Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Những dấu hiệu cho thấy bạn đang luyện tập quá nhiều

Mục đích của việc luyện tập là giúp bạn khoẻ mạnh hơn, chứ không phải là làm tổn thương chính bạn. Dưới đây là các dấu hiệu cho thấy bạn đang luyện tập quá mức

Thành tích luyện tập của bạn đi xuống

Rất khó để nói rằng luyện tập bao nhiêu là quá nhiều, nhưng một trong số những dấu hiệu chính đó là việc giảm thành tích luyện tập, ví dụ như bạn chạy chậm hơn, bạn không nâng được mức tạ hàng ngày bạn vẫn nâng hoặc sức chịu đựng của bạn kém hơn bình thường. Khi cơ thể không có đủ thời gian để phục hồi, lượng hormone sẽ thay đổi, gây phá huỷ cơ. Từ đó dẫn đến làm suy giảm chức năng cơ bắp, giảm khả năng luyện tập và thậm chí là tăng nguy cơ chấn thương.

Bạn luôn cảm thấy mệt mỏi

Luyện tập có thể sẽ khiến bạn cảm thấy mệt mỏi tạm thời, nhưng theo thời gian, việc luyện tập sẽ giúp bạn có nhiều năng lượng hơn mỗi ngày. Nếu bạn cảm thấy mệt mỏi hơn  hoặc lờ đờ hơn thay vì cảm thấy tràn đầy năng lượng, bạn nên giảm bớt thời gian luyện tập thể thao của mình.

Bạn bị sưng đau các cơ

Sưng đau các cơ kéo dài nhiều ngày là một dấu hiệu cho thấy bạn nên dành thêm thời gian để nghỉ ngơi. Mặc dù trong một số trường hợp, sưng đau các cơ sau khi luyện tập là hoàn toàn bình thường, tuy nhiên, trong một số trường hợp, việc sưng đau các cơ quá mức gây ảnh hưởng đến hoạt động bình thường có thể là dấu hiệu cho thấy bạn đang luyện tập quá mức (ví dụ như sưng đau tại vị trí khiến bạn không thể duỗi thẳng tay ra được).

Bạn bị chấn thương

Thường xuyên đau đầu gối, đau vai và đau thắt lưng là những dấu hiệu cho thấy tần suất luyện tập quá cao có thể gây chấn thương. Cơ thể có thể đang phải cố gắng quá mức và/hoặc không có đủ thời gian để hồi phục, từ đó làm căng các cơ và khớp. Hãy phối hợp nhiều loại bài tập khác nhau trên các vùng cơ thể khác nhau để tránh làm căng thẳng tại một số vị trí nhất định trong nhiều ngày. Dành thêm thời gian để nghỉ ngơi để cơ thể có thể tự hồi phục cũng là điều cần thiết.

Hệ miễn dịch của bạn suy yếu

Bạn cảm thấy mệt và hay bị hắt hơi sổ mũi? Đó có thể là do lịch luyện tập của bạn quá dày đặc. Nếu bạn cảm thấy mình dễ bị ốm hơn bình thường, đó có thể là dấu hiệu cho thấy bạn đang luyện tập quá mức. Mặc dù các nghiên cứu cho thấy rằng luyện tập với cường độ vừa phải có thể giúp hệ miễn dịch thay đổi theo hướng tích cực, nhưng cũng có những bằng chứng cho rằng luyện tập quá nhiều sẽ làm suy yếu chức năng miễn dịch.

Bạn không ngủ ngon

Trong khi thường xuyên luyện tập giúp bạn có một giấc ngủ đêm ngon hơn thì luyện tập quá mức có thể sẽ có tác dụng ngược lại, khiến bạn khó ngủ, giảm chất lượng giấc ngủ. Luyện tập quá nhiều kích hoạt các đáp ứng stress của cơ thể, làm tăng lượng hormone adrenaline. Việc này có thể gây ảnh hưởng đến nhịp sinh học của cơ thể, làm bạn có thể sẽ thức suốt đêm và thậm chí có thể ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của bạn.

Bạn không cảm thấy đói

Mất cảm giác ngon miệng là một trong số những dấu hiệu chính của việc luyện tâp quá mức. Luyện tập có thể sẽ khiến bạn cảm thấy ít đói hơn do làm giảm hormone ghrelin – hormone kích thích cảm giác ngon miệng và làm tăng lượng peptide YY – hormone chịu trách nhiệm làm giảm cảm giác ngon miệng.

Bạn trở nên nhạy cảm hơn

Nếu bạn cảm thấy lo âu nhiều hơn, giảm sự tập trung, dễ bị kích động và giảm sự tự tin, thì đó là lúc bạn nên xem lại lịch tập luyện của mình. Mặc dù hoạt động thể chất có thể rất vui như luyện tập quá nhiều sẽ dẫn đến việc mệt mỏi về tâm lý, gây ra các vấn đề về động lực và không hài lòng với việc luyện tập. Trên thực tế, thay đổi về cảm xúc có thể là dấu hiệu sớm của tình trạng luyện tập quá sức, dấu hiệu này có thể xuất hiện trước khi các dấu hiệu về mặt thể chất kể trên xuất hiện.

Người thân của bạn lo lắng

Nếu bạn bè của bạn, các thành viên trong gia đình và đồng nghiệp của bạn thường xuyên nói rằng bạn luyện tập quá nhiều, thì có thể họ đã đúng. Luyện tập không nên làm ảnh hưởng đến các mối quan hệ hoặc đời sống xã hội của bạn. Và nếu bạn thường xuyên vắng mặt trong các buổi tụ họp với người thân chỉ để đi tập thì đó có thể là lúc bạn nên dừng lại và có một lịch trình luyện tập khác cân bằng hơn.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Cần làm gì khi bị đau cơ sau tập luyện thể thao?

Bình luận
Tin mới
  • 01/04/2025

    Tăng cường miễn dịch cho trẻ mùa xuân

    Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.

  • 01/04/2025

    Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ: Hiểu đúng và đồng hành cùng người tự kỷ

    Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).

  • 31/03/2025

    Chăm sóc da cho bé vào mùa xuân: Mẹo nhỏ cho mẹ

    Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.

  • 30/03/2025

    Những thay đổi về làn da tuổi mãn kinh

    Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?

  • 30/03/2025

    Người cao tuổi và bệnh giao mùa

    Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.

  • 29/03/2025

    Đi bộ nhanh mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong

    Một nghiên cứu mới cho thấy, hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ nhanh, yoga, làm vườn… mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong.

  • 29/03/2025

    Tại sao bạn bị đau bụng khi chạy?

    Các vấn đề dạ dày khi chạy bộ là một trong những nguyên nhân phổ biến gây khó chịu cho người chạy. Bạn có thể gặp tình trạng co thắt, đau bụng dẫn đến tiêu chảy trong khi chạy.

  • 28/03/2025

    3 nhóm người nên hạn chế ăn chanh

    Hầu hết mọi người có thể ăn chanh hoặc uống nước chanh một cách an toàn nhưng vì chanh có tính acid nên nó có nguy cơ gây bất lợi cho một số trường hợp cụ thể. Vậy nhóm người nào nên hạn chế ăn chanh?

Xem thêm