Da kề da (ôm trẻ sơ sinh không mặc quần áo sao cho da trẻ tiếp xúc lớp da trần của mẹ ngay sau sinh) được WHO đặc biệt khuyến cáo cho tất cả các trẻ sơ sinh, kể cả trẻ sinh non và trẻ đủ tháng.
Theo bác sĩ Nguyễn Sơn, Phó giám đốc Bệnh viện Phụ sản - Nhi Đà Nẵng, đây là một trong những phương pháp nằm trong dự án mục tiêu quốc gia về chăm sóc thiết yếu bà mẹ và trẻ sơ sinh trong và những ngày sau đẻ (bao gồm: tiếp xúc da kề da, xử lý tích cực giai đoạn 3 của chuyển dạ, kẹp dây rốn muộn, cho bú mẹ sớm và hồi sức sơ sinh cơ bản).
Để triển khai ở các ở bệnh viện, Bộ Y tế đã tổ chức lớp tập huấn về phương pháp trên. Từ tháng 5 – tháng 7, Bệnh viện Phụ sản – Nhi Đà Nẵng đã tập huấn lại cho chị em ở phòng sinh. Và từ tháng 8, bệnh viện bắt đầu triển khai tại phòng sinh, từ tháng 10 bắt đầu triển khai tại phòng mổ.
“Ban đầu, tuy còn nhiều khó khăn và thử thách nhưng cùng với nổ lực từ ban lãnh đạo bệnh viện, tất cả nhân viên của khoa Sản, phòng Nhi sơ sinh, phòng mổ và Hồi sức nhi, phương pháp da kề da đã thực hiện một cách thuận lợi. Tại phòng sinh, khi mới triển khai, có gần 80% ca được áp dụng phương pháp này. Tuy vừa triển khai từ tháng 10 cho các bà mẹ tại phòng mổ nhưng số ca thực hiện phương pháp này tăng lên từng ngày. Và hiện tại, cả phòng sinh và phòng đều triển khai 100%”, bác sĩ Nguyễn Sơn cho biết.
Cũng theo bác sĩ Sơn, hiện chỉ mới có Bệnh viện Phụ sản - Nhi Đà Nẵng triển khai được tại cả phòng sinh thường và phòng mổ, còn các bệnh viện tỉnh/thành khác mới chỉ triển khai được tại phòng sinh thường.
Thách thức lớn nhất đối với việc triển khai phương pháp này, theo bác sĩ Sơn đó là thiếu nguồn lực ở tất cả các khoa, phòng thực hiện chương trình và quan trọng là tại phòng mổ và Sicu, tất cả nhân viên luôn trong tình trạng quá tải. Ngoài ra, còn thiếu giường bệnh, phòng bệnh. Số lượng bệnh nhân rất đông nên cả hai phòng sinh và phòng mổ hồi sức sau mổ chưa có vị trí riêng biệt cho mẹ và bé.
Theo chị Hoàng Thị Thanh Tâm, Điều dưỡng trưởng Hồi sức sơ sinh (Khoa Sản- Bệnh viện Phụ sản - Nhi Đà Nẵng), khi sản phụ nhập viện để chuẩn bị sinh, chúng tôi sẽ tư vấn cho sản phụ và gia đình phương pháp da kề da. Khi sản phụ đồng ý chúng tôi mới thực hiện. Hầu hết các sản phụ đều đồng ý triển khai phương pháp này và tỏ ra rất thích thú. Chỉ có một vài trường hợp sinh con ngoài ý muốn thì họ mới không ưng lắm.
“Trước đây, sau khi sinh xong (sinh thường), bé được mặc quần áo xong rồi mới đưa đến cho mẹ. Nhưng với phương pháp này, khi bé vừa ra khỏi bụng mẹ thì sẽ được đặt bé lên bụng mẹ và sau đó mới cắt rốn. Đối với sinh mổ cũng thế, sau khi mổ xong, bé được lau khô, cắt rốn rồi đặt lên bụng mẹ chứ không đưa bé ra phòng Sicu như trước đây nữa”, chị Tâm cho biết thêm.
Theo chị Tâm, khó khăn lớn nhất đó là thiếu nhân lực. Thói quen cũ còn trong tư tưởng của các điều dưỡng, vì thế khi áp dụng phương pháp mới thì thấy mệt hơn. Tuy nhiên, giờ mọi người cũng đã quen cả rồi.
“Cái gì mới bắt đầu cũng bỡ ngỡ và hơi lúng túng nhưng làm một thời gian rồi quen”, nữ hộ sinh chính Trần Thị Thanh Hồng chia sẻ.
Từ khi triển khai phương pháp này, tỷ lệ cho con bú mẹ sớm sau sinh tăng lên thay vì trước đây 4 - 5 tiếng đồng hồ sau sinh trẻ mới được bú mẹ. Giúp bé ít đối mặt với nguy cơ bị hạ thân nhiệt hơn, trẻ thở tốt hơn và ít gặp những cơn ngừng thở, tim đập tốt hơn, ít các cơn nhịp đập chậm hơn. Do không bị cách ly với con nên tăng cường được mối tương tác mẹ con, tăng khả năng chăm sóc con cũng như giảm lo lắng và sợ hãi.
Đang nằm ấp đứa con trên bụng mình sau ca vượt cạn, chị Lê Thị Thu Trang (trú Đà Nẵng) cho biết, đây là lần đầu tiên chị sinh con và cảm thấy rất hạnh phúc được áp dụng phương pháp da kề da. Sau khi sinh xong, mình được nhìn thấy con ngay để biết con có khỏe mạnh không, có bị gì không? Khi ấp con trên người mình như thế, mình cảm thấy rất ấm áp.
Còn chị Nguyễn Thị Phong (trú Đà Nẵng) thì chia sẻ: So với lần sinh mổ trước, lần này mình không thấy ớn lạnh mà cảm thấy rất ấm áp, rất thích thú.
Hiện Bệnh viện Đà Nẵng đang triển khai tập huấn cho các bệnh viện tuyến quận, huyện để triển khai đồng loạt phương pháp này trên cả địa bàn. Ngoài ra, Bệnh viện còn được Bộ Y tế giao hỗ trợ, tập huấn cho một số bệnh viện của miền Trung - Tây Nguyên.
Thoát vị hoành, hay thoát vị khe hoành, xảy ra khi phần trên của dạ dày bị đẩy lên ngực thông qua một lỗ mở ở cơ hoành (cơ ngăn cách bụng với ngực). Tình trạng này xảy ra ở nơi dạ dày và thực quản của bạn nối lại với nhau, còn được gọi là ngã ba thực quản dạ dày. Đôi khi, thoát vị khe hoành không gây ra vấn đề gì và không cần điều trị.
Đau chân khi đứng lâu là tình trạng mà nhiều người gặp phải. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể khắc phục vấn đề này bằng một vài thay đổi nhỏ trong thói quen sinh hoạt hàng ngày
Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh vẩy nến khác nhau tùy thuộc vào từng người và loại bệnh vẩy nến. Mặc dù bệnh vẩy nến là tình trạng mãn tính kéo dài suốt đời, một số người có thể thấy các triệu chứng biến mất trong nhiều tháng hoặc nhiều năm.
Bạn có bỏ qua mũi tiêm phòng cúm hàng năm vì bạn ghét bị tiêm không? Điều đó có thể hiểu được. Nhưng đừng để điều đó ngăn cản bạn tiêm vắc-xin. Có một lựa chọn khác: dành cho bạn: vắc-xin xịt mũi.
Chắc hẳn ai cũng đã từng nghe qua câu chuyện dùng tiếng ồn trắng giúp các bé sơ sinh ngủ ngon và sâu giấc. Vậy đã bao giờ bạn thắc mắc, có những loại tiếng ồn nào và đâu là tiếng ồn dành cho người lớn? Mọi câu hỏi sẽ được giải đáp ngay sau đây.
Ngày càng nhiều người trẻ bị đau thần kinh tọa với biểu hiện đau phần lưng dưới lan xuống chân. Để kiểm soát cơn đau thần kinh tọa, người bệnh cần điều chỉnh từ thói quen sinh hoạt hàng ngày.
Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.
Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh