Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Nguy cơ sức khỏe khi bị mắc kẹt lâu trong hang

Trước hết là thiếu ánh sáng, sau đó là đói, rét, không có chỗ nghỉ ngơi, thiếu dưỡng khí... từ đó có thể làm cho người bị mắc kẹt hoảng loạn, lo lắng dẫn đến suy giảm sức đề kháng.

Nguy cơ sức khỏe khi bị mắc kẹt lâu trong hang

Những hệ lụy khi bị mắc kẹt lâu trong hang

Bốn hiện tượng đói, rét, không có ánh sáng, thiếu dưỡng khí sẽ tác động rất lớn đến tâm lý của nạn nhân, nhất là trẻ em như đội bóng nhí Thái Lan đã gặp phải. Bên cạnh đó là một số bệnh tật sẽ tấn công nạn nhân khi sức đề kháng suy giảm. Các loại bệnh này, ngay cả sau khi được cứu ra khỏi hang vẫn luôn rình rập người gặp nạn.

Người bị mắc kẹt trong hang có thể mắc “bệnh hang động”. “Bệnh hang động” gồm nhiều loại khác nhau nhưng điển hình nhất là bệnh lây từ loài dơi. Dơi là loài động vật nguy hiểm vì chúng mang nhiều loại vi sinh vật gây bệnh và luôn có khả năng lây cho con người. Trên thực tế, chúng vốn là loài hoang dã, chỉ ưa sống ở nơi vắng vẻ, không có con người, nhất là hang động, hang càng sâu, càng thiếu ánh sáng càng thích hợp với chúng. Dưới góc độ y học, dơi là một loài động vật có hệ miễn dịch siêu việt, có nghĩa là nhiễm rất nhiều loại vi sinh vật gây bệnh (vi khuẩn, vi nấm, virut) nhưng bản thân dơi không mắc bệnh vì có hệ miễn dịch tốt tới mức gần như không bao giờ bị các loại virut tấn công. Trong khi đó, dơi thường mang các loại virut gây bệnh nguy hiểm như virut Hendra, Nipah, Marburg, ngay cả virut Ebola đều là các loại virut gây bệnh nguy hiểm cho con người (Ebola là bệnh gây tỷ lệ tử vong cao nhất hiện nay). Bằng rất nhiều con đường khác nhau (phân, nước tiểu, nước bọt, nguy hiểm hơn là xác chết của dơi) gieo rắc virut gây bệnh và cả vi khuẩn gây bệnh như Salmonella (gây bệnh thương hàn), vi khuẩn Leptospira thường có trong nước tiểu của dơi, chuột (gây sốt vàng da chảy máu) khắp nơi, nếu người tiếp xúc các loại chất thải này của dơi sẽ có nguy mắc bệnh rất cao. Trong khi đó, những người mắc kẹt trong hang dài ngày nguy cơ tiếp xúc với chất thải của dơi trong môi trường (nước, đất, không khí...) là rất lớn nhưng sức đề kháng của nạn nhân ngày một suy giảm dần do thiếu ăn, thiếu uống, rét, căng thẳng thần kinh, lo lắng...

Nguy cơ sức khỏe khi bị mắc kẹt lâu trong hang

Ở nơi hang động rộng, liên thông dễ dàng với bên ngoài, một số loài chim dễ dàng lưu trú trong hang, nhất là các loài ăn thịt dơi, chuột, khi phân của chim đào thải ra có vô số vi sinh vật gây bệnh. Nếu người tiếp xúc với phân của chúng hoặc hít phải không khí chứa tác nhân gây bệnh từ phân chim hoặc từ lông chim thì có nguy cơ mắc bệnh do từ dơi, chuột lây sang chim, từ đó lây sang người. Đó là bệnh thương hàn do vi khuẩn Salmonella có trong phân chim đào thải ra môi trường (nước) hoặc mắc bệnh viêm phổi rất nặng do nhiễm nấm Histoplasma.

Ngoài ra, virut có thể lây từ dơi do chúng ăn trái cây, làm rơi quả xuống đất, nếu người nhặt ăn (do đói) sẽ bị nhiễm virut gây bệnh, bởi vì nước bọt của dơi chứa rất nhiều vi sinh vật gây bệnh.

Tại sao người bị nạn sau khi giải cứu cần được đưa đến bệnh viện ngay?

Trước hết là để cách ly với cộng đồng trong một thời gian cần thiết đề phòng các nạn nhân này mang trong mình mầm bệnh lây nhiễm nguy hiểm. Thứ đến là do nạn nhân bị mắc kẹt quá lâu thiếu dinh dưỡng, kiệt sức cần hồi sức ngay. Thêm vào đó, sau khi được giải cứu nếu được cho ăn uống đầy đủ, rất có thể bị mắc “hội chứng tái dưỡng”, tức là gây rối loạn chuyển hóa sau khi được bồi phụ thức ăn do một thời gian dài thiếu dưỡng chất. Rối loạn chuyển hóa rất đa dạng như không hấp thu được, hấp thu kém hoặc gây rối loạn tiêu hóa (chán ăn, không muốn ăn, đầy hơi, trướng bụng, đau bụng, thậm chí gây tiêu chảy...) hoặc sự bài tiết men gan, tụy tạng, mật bị suy giảm.

Mặt khác, theo các chuyên gia, các nạn nhân, nhất là trẻ em có thể gặp phải chấn thương tâm lý do sống trong bóng tối nhiều ngày, do xa gia đình, nhớ người thân, lo lắng, thiếu thốn đủ thứ gây mất ngủ rất dễ bị trầm cảm. Vì vậy, ngay từ đầu cần có trợ giúp ngay của cán bộ y tế.

Khi được chuyển về cơ sở y tế, trước tiên các nhân viên y tế cần kiểm tra thân nhiệt của các nạn nhân đề phòng hạ thân nhiệt, kiểm tra sự nhiễm trùng, nhất là viêm phổi (khám lâm sàng, xét nghiệm...) và kiểm tra tổng thể, trên cơ sở đó các nạn nhân sẽ được điều trị kịp thời. Họ phải cảnh giác rất cao, đề phòng “bệnh hang động” lây sang cho người khác. Đồng thời, nạn nhân sẽ được bổ sung dinh dưỡng hợp lý, theo dõi thật cẩn thận để nạn nhân không mắc “hội chứng tái dưỡng”.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: 12 thứ cần có trong bộ dụng cụ khẩn cấp khi du lịch hoang dã

PGS.TS.BS. Bùi Khắc Hậu - Theo Sức khỏe & Đời sống
Bình luận
Tin mới
  • 19/05/2024

    Tìm hiểu về cơn động kinh khởi phát cục bộ ở trẻ em

    Cơn động kinh khởi phát cục bộ (khởi phát tại một vùng của não) là một dạng động kinh bắt đầu từ một phần của bộ não. Biểu hiện của chúng phụ thuộc vào vị trí xảy ra động kinh trong não, có thể gây ra các triệu chứng như co giật, tê dại, cảm giác sợ hãi hoặc cảm giác thời gian chậm lại.

  • 18/05/2024

    Sốt phát ban: Nguyên nhân, biểu hiện, đường lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh

    Sốt phát ban là bệnh lý thường gặp ở nhiều người, nhất là trẻ nhỏ có hệ miễn dịch yếu. Bệnh có khả năng lây lan nhanh chóng và có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.

  • 18/05/2024

    Có cần phải bổ sung vitamin trong quá trình mang thai

    Vitamin có vai trò cực kỳ quan trọng đối với cơ thể con người, đặc biệt là đối với bà bầu. Ở phụ nữ mang thai, nhu cầu vitamin tăng cao so với bình thường nên cần chú ý bổ sung để cả mẹ và con đều khỏe mạnh.

  • 18/05/2024

    Tiếng ồn giao thông làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch?

    Một nghiên cứu gần đây cho thấy tiếng ồn giao thông có thể làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch và đột quỵ.

  • 18/05/2024

    Tại sao bạn luôn cảm thấy nóng?

    Hơn 75% phụ nữ mãn kinh cảm thấy nóng. Nhưng đó không phải lí do duy nhất khiến bạn mất bình tĩnh. Nó có thể là do đồ ăn cay hoặc dấu hiệu của bệnh tật. Và không phải phụ nữ mới cảm thấy nóng mà đàn ông cũng vậy.

  • 17/05/2024

    Người bị u tuyến giáp nên ăn gì?

    U tuyến giáp nên ăn gì là vấn đề được rất nhiều bệnh nhân quan tâm. Dưới đây là những nhóm thực phẩm có lợi cho người mắc bệnh u tuyến giáp, giúp hỗ trợ tốt quá trình điều trị, được chuyên gia khuyên nên bổ sung đầy đủ vào thực đơn hằng ngày.

  • 17/05/2024

    Chế độ ăn cho phụ nữ bị tắc tia sữa

    Chế độ ăn uống khoa học, đảm bảo đầy đủ dưỡng chất thiết yếu và hạn chế các thực phẩm có thể giúp phòng và điều trị khi bà mẹ cho con bú bị tắc tia sữa.

  • 17/05/2024

    Những loại thực phẩm không nên rửa trước khi ăn

    Nhiều người luôn nghĩ tất cả các loại thực phẩm trước khi chế biến đều phải rửa kĩ, rửa sạch. Nhưng thực tế thì không hẳn là như vậy. Vậy đâu là loại thực phẩm bạn cần rửa, đâu là loại thực phẩm không cần rửa, hãy cũng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Xem thêm