Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Nguy hiểm từ Acetaminophen - Phần 1

Acetaminophen, nhìn chung, được coi là một loại chất an toàn khi sử dụng đúng theo khuyến cáo nhưng ranh giới giữa liều an toàn và liều gây độc rất mong manh.

Acetaminophen là một trong những hoạt chất thông dụng để điều trị giảm đau, hạ sốt. Mọi người có thể sử dụng loại thuốc này mà không cần chỉ định kê đơn của bác sỹ, nên dẫn tới tình trạng sử dụng vô tội vạ. Acetaminophen  là một trong những loại thuốc nguy hiểm nếu không được kiểm soát nghiêm ngặt.

Mỗi tuần có khoảng 23% người trưởng thành hay tương đương với khoảng 52 triệu người trưởng thành sử dụng các loại thuốc có chứa thành phần acetaminophen. Sự phổ biến của acetaminophen và cả cách mọi người sử dụng không đúng là một vấn đề nghiêm trọng của ngành y tế. Acetaminophen, nhìn chung, được coi là một loại chất an toàn khi sử dụng đúng theo khuyến cáo nhưng ranh giới giữa liều an toàn và liều gây độc rất mong manh.

Thậm chí, khi uống theo khuyến cáo của  các chuyên gia, acetaminophen cũng có những tác dụng phụ nhất định. Trong bài viết này sẽ phân tích kỹ hơn về các ảnh hưởng của acetaminophen đến sức khỏe con người? Tại sao chúng ta nên hạn chế sử dụng loại chất này và chia sẻ một vài típ giảm đau hiệu quả mà không cần dùng đến thuốc.

 Nhiễm độc gan

Quá liều acetaminophen  là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra nhiễm độc gan tại Mỹ với hơn 100,000 ca mỗi năm. Cũng tại  Mỹ, mỗi năm có hơn 56000 lượt cấp cứu vì quá liều và trong số đó khoảng 458 ca tử vong do suy gan. Trên thực tế,  hơn một nửa số ca suy gan cấp tính tại Mỹ là do quá liều acetaminophen.  Việc quá liều trong một khoảng thời gian nhất định, tối đa là trên 25% so với liều tối đa tương dương với 2 viên  mỗi ngày còn  gây ra suy gan cấp tính nhanh chóng và nguy hiểm hơn việc một lúc uống một hàm lượng lớn acetaminophen.

Theo các hướng dẫn khuyến cáo hiện hành,  mỗi người không nên uống nhiều hơn 400mg acetaminophen mỗi ngày. Theo một bài báo  được đăng trên tạp chí  Hiệp  hội y khoa Mỹ, thậm chí liều này nếu được uống nhiều hơn 4 ngày,  thì nồng độ alanin aminotranferase (ALT) sẽ tăng lên nhanh chóng báo hiệu tình trạng tổn thương gan. Hơn thế nữa  sau khi bạn ngừng uống acetaminophen thì lượng ALT vẫn tăng lên nhanh chóng.

Các lo ngại về ngộ độc acetaminophen  được rấy lên từ những năm đầu 1977 khi một cảnh báo của cục quản lý dược và thực phẩm Mỹ (FDA) thông báo rằng bắt buộc phải thêm nhãn cảnh báo “gây độc cho gan” vào các loại thuốc có chứa acetaminophen. FDA cuối cùng đã ban hành một tuyên bố kêu gọi các nhà sản xuất hạn chế  lượng acetaminophen xuống chỉ còn khoảng 325mg và bắt buộc dán nhãn cảnh báo độc tính cho gan.

Ngộ độc acetaminophen tăng lên khi kết hợp với các loại ma túy như codein hay hydrocodone, khi  dùng quá liều lượng được quy định trong 24 giờ hoặc khi dùng nhiều hơn một loại thuốc có chứa acetaminophen hoặc khi dùng chất này cùng với rượu.

Vậy làm thế nào mà acetaminophen lại gây phá hủy gan?  Acetaminophen gây cạn kiệt nồng độ glutathione - một chất chống oxi hóa của cơ thể. Glutathione giúp bảo vệ tế bào khỏi sự phá hủy của các gốc tự do trong đó có cả tế bào gan. Nhưng thật may mắn, N-acetylcysteine - một tiền chất của glutathione có thể ngăn ngừa tử vong do ngộ độc acetaminophen.

(...) còn tiếp.

Mời các bạn đón đọc phần tiếp theo tại website Viện Y học ứng dụng Việt Nam

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Quá liều acetaminophen ở trẻ em

Bs. Đào Ngọc - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Chriskresser
Bình luận
Tin mới
  • 27/04/2024

    Vì sao người béo phì dễ bị ợ nóng hơn?

    Béo phì gắn liền với những bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa, trong đó có chứng ợ nóng. Tìm hiểu nguyên nhân cân nặng quá mức làm tăng nguy cơ trào ngược dạ dày thực quản cũng như cách để kiểm soát tại nhà.

  • 27/04/2024

    Mỳ chính (bột ngọt) có an toàn cho trẻ em và phụ nữ mang thai không?

    Bằng chứng khoa học cho thấy bột ngọt (monosodium glutamate) an toàn cho mọi người ở mọi lứa tuổi, kể cả trẻ em, trẻ sơ sinh và phụ nữ mang thai.

  • 27/04/2024

    Chế độ ăn cho người bệnh rối loạn tiền đình

    Chế độ ăn uống hàng ngày là một công cụ mạnh mẽ trong việc duy trì sức khỏe của hệ thống tiền đình và giảm các triệu chứng liên quan đến rối loạn tiền đình.

  • 27/04/2024

    Bí quyết có 1 thai kỳ khỏe mạnh - Chuẩn bị ngay từ trước khi thụ thai

    Chăm sóc sức khỏe trước khi mang thai là một bước quan trọng để đảm bảo một thai kỳ khỏe mạnh. Nhiều phụ nữ tập trung vào việc bổ sung dinh dưỡng và thay đổi lối sống ngay khi biết mình có thai. Tuy nhiên, các bước chuẩn bị sẽ hiệu quả hơn nếu được thực hiện trước khi thụ thai ít nhất từ 3-6 tháng.

  • 26/04/2024

    Nguyên nhân gây ngứa đa xơ cứng và cách điều trị

    Các rối loạn về giác quan, bao gồm cả cảm giác ngứa, có thể xảy ra trong bệnh đa xơ cứng. Đôi khi, những cảm giác này có thể là dấu hiệu sớm của bệnh.

  • 26/04/2024

    5 loại thực phẩm không nên ăn cùng chuối

    Mặc dù chuối là một loại trái cây giàu dinh dưỡng nhưng theo y học cổ truyền Ấn Độ, sự kết hợp chuối và một số thực phẩm sẽ gây khó chịu cho hệ tiêu hóa đối với một nhóm người.

  • 26/04/2024

    Chế độ ăn cho người bị nhiễm vi khuẩn HP

    Cùng với tuân thủ điều trị theo chỉ định của bác sĩ, chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa loét dạ dày do nhiễm vi khuẩn HP.

  • 26/04/2024

    Tại sao cần tiêm vaccine phòng uốn ván?

    Uốn ván là một căn bệnh nghiêm trọng, ảnh hưởng đến cơ và dây thần kinh của cơ thể nhưng có thể phòng ngừa được. Nó thường gây co thắt, tạo cảm giác đau đớn và cứng cơ hàm. Uốn ván là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng có thể đe dọa tính mạng và dễ dàng phòng ngừa bằng tiêm chủng. Nguyên nhân là do độc tố được tạo ra bởi bào tử của vi khuẩn Clostridium tetani. Những vi khuẩn này sống trong môi trường, bao gồm cả trong đất, bụi và phân động vật.

Xem thêm