Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Nguyên nhân gây bệnh trĩ khi mang thai

Bệnh trĩ - tình trạng các tĩnh mạch bị sưng ở hậu môn và trực tràng là tình trạng khá phổ biến trong thai kỳ, đặc biệt là trong 3 tháng cuối khi tử cung lớn hơn gây tăng áp lực lên các tĩnh mạch.

Nguyên nhân gây bệnh trĩ khi mang thai

Bệnh trĩ có thể gây đau, cũng có thể gây ngứa, ngứa râm ran, hoặc chảy máu, đặc biệt là trong hoặc sau khi đi đại tiện.

Trong khi cơ thể của bạn đang trải qua rất nhiều thay đổi thể chất trong khi mang thai, bệnh trĩ có thể là một kích thích không mong muốn. Nhưng tin tốt là bệnh thường không có hại cho sức khỏe của bạn hoặc em bé, và mặc dù việc rặn trong quá trình chuyển dạ có thể làm trầm trọng thêm bệnh trĩ, nhưng trĩ thường tự biến mất sau khi sinh.

Một số phụ nữ lần đầu tiên mắc bệnh trĩ khi họ mang thai. Nhưng nếu bạn đã từng mắc bệnh trĩ trước đó, bạn sẽ có nhiều khả năng bị lại hoặc bệnh nặng hơn khi mang thai.

Những nguyên nhân có thể gây ra bệnh trĩ trong khi mang thai

Khi thai nhi lớn dần lên, tử cung sẽ lớn hơn và bắt đầu đè vào xương chậu. Sự tăng trưởng này đặt rất nhiều áp lực lên tĩnh mạch gần hậu môn và trực tràng khiến các tĩnh mạch này có thể bị sưng to và gây đau đớn.

Sự gia tăng hormone progesterone trong khi mang thai cũng có thể góp phần vào sự phát triển của bệnh trĩ, vì nó làm giãn các tĩnh mạch của bạn, làm cho chúng dễ bị sưng hơn. Sự gia tăng thể tích máu, làm giãn tĩnh mạch, cũng có thể gây ra trĩ trong thai kỳ.

Ba nguyên nhân phổ biến gây ra trĩ trong thai kỳ bao gồm:

  • Rặn nhiều khi đi ngoài,. do vậy, 
  • Căng tức do tăng cân khi mang thai
  • Ngồi hoặc đứng trong một thời gian dài

Bệnh trĩ phổ biến nhất ở phụ nữ mang thai bị táo bón

Theo nghiên cứu được công bố trên tạp chí BMJ Clinical Evidence, có tới 38% phụ nữ mang thai bị táo bón tại một số thời điểm trong thai kỳ.

Một trong số những nguyên nhân của táo bón trong thai kỳ là do tử cung đang lớn lên đè vào ruột. Viên sắt mà bạn đang uống cũng có thể góp phần gây táo bón, vì vậy bạn nên bổ sung sắt một cách tự nhiên thông qua chế độ ăn uống của bạn.

Các hormone khi mang thai cũng có thể làm chậm sự chuyển động của thức ăn qua đường tiêu hóa, làm cho táo bón dễ xảy ra hơn.

Làm thế nào để ngăn ngừa bệnh trĩ trong thai kỳ

Tránh táo bón là chìa khóa để ngăn ngừa bệnh trĩ trong thai kỳ. Dưới đây là một số mẹo để ngăn ngừa táo bón:

  • Ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ. Có rất nhiều cách tốt để kết hợp nhiều chất xơ hơn vào chế độ ăn uống của bạn. Thực phẩm bổ sung chất xơ bao gồm các loại trái cây như lê (đặc biệt là khi bạn ăn cả vỏ), bơ và quả mọng; các loại rau như bông cải xanh, atisô và rau cải Brussels; ngũ cốc nguyên hạt như bột yến mạch, gạo lứt, và thậm chí cả bỏng ngô; các loại đậu, bao gồm đậu lăng và đậu xanh; và đừng quên các loại hạt.
  • Uống nhiều nước. Mục tiêu là 10 cốc nước mỗi ngày.
  • Sử dụng nhà vệ sinh ngay khi bạn cảm thấy muốn đi ngoài. Nhịn đi ngoài có thể góp phần gây táo bón.
  • Cố gắng không ngồi hoặc đứng trong một thời gian dài. Nếu bạn ngồi tại nơi làm việc, hãy chắc chắn rằng bạn thường xuyên đứng dậy và đi bộ xung quanh trong vài phút mỗi giờ. Ở nhà, cố gắng nằm nghiêng khi bạn khi đọc hoặc xem TV, để giảm áp lực xuống các tĩnh mạch trực tràng của bạn.
  • Hãy hỏi bác sĩ của bạn về việc sử dụng một chất làm mềm phân. Điều này có thể giúp đỡ nếu các phương pháp khác không làm giảm táo bón của bạn. Sử dụng thuốc nhuận tràng điều trị táo bón không được khuyến cáo trong khi mang thai, vì chúng có thể gây mất nước và có thể kích thích các cơn co thắt tử cung.
  • Tập các bài tập Kegel hàng ngày. Bài tập Kegel giúp tăng cường các cơ sàn chậu giúp hỗ trợ trực tràng của bạn và có thể cải thiện lưu thông máuở vùng trực tràng. Bạn có thể thực hiện các bài tập Kegel ở mọi nơi - ở nhà, trong xe hơi, tại văn phòng - nhưng trước tiên bạn cần đảm bảo rằng bạn co đúng các cơ. Xác định các cơ chính xác bằng cách ngừng đi tiểu giữa chừng. (Việc này chỉ dùng để xác định các cơ bạn cần luyện tập - bạn không nên tập Kegels trong khi đi tiểu, vì điều này có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu). Một khi bạn biết những cơ bắp cần được sử dụng, thắt chặt chúng và giữ trong năm giây. Sau đó, thư giãn trong 5 giây. Sau đó cố gắng tăng thời gian giữ và co cơ lên 10 giây. Cố gắng làm ít nhất 3 lần mỗi ngày.

Điều trị bệnh trĩ trong thai kỳ

Bệnh trĩ thường tiến triển tốt hơn sau khi mang thai, nhưng có một số điều bạn có thể làm để giảm ngứa và đau trong thời gian chờ đợi:

Ngâm vùng trực tràng của bạn trong nước ấm nhiều lần trong ngày. Bạn cũng có thể đổ đầy bồn tắm thông thường của bạn với  nước ấm để tạo ra một hiệu ứng tương tự.

Chườm túi nước đá hoặc gạc lạnh vào khu vực này nhiều lần trong ngày. Chườm lạnh có thể làm giảm sưng và giúp giảm đau.

Giữ hậu môn sạch và khô. Hãy thử sử dụng khăn ẩm hoặc khăn ướt để nhẹ nhàng làm sạch khu vực trực tràng sau khi đi ngoài. Dùng khăn ẩm/giấy ướt có thể nhẹ nhàng hơn giấy vệ sinh khô.

Hãy chắc chắn vỗ nhẹ - không lau - khu vực trực tràng sau khi tắm hoặc đi ngoài. Độ ẩm dư thừa có thể gây kích ứng.

Nhưng trước khi bạn sử dụng bất kỳ sản phẩm nào, hãy hỏi ý kiến bác sĩ của bạn về các loại kem bôi hoặc giấy ướt an toàn trong thai kỳ.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: 8 thói quen có thể gây bệnh trĩ

Võ Dung - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Everydayhealth
Bình luận
Tin mới
  • 25/04/2024

    10 mẹo để loại bỏ nếp nhăn biểu cảm

    Nếp nhăn biểu cảm là những đường nhăn trên khuôn mặt xuất hiện khi chúng ta cử động cơ mặt. Chúng thường xuất hiện ở những vùng da mỏng manh như trán, giữa hai lông mày và xung quanh mắt và miệng.

  • 25/04/2024

    Dấu hiệu cho thấy cơ thể đang thiếu hụt protein

    Protein là một chất dinh dưỡng rất quan trọng đối với sức khỏe. Khi cơ thể thiếu hụt protein sẽ xuất hiện một số dấu hiệu cảnh báo..

  • 25/04/2024

    Dùng thuốc an toàn khi đang cho con bú

    Nếu bạn đang cho con bú sữa mẹ, bạn đang cho con bạn một khởi đầu khỏe mạnh. Tuy nhiên, nếu cần dùng thuốc, bạn có thể thắc mắc về việc thuốc có thể ảnh hưởng đến sữa mẹ như thế nào. Bài viết dưới đây là những gì bạn cần biết.

  • 25/04/2024

    Cẩn trọng với thói quen bóc da môi

    Bóc da môi là một thói quen không lành mạnh phổ biến ở nhiều người. Dù là vô tình hay hữu ý, nó có thể gây ảnh hưởng xấu đến sự khỏe đẹp của đôi môi.

  • 25/04/2024

    Tập thể dục khi mang thai

    Duy trì thói quen tập thể dục thường xuyên trong suốt thai kỳ có thể giúp bạn khỏe mạnh và cảm thấy tốt nhất. Tập thể dục cũng có thể cải thiện tư thế của bạn và giảm một số khó chịu thường gặp như đau lưng và mệt mỏi. Một số bằng chứng cho thấy tập thể dục có thể ngăn ngừa bệnh tiểu đường thai kỳ (bệnh tiểu đường phát triển trong thai kỳ), giảm căng thẳng và tăng cường sức chịu đựng cần thiết cho quá trình chuyển dạ và sinh nở.

  • 24/04/2024

    Ngủ không quá 5 giờ mỗi đêm khiến da chảy xệ và nhiều nếp nhăn gấp đôi

    Thiếu ngủ là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây lão hoá da. Nghiên cứu cho thấy người ngủ không đủ giấc làm tăng gấp đôi nếp nhăn và sự chảy xệ da so với người có giấc ngủ chất lượng.

  • 24/04/2024

    Mẹo chăm sóc da dầu mùa Hè

    Nhiệt độ cao kết hợp với ánh nắng khiến tuyến bã nhờn trên da hoạt động mạnh mẽ, da đổ nhiều dầu và dễ nổi mụn. Một vài mẹo chăm sóc da dưới đây giúp bạn kiểm soát dầu nhờn trên da.

  • 24/04/2024

    Nỗi lo an toàn thực phẩm mùa nắng nóng

    Thời tiết nắng nóng càng làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Cùng với sự quản lý của cơ quan chức năng, người dân cần nâng cao ý thức trách nhiệm, bởi nếu xuê xoa với bất kỳ vi phạm an toàn thực phẩm dù là nhỏ cũng gây hậu quả khôn lường.

Xem thêm