Đây là nỗi phiền muộn của tất cả người bệnh vì những người mắc bệnh này thường có tâm lí chung là rất mặc cảm tự ti nên ít giao tiếp với gia đình và xã hội. Bệnh này có thể di truyền qua nhiều đời hoặc những người có tiền sử mắc các bệnh về dị ứng khác như viêm mũi dị ứng hay hen suyễn thì nguy cơ mắc bệnh rất cao.
Nguyên nhân và cách điều trị viêm da cơ địa
Biểu hiện bệnh: Biểu hiện bệnh khi cấp tính là đám da đỏ ranh giới không rõ, các sẩn và đám sẩn, mụn nước tiết dịch, không có vẩy da. Da bị phù nề, chảy dịch, đóng vảy tiết.
Các vết xước do gãi tạo vết trợt, bội nhiễm tụ cầu tạo các mụn mủ và vẩy tiết vàng. Bệnh thường khu trú ở trán, má, cằm, nặng hơn có thể lan ra tay, thân mình. Biểu hiện bán cấp với các triệu chứng nhẹ hơn, da không phù nề, tiết dịch. Giai đoạn mạn tính da dày thâm, ranh giới rõ, liken hoá; đây là hậu quả của việc bệnh nhân ngứa gãi nhiều. Thương tổn hay gặp ở các nếp gấp lớn, lòng bàn tay, bàn chân, các ngón, cổ, gáy, cổ tay, cẳng chân.
Tuổi phát bệnh thường vào hai tháng đầu, có tới 60% trẻ viêm da cơ địa phát bệnh trong năm đầu, 30% trong 5 năm đầu và chỉ có 10% phát bệnh từ 6-20 tuổi. Rất hiếm bệnh nhân phát bệnh khi trưởng thành. Về giới không có sự khác biệt rõ rệt giữa nam và nữ, có một vài báo cáo nam mắc nhiều hơn nữ. Tỷ lệ mắc bệnh trong cộng đồng không rõ, chưa có nghiên cứu ở Việt Nam.
Theo một số báo cáo ở các nước khác, tỷ lệ khoảng 7-15%. Theo báo cáo của phòng khám Viện Da liễu quốc gia, có khi bệnh viêm da co dia chiếm khoảng 20% số bệnh nhân đến khám tại phòng khám. Yếu tố di truyền, gia đình cho thấy 60% người bị viêm da cơ địa có con cũng bị bệnh này. Nếu cả bố mẹ đều bị viêm da cơ địa thì có tới 80% con bị bệnh. Các yếu tố làm bệnh khởi phát và nặng lên bao gồm: các dị nguyên trong không khí như các chất thải của rệp nhà, len dạ…
Ngoại độc tố của tụ cầu trùng vàng đóng vai trò rất quan trọng làm bệnh nặng lên. Một số thức ăn cũng có thể làm vượng bệnh như trứng, sữa, lạc, đậu tương, cá, bột mỳ.
Các yếu tố khác làm phát bệnh hoặc bệnh nặng lên, đó là giảm chức năng của hàng rào bảo vệ của da cùng với giảm lớp ceramic trên bề mặt da làm cho da dễ bị mất nước gây khô da. Mùa hay bị bệnh thường vào mùa thu đông, nhẹ vào mùa hè. Đồ len dạ của trẻ, bố mẹ và thậm chí đồ này của chó mèo, đồ thảm hoặc đệm giường cũng làm cho bệnh nặng lên.
Triệu chứng bệnh: khô da, ban đỏ – ngứa tạo thành vòng xoắn bệnh lý: ngứa – gãi – ban đỏ – ngứa… Ngoài ra người bệnh còn có các triệu chứng khác như viêm mũi dị ứng, viêm kết mạc mắt và viêm ngứa họng, hen.
Bệnh tiến triển trong nhiều tháng, nhiều năm. Khoảng gần 50% bệnh khỏi khi ở tuổi thiếu niên, nhưng cũng nhiều trường hợp bệnh tồn tại lâu trong nhiều năm cho đến tuổi trưởng thành. Nhiều bệnh nhân bị hen hoặc các bệnh dị ứng khác.
Cách điều trị bệnh viêm da cơ địa
Thuốc chữa bệnh viêm da cơ địa : – Tư vấn cho người bệnh tránh chà xát, không gãi là một việc rất quan trọng. Đồng thời cho các thuốc bôi, thuốc uống chống ngứa cho bệnh nhân. Bôi kem giữ ẩm rất cần thiết để tránh ngứa, hạn chế tái phát. Loại trừ và tránh các chất gây dị ứng như đề cập ở trên.
Điều trị viêm da cơ địa cần rất cẩn trọng, có sự hợp tác rất chặt chẽ giữa thày thuốc và người bệnh, đối với trẻ nhỏ là bố mẹ bệnh nhân. Tuỳ theo giai đoạn bệnh là cấp tính, bán cấp hay mạn tính mà cho thuốc bôi phù hợp.
– Viêm da cơ địa cấp tính: cần đắp ẩm thương tổn và bôi kem corticoit + kháng sinh. Cho kháng sinh uống để chống tụ cầu trùng vàng. Kháng histamin chống dị ứng và chống ngứa.
– Viêm da cơ địa bán cấp và mạn tính được điều trị bằng các thuốc sau:
+ Làm ẩm da bằng kem bôi hoặc sữa tắm có kem.
+ Thuốc corticosteroid: rất có hiệu quả đối với viêm da cơ địa nhưng lại gây nhiều tác dụng phụ nguy hại nếu dùng lâu dài.
+ Các thuốc chống viêm khác không phải corticosteroid như tacrolimus có thể thay thế corticosteroid mà không gây các tác dụng phụ như thuốc này và có thể dùng lâu dài, thuốc có thể chống viêm và chống ngứa.
+ Uống kháng histamin chống ngứa.
+ Một số trường hợp nặng có thể uống corticoid, nhưng cần có chỉ định chặt chẽ của thày thuốc.
+ Các phương pháp điều trị khác: UVA, UVB, các thuốc như cyclosporin…
Nắm được 4 bí quyết này, bạn có thể ăn bánh chưng vừa ngon miệng lại không tăng cân và đảm bảo sức khỏe.
Cùng Viện Y học ứng dụng Việt Nam tìm hiểu về cách sử dụng hiệu quả thuốc tránh thai khẩn cấp trong bài viết dưới đây:
Cơ thể bà bầu thay đổi nhanh chóng, có thể hơi khó chịu ngày càng tăng theo thời gian mang bầu. Một cảm giác khó chịu mà nhiều thai phụ gặp phải khi mang thai là phù chân, sưng tấy.
Khi mẹ bắt đầu cho con bú, sữa mẹ có thể dồi dào và nhiều hơn nhu cầu bé uống. Sản phụ có thể vắt sữa mẹ ra và trữ đông để có thể sử dụng cho con bú về lâu dài. Ðể làm được điều này một cách an toàn và vệ sinh, sản phụ nên nhớ những bước cơ bản sau:
Ngày càng có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng ăn uống trong khoảng thời gian giới hạn (khác với nhịn ăn gián đoạn) có thể có tác động tích cực đến sức khỏe của bạn và giảm nguy cơ mắc bệnh mạn tính như đái tháo đường hoặc tăng huyết áp.
Tìm hiểu tại sao châm cứu lại có hiệu quả trong việc kiểm soát lo âu và stress trong bài viết dưới đây của Viện Y học ứng dụng Việt Nam:
Tập thể dục thường xuyên, duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, không hút thuốc lá, hạn chế uống rượu và bảo vệ cơ thể khỏi ánh nắng mặt trời là những thói quen đơn giản có thể giúp bạn giảm nguy cơ bị ung thư.
Cà phê là đồ uống yêu thích của nhiều người. Nhưng uống nhiều lại có thể khiến răng bị ố và xỉn màu. Một số mẹo dưới đây giúp ngăn cà phê làm ố vàng răng của bạn.