Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Nhận diện 7 vấn đề sức khỏe qua lưỡi của bạn

Những khác biệt về màu sắc hay cảm giác ở lưỡi thường là dấu hiệu để nhận biết và phát hiện sớm một số tình trạng sức khỏe đáng lo ngại của cơ thể.

Không phải ngẫu nhiên mà bác sĩ thường kiểm tra lưỡi của bệnh nhân khi khám lâm sàng. Sự thay đổi màu sắc lưỡi có thể tiết lộ nhiều điều về sức khỏe và mức độ nghiêm trọng của bệnh tật. Một người hoàn toàn khỏe mạnh sẽ thường có lưỡi màu hồng. Trong khi đó, những màu sắc như đỏ, đen, hoặc cảm giác đau, áp lực ở lưỡi thường liên quan đến một số vấn đề sức khỏe nhất định.

Nhận diện 7 vấn đề sức khỏe qua lưỡi của bạn - Ảnh 1.

Sự xuất hiện của lớp phủ hoặc các mảng màu trắng trên lưỡi có thể là biểu hiện của tình trạng sức khỏe xấu hoặc vấn đề vệ sinh, chẳng hạn như:

Bệnh nấm miệng

Sự phát triển quá mức của nấm Candida Albicans gây ra nấm miệng hoặc các bệnh nấm men khác. C. Albicans vốn luôn có trong miệng và hoàn toàn vô hại. Nếu hệ thống miễn dịch hoạt động bình thường, các vi khuẩn cộng sinh trong cơ thể sẽ giữ C. Albicans trong tầm kiểm soát. Trong trường hợp khả năng miễn dịch suy yếu hoặc sự phát triển của vi khuẩn bị gián đoạn, nấm có thể lây lan mất kiểm soát, khiến lưỡi có màu trắng hoặc loang lổ.

Bạch sản

Bạch sản thường xảy ra trong các mô niêm mạc của miệng, phát triển thành các mảng dày, trắng hoặc xám. Bạch sản ở mức độ nhẹ là tình trạng không quá nghiêm trọng và có thể tự biến mất. Tuy nhiên, nếu bạch sản xuất hiện dai dẳng không chấm dứt, đây có thể là dấu hiệu của ung thư miệng hoặc bệnh tật nghiêm trọng.

Liken phẳng ở miệng

Phản ứng miễn dịch gây ra bệnh liken phẳng ở miệng, ảnh hưởng đến màng niêm mạc của khoang miệng. Tình trạng này thường kéo theo sự xuất hiện các mô sưng, đốm trắng và vết loét hở.

Nhận diện 7 vấn đề sức khỏe qua lưỡi của bạn - Ảnh 2.

Nếu lưỡi của bạn chuyển đỏ đáng kể, đó có thể là dấu hiệu thiếu hụt dưỡng chất hoặc một số vấn đề khoang miệng như:

Thiếu Vitamin B-12 

Sự thiếu hụt axit folic hoặc vitamin B-12 có thể làm cho lưỡi của bạn có màu đỏ. Do đó, bạn chắc chắn cần tăng lượng vitamin của mình bằng cách thực hiện chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng.

Viêm lưỡi bản đồ

Đây là một tình trạng vốn vô hại và không lây nhiễm. Chứng viêm này “tạo nên” những đường nét trông như hình ảnh bản đồ trên lưỡi người bệnh. Tuy nhiên, điều đáng chú ý là tình trạng này có thể là triệu chứng quan trọng của các bệnh dị ứng, thiếu hụt dinh dưỡng, tiểu đường hoặc căng thẳng.

Bệnh ban đỏ (sốt Scarlet)

Đây là một căn bệnh gây ra bởi vi khuẩn, làm cho lưỡi của bạn có màu đỏ và sần sùi. Nếu không được được điều trị kỹ càng và dứt điểm, ban đỏ có thể dẫn đến các rối loạn nghiêm trọng, ảnh hưởng không nhỏ đến tim, thận và các cơ quan khác.

Bệnh Kawasaki

Đây là một căn bệnh phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ khiến lưỡi có màu đỏ. Đi kèm theo đó là các triệu chứng nguy hiểm khác như sốt cao, viêm mạch máu, v.v...

Nhận diện 7 vấn đề sức khỏe qua lưỡi của bạn - Ảnh 3.

Trong một số trường hợp, lưỡi còn có thể chuyển sang màu đen. Nhú gai trên phần biểu mô của cơ lưỡi vốn là bộ phận liên tục phát triển. Tuy nhiên, nếu chúng dài ra quá mức, vi khuẩn sẽ dễ dàng xâm nhập vào khu vực này, dẫn đến việc lưỡi chuyển màu đen. Vệ sinh răng miệng thường xuyên và kỹ càng sẽ ngăn ngừa được tình trạng này. Bên cạnh đó, lưỡi đen cũng là dấu hiệu thường gặp ở bệnh nhân tiểu đường hoặc ung thư đang hóa trị.

Kết cấu sần sùi, thô ráp ở lưỡi cũng là điều đáng lưu tâm. Ngoài việc vô tình cắn vào lưỡi hoặc làm phồng rộp lưỡi khi ăn thức ăn quá nóng, nếu lưỡi trở nên thô cứng hoặc phồng rộp thì bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ. Đây có khả năng là dấu hiệu của bệnh loét, ung thư hoặc bào tử nấm.

Mai Linh - Theo vtv.vn
Bình luận
Tin mới
  • 27/04/2024

    Chế độ ăn cho người bệnh rối loạn tiền đình

    Chế độ ăn uống hàng ngày là một công cụ mạnh mẽ trong việc duy trì sức khỏe của hệ thống tiền đình và giảm các triệu chứng liên quan đến rối loạn tiền đình.

  • 27/04/2024

    Bí quyết có 1 thai kỳ khỏe mạnh - Chuẩn bị ngay từ trước khi thụ thai

    Chăm sóc sức khỏe trước khi mang thai là một bước quan trọng để đảm bảo một thai kỳ khỏe mạnh. Nhiều phụ nữ tập trung vào việc bổ sung dinh dưỡng và thay đổi lối sống ngay khi biết mình có thai. Tuy nhiên, các bước chuẩn bị sẽ hiệu quả hơn nếu được thực hiện trước khi thụ thai ít nhất từ 3-6 tháng.

  • 26/04/2024

    Nguyên nhân gây ngứa đa xơ cứng và cách điều trị

    Các rối loạn về giác quan, bao gồm cả cảm giác ngứa, có thể xảy ra trong bệnh đa xơ cứng. Đôi khi, những cảm giác này có thể là dấu hiệu sớm của bệnh.

  • 26/04/2024

    5 loại thực phẩm không nên ăn cùng chuối

    Mặc dù chuối là một loại trái cây giàu dinh dưỡng nhưng theo y học cổ truyền Ấn Độ, sự kết hợp chuối và một số thực phẩm sẽ gây khó chịu cho hệ tiêu hóa đối với một nhóm người.

  • 26/04/2024

    Chế độ ăn cho người bị nhiễm vi khuẩn HP

    Cùng với tuân thủ điều trị theo chỉ định của bác sĩ, chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa loét dạ dày do nhiễm vi khuẩn HP.

  • 26/04/2024

    Tại sao cần tiêm vaccine phòng uốn ván?

    Uốn ván là một căn bệnh nghiêm trọng, ảnh hưởng đến cơ và dây thần kinh của cơ thể nhưng có thể phòng ngừa được. Nó thường gây co thắt, tạo cảm giác đau đớn và cứng cơ hàm. Uốn ván là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng có thể đe dọa tính mạng và dễ dàng phòng ngừa bằng tiêm chủng. Nguyên nhân là do độc tố được tạo ra bởi bào tử của vi khuẩn Clostridium tetani. Những vi khuẩn này sống trong môi trường, bao gồm cả trong đất, bụi và phân động vật.

  • 26/04/2024

    Vì sao da đầu đổ nhiều mồ hôi và cách cải thiện?

    Da đầu đổ nhiều mồ hôi khiến tóc bết, khó chịu, ngứa ngáy và tăng nguy cơ các bệnh về da. Tìm hiểu nguyên nhân tình trạng nhiều mồ hôi da đầu cũng như cách khắc phục tại nhà.

  • 26/04/2024

    Nguyên nhân khiến da mỏng hơn

    Làn da mỏng manh là làn da dễ bị nẻ và tổn thương. Đó là một vấn đề phổ biến ở người lớn tuổi. Khi bạn già đi, các lớp da của bạn sẽ mỏng đi và trở nên mỏng manh hơn. Tuy nhiên, có một số yếu tố khác ảnh hưởng đến độ dày của da. Ngay cả những rối loạn và việc sử dụng thuốc cũng có thể góp phần làm mỏng da.

Xem thêm