏe con người ở mọi lứa tuổi. Đặc biệt, trẻ nhỏ đang ở giai đoạn phát triển thể chất và thần kinh lại là nhóm đối tượng dễ tổn thương nhất.
Quả vải tuy ngon miệng và bổ dưỡng nhưng cũng cần đi lưu ý một số điều khi ăn để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, đặc biệt là với một số đối tượng.
Thời tiết thất thường có khiến bạn cảm thấy khó chịu. Trời mưa bạn sẽ cảm thấy buồn chán còn trời nắng bạn sẽ cảm thấy vui tươi hơn. Bạn đã bao giờ thắc mắc tại sao cảm xúc của bạn luôn thay đổi khi thời tiết thay đổi hay chưa? Đặc biệt là vào lúc giao mùa? Vậy hãy cùng Viện Y học ứng dụng tìm hiểu thêm với bài viết dưới đây
Ăn rau quả nhiều màu sắc hay còn gọi là 'ăn cầu vồng' không chỉ đơn giản là cách trang trí món ăn hấp dẫn mà còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Sốt xuất huyết là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do vi rút Dengue gây ra, lây lan chủ yếu qua vết đốt của muỗi Aedes aegypti. Mặc dù bệnh có thể ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi, trẻ nhỏ lại là đối tượng đặc biệt dễ bị tổn thương do hệ miễn dịch còn non yếu.
Mùa hè với những ngày nắng nóng kéo dài không chỉ là thời điểm để thư giãn mà còn là cơ hội tuyệt vời để người cao tuổi tham gia các hoạt động thể thao dưới nước. Đây là hình thức vận động nhẹ nhàng, ít gây áp lực lên cơ thể, đồng thời mang lại nhiều lợi ích sức khỏe vượt trội.
Đau thắt lưng là một trải nghiệm phổ biến đối với nhiều người. Nó thường có thể dẫn đến đau, ngứa ran hoặc tê ở phần thân dưới. Có nhiều nguyên nhân gây đau thắt lưng, phổ biến nhất bao gồm căng cơ, tư thế xấu và tuổi tác.