Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Nhóm máu có thể ảnh hưởng đến nguy cơ nhiễm Norovirus gây viêm dạ dày – ruột

Norovirus là 1 loại virus gây ra tình trạng nhiễm trùng và phản ứng dữ dội của cơ thể với các biểu hiện như nôn mửa và tiêu chảy dữ dội. Virus rất dễ lây lan và thường lan qua thực phẩm hoặc nước bị ô nhiễm hay thậm chí là tiếp xúc với người bệnh. Mới đây, các nhà khoa học đã tìm thấy có mối liên quan giữa nhóm máu có thể ảnh hưởng tới nguy cơ mắc phải tình trạng này.

Sự nguy hiểm của Norovirus

Trong vài tháng trở lại đây, theo các báo cáo tại Mỹ, nhiều trường học đã phải đóng cửa vì sự bùng phát của Norovirus. Nhiễm trùng Norovirus còn được gọi nguyên nhân phổ biến nhất của tình trạng viêm dạ dày – ruột gây ra các triệu chứng như sốt nhẹ, tiêu chảy dữ dội và đáng báo động nhất là nôn mửa – hình thức lây lan bệnh một cách nhanh chóng. Bản thân Norovirus cũng được biết là có khả năng lây nhiễm nhanh và lây lan nhanh qua một số người hạn chế, như ở trường học hoặc trên tàu du lịch. Mặc dù hầu hết những người mắc bệnh đều hồi phục chỉ sau 24 đến 48 giờ, nhưng Norovirus là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh ở trẻ em và ở hầu hết các nước đang phát triển, nó dẫn đến khoảng 50.000 trẻ em tử vong hàng năm.

Rất khó loại bỏ Norovirus

Nhưng không phải ai cũng dễ bị nhiễm virus, và thậm chí có bị bệnh hay không còn có thể phụ thuộc vào nhóm máu. Bản thân Norovirus cũng rất đẹp dưới kính hiển vi. Nó là một loại virus không có màng bọc, có nghĩa là không có lớp màng bao bọc đặc trưng giống như các loại virus khác như cúm chẳng hạn. Bề mặt Norovirus là một lớp áo protein - còn được gọi là capsid. Capsid bảo vệ vật chất di truyền bên trong nhân., và lớp áo capsid này là một trong những yếu tố có thể khiến Norovirus khó kiểm soát.

Virus có màng bao bọc dễ bị ảnh hưởng bởi chất tẩy rửa và cồn, nhưng điều này không đúng với Norovirus. Norovirus có thể tồn tại ở nhiệt độ đóng băng cho đến nhiệt độ cao tới 63 độ C, tồn tại trước dung dịch thuốc tẩy nhẹ và xà phòng. Nó cũng có thể tồn tại trên tay người trong nhiều giờ và thậm chí cả các bề mặt rắn và thực phẩm trong nhiều ngày và hơn thế - có thể chống lại các chất khử trùng tay có chứa cồn. Một điều lưu ý nữa là chỉ cần một lượng virus rất nhỏ - chẳng hạn như khoảng 10 hạt virus thôi đã là đủ để gây ra bệnh. Do một người bị nhiễm bệnh có thể bài tiết rất nhiều hạt virus, thậm chí là hàng tỷ hạt, nên rất khó để ngăn chặn virus lây lan.

Nhạy cảm với nhóm máu

Khả năng nhạy cảm với Norovirus cũng phụ thuộc vào nhóm máu. Khi Norovirus đi vào cơ thể, nó thường lây nhiễm sang các tế bào nằm trong ruột non. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu không biết chính xác cách thức nhiễm trùng có thể gây ra các triệu chứng của bệnh. Một điều hấp dẫn khác của Norovirus là sau khi tiếp xúc, nhóm máu sẽ quyết định phần lớn liệu một người có bị bệnh hay không.

Nhóm máu: A, B, AB hoặc O được quy định bởi các gen xác định loại phân tử nào được tìm thấy trên bề mặt tế bào hồng cầu. Những phân tử đó được gọi là oligosaccharide. Các oligosaccharide được tạo ra từ các loại đường khác nhau được liên kết với nhau theo những cách phức tạp. Các oligosaccharide tương tự trên các tế bào hồng cầu cũng xuất hiện trên bề mặt của các tế bào lót niêm mạc ruột non.

Norovirus và một số loại virus khác sử dụng oligosaccharides để xâm nhập và lây nhiễm. Chính cấu trúc cụ thể của các oligosaccharide này quyết định liệu một chủng virus có thể bám vào và xâm nhập vào hay không. Kháng nguyên H1, còn được gọi là sự hiện diện của một oligosaccharide là một yếu tố cần thiết để gắn vào bởi rất nhiều chủng Norovirus. Theo đó:

  • Những người không tạo ra kháng nguyên H1 trong tế bào ruột có thể chiếm tới 20% (người gốc Âu) và họ có khả năng kháng rất nhiều chủng norovirus.
  • Nhiều phân tử đường hơn có thể được gắn vào kháng nguyên H1 để tạo ra nhóm máu A, B và AB. Những người không có A và B được xếp vào nhóm máu O.

Khả năng miễn dịch đối với Norovirus chỉ tồn tại trong thời gian ngắn.

Nhiễm Norovirus có thể gây ra phản ứng miễn dịch mạnh mẽ để loại bỏ virus trong vài ngày. Nhưng các miễn dịch đáp ứng này dường như chỉ tồn tại trong thời gian ngắn. Hầu hết các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng khả năng miễn dịch bảo vệ chống lại sự tái nhiễm với cùng một chủng Norovirus thường chỉ kéo dài dưới 6 tháng. Ngoài ra, việc nhiễm một chủng Norovirus chỉ cung cấp một lượng rất ít khả năng bảo vệ chống lại sự lây nhiễm từ một chủng Norovirus khác. Sự đa dạng của các chủng Norovirus và tính không đặc hiệu của phản ứng miễn dịch làm phức tạp thêm việc phát triển một loại vaccine hiệu quả cho căn bệnh này. Hiện tại, đã những thử nghiệm lâm sàng đang kiểm tra tác dụng của vaccine được làm từ protein capsid của hai chủng Norovirus phổ biến nhất.

Tham khảo thêm thông tin tại: Mang thai và có nhóm máu Rh âm? Những điều các bà mẹ cần biết về RhoGAM.

 

Bình luận
Tin mới
  • 23/11/2024

    Cách giảm đau mỏi chân khi đứng lâu

    Đau chân khi đứng lâu là tình trạng mà nhiều người gặp phải. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể khắc phục vấn đề này bằng một vài thay đổi nhỏ trong thói quen sinh hoạt hàng ngày

  • 23/11/2024

    Triệu chứng và biến chứng của bệnh vẩy nến

    Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh vẩy nến khác nhau tùy thuộc vào từng người và loại bệnh vẩy nến. Mặc dù bệnh vẩy nến là tình trạng mãn tính kéo dài suốt đời, một số người có thể thấy các triệu chứng biến mất trong nhiều tháng hoặc nhiều năm.

  • 22/11/2024

    Thuốc xịt mũi ngừa cúm

    Bạn có bỏ qua mũi tiêm phòng cúm hàng năm vì bạn ghét bị tiêm không? Điều đó có thể hiểu được. Nhưng đừng để điều đó ngăn cản bạn tiêm vắc-xin. Có một lựa chọn khác: dành cho bạn: vắc-xin xịt mũi.

  • 22/11/2024

    Loại tiếng ồn nào tốt cho giấc ngủ?

    Chắc hẳn ai cũng đã từng nghe qua câu chuyện dùng tiếng ồn trắng giúp các bé sơ sinh ngủ ngon và sâu giấc. Vậy đã bao giờ bạn thắc mắc, có những loại tiếng ồn nào và đâu là tiếng ồn dành cho người lớn? Mọi câu hỏi sẽ được giải đáp ngay sau đây.

  • 22/11/2024

    Cách cải thiện triệu chứng đau thần kinh tọa

    Ngày càng nhiều người trẻ bị đau thần kinh tọa với biểu hiện đau phần lưng dưới lan xuống chân. Để kiểm soát cơn đau thần kinh tọa, người bệnh cần điều chỉnh từ thói quen sinh hoạt hàng ngày.

  • 21/11/2024

    Trị bệnh Parkinson bằng Đông y có hiệu quả không?

    Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.

  • 21/11/2024

    Tăng cường sức khỏe xương khớp cho người cao tuổi trong mùa đông

    Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh

  • 21/11/2024

    Tức giận - Kẻ thù thầm lặng của sức khỏe

    Tức giận là một cảm xúc bình thường mà ai cũng sẽ trải qua, bởi hiếm ai có thể giữ được bình tĩnh khi bị tấn công, xúc phạm, phản bội hay thất bại... Tuy nhiên, tức giận quá thường xuyên hoặc kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe.

Xem thêm