8 thói quen có thể gây bệnh trĩ
Bạn nâng vật nặng
Bạn có thể sẽ nghĩ rằng, việc nâng/bê vác một vật nặng ví dụ như một chiếc ghế sa lông sẽ chẳng ảnh hưởng gì đến mình, nhưng thực ra, những việc như thế sẽ khiến bạn phải chịu đựng quá sức. Nâng vật nặng sẽ làm tăng áp lực lên vùng trực tràng, khiến các mạch máu tại đây sẽ bị sưng to lên như những quả bóng bay nhỏ và có thể dẫn đến bệnh trĩ. Và một điều không may là, bạn chẳng thể làm thế nào để dự phòng được tình trạng này hoàn toàn cả. Chỉ có một cách duy nhất là nâng vật nặng trong tư thế đúng, với sự hỗ trợ của đầu gối, chứ không phải là lưng.
Bạn luyện tập quá nặng tại phòng gym
Nguyên nhân cũng tương tự như việc bạn nâng vật nặng vậy. Luyện tập quá mức tại phòng gym, ví dụ như nâng tạ nặng quá sức có thể là một thói quen không tốt với bệnh trĩ. Việc thử thách bản thân tại phòng gym là một ý tưởng tốt, nhưng bạn cần đảm bảo rằng, bạn thử thách trong giới hạn chịu đựng của mình và sử dụng đúng mức tạ cũng như cường độ luyện tập phù hợp với mình.
Bạn…ngồi rất lâu trong toilet
Khi nghĩ về các nguyên nhân gây bệnh trĩ, bạn cũng nên nghĩ đến khoảng thời gian bạn…ngồi trong toilet. Có rất nhiều người có thói quen dùng điện thoại trong khi đi toilet và đôi khi quên mất rằng mình đã ngồi bao lâu trong toilet. Ngồi quá lâu trong toilet có thể sẽ làm các tĩnh mạch tại trực tràng phải chịu áp lực lớn từ trọng lực. Do vậy, bạn chỉ nên dành khoảng thời gian vừa đủ trong toilet để giải quyết nhu cầu cá nhân mà thôi. Nếu bạn bị táo bón và cần ngồi lâu trong toilet, thì bạn sẽ cần phải tham khảo một số cách giảm táo bón tại đây.
Bữa ăn của bạn không hợp lý
Nếu bạn ăn quá nhiều đồ ăn nhanh hoặc ăn chủ yếu các loại thực phẩm đóng gói, đóng hộp sẵn thì rất có thể bạn đã không bổ sung đủ chất xơ. Chất xơ sẽ giúp tăng thêm trọng lượng của phân và giúp làm mềm phân, do vậy, phân có thể sẽ di chuyển dễ dàng hơn trong hệ tiêu hóa. Các nghiên cứu đã chứng minh rằng, bổ sung chất xơ có thể giúp làm giảm các triệu chứng của bệnh trĩ cũng như giảm tình trạng chảy máu mặc dù có thể sẽ phải mất vài tháng chất xơ mới có thể phát huy tác dụng.
Bạn đi tiêu quá ít
Nếu số lần đi tiêu của bạn là dưới 3 lần/tuần, thì rất có thể bạn đã bị táo bón. Tình trang phân cứng và lổn nhổn có thể sẽ gây tác động lên phần đệm của hậu môn, cũng là phần có chứa nhiều tĩnh mạch nhất. Luyện tập thể thao, ăn đủ lượng chất xơ khuyến nghị (25g/ngày với phụ nữ và 38g/ngày với nam giới) và uống đủ nước là những thói quen bạn cần hình thành và duy trì để có thể đi tiêu thường xuyên hơn.
Bạn bị tiêu chảy
Một trong số những nguyên nhân (bất ngờ) gây bệnh trĩ lại là việc bạn đi tiêu quá nhiều lần. Nghe có vẻ hơi mâu thuẫn nhưng đi tiêu nhiều lần trong ngày cũng đồng nghĩa với việc bạn dành rất nhiều thời gian ở trong toilet và có thể vùng hậu môn trực tràng cũng sẽ phải chịu nhiều áp lực không kém gì lúc bạn bị táo bón cả. Cách giải quyết là bạn phải tìm ra nguyên nhân gây tiêu chảy của mình. Các nguyên nhân phổ biến thường gây tiêu chảy bao gồm nhiễm virus, mắc bệnh viêm ruột, dùng một số loại thuốc hoặc bị ngộ độc thức ăn. Đôi khi, nguyên nhân chỉ đơn giản là vì một số thói quen không tốt hàng ngày của bạn và điều bạn cần làm chỉ là thay đổi lối sống.
Bạn mang thai
Có một sinh linh đang phát triển trong bụng là một cảm giác rất thiêng liêng, nhưng không phải là một quá trình dễ dàng. Áp lực đặt lên bụng do tử cung bị giãn ra cùng với sự thay đổi hormone và táo bón trong thai kỳ có thể góp phần gây ra bệnh trĩ khi mang thai. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, khoảng 35% số phụ nữ mang thai bị bệnh trĩ. Các phương pháp điều trị truyền thống, ví dụ như ăn thêm nhiều chất xơ, uống đủ nước và sử dụng thuốc làm mềm phân có thể sẽ giúp ích đối với các mẹ.
Bạn không luyện tập thể thao
Có lối sống năng động sẽ giúp bạn duy trì được cân nặng hợp lý và việc này sẽ gián tiếp làm giảm nguy cơ bị trĩ của bạn. Và trên thực tế, nếu chỉ số BMI của bạn tăng lên 1 đơn vị, nguy cơ bị bệnh trĩ của bạn sẽ tăng thêm 3.5% - theo kết quả của một nghiên cứu đăng trên tạp chí International Journal of Colorectal Disease. Thừa cân sẽ làm tăng áp lực lên vùng hậu môn. Do vậy, hãy cố gắng luyện tập, vận động ít nhất là 150 phút mỗi tuần.
Thông tin thêm trong bài viết: 8 hiểu lầm thường gặp về bệnh trĩ
Đẻ mắc vai hay còn gọi là dấu hiệu “con rùa” - là tình trạng xảy ra khi một hoặc cả hai vai của em bé bị kẹt trong quá trình sinh thường. Không có dấu hiệu báo trước và không có cách nào để ngăn ngừa tình trạng này xảy ra. Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể bao gồm việc em bé quá lớn, xương chậu của mẹ nhỏ hoặc đỡ đẻ sai tư thế. Tình trạng này có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng bao gồm cả chấn thương thần kinh cho em bé. Cùng đọc bài viết sau để hiểu thêm về tình trạng này!
Tầm vóc không chỉ là thước đo chiều cao đơn thuần mà còn phản ánh sức khỏe và sự phát triển toàn diện của một dân tộc. Tuy nhiên, thực trạng chiều cao của người Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế so với bạn bè quốc tế
Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.
Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).
Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.
Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?
Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.
Một nghiên cứu mới cho thấy, hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ nhanh, yoga, làm vườn… mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong.