Ăn gì để tốt cho mắt?
Một chế độ dinh dưỡng cân bằng, hợp lý không chỉ cung cấp năng lượng cho các hoạt động trong ngày mà còn giúp nuôi dưỡng các bộ phận quan trọng khác trong cơ thể, đặc biệt là mắt.Vì vậy, hãy luân phiên kết hợp các thực phẩm dưới đây trong khẩu phần ăn hằng ngày của mình để đôi mắt luôn được sáng rõ, khỏe mạnh:
RAU CỦ, QUẢ: Rau củ, quả luôn là nhóm thực phẩm được ưu tiên hàng đầu vì sự đa dạng, gần gũi, và đặc biệt tốt cho mắt. Hãy cố gắng ăn các loại rau củ dưới đây mỗi ngày để bảo vệ mắt ngay từ hôm nay:
- Các loại rau củ, quả có màu đỏ và cam như cà rốt, cà chua, gấc, ớt chuông, khoai lang… chứa nhiều Beta carotene, Vitamin C - chất chống oxy hoá, giúp đôi mắt sáng khoẻ và chống lại các bệnh thoái hoá mắt như đục thuỷ tinh thể, bệnh võng mạc.
- Những loại rau củ màu xanh như bông cải xanh, cải bó xôi… rất giàu Vitamin B2, chất Phyto, Lutien và Zeaxanthin chống Oxy hóa, bảo đảm sức khỏe của mắt và duy trì thị lực, phòng tránh mắt mỏi, nhất là với người trên 45 tuổi.
- Những loại củ quả có màu vàng như bắp ngô, khoai lang… lại hỗ trợ rất nhiều trong việc giúp mắt luôn tươi trẻ. Khoai lang chứa nhiều Vitamin A rất tốt cho đôi mắt, cải thiện thị lực, đặc biệt là cho những người bị đục thủy tinh thể, thoái hóa điểm vàng và tăng nhãn áp.
Thịt cá: Các loại cá và thịt nạc ngoài việc cung cấp năng lượng cho cơ thể, còn có chứa Kẽm, Vitamin B1 và nhiều chất cần thiết cho mắt để phòng ngừa các bệnh về mắt. Đặc biệt:
- Cá hồi: Những chất dinh dưỡng hữu ích trong cá hồi có thể bảo vệ võng mạc và ngăn ngừa mù lòa. Axit béo Omega-3 trong cá hồi giúp bảo vệ độ ẩm thiết yếu của mắt và chống lại bệnh thoái hóa điểm vàng. Các chuyên gia tư vấn nên ăn cá hồi ít nhất hai lần một tuần.
- Thịt gà: Gà tây và thịt gà có chứa một lượng lớn Kẽm và Vitamin (Vitamin B, Axit Nicotinich và Vitamin E). Đây là những dưỡng chất cần thiết trong cuộc chiến chống đục thủy tinh thể và những căn bệnh suy nhược thị giác khác.
Sữa: Sữa bò, sữa cừu, sữa dê,... là nguồn Vitamin A dồi dào giúp bảo vệ sự toàn vẹn của các biểu mô, giác mạc mắt, và giúp mắt luôn ở trong điều kiện ổn định và khỏe mạnh.
Trứng: Lòng đỏ trứng có nhiều Lutein và Zeaxanthin. Đây là 2 dưỡng chất có vai trò quan trọng giúp cho mắt giảm nguy cơ bị thoái hoá điểm vàng và đục thuỷ tinh thể.
Các loại hạt: tương tự như thịt cá, các loại đậu xanh, đậu đen, hạt bí, gạo lứt là những nguồn dinh dưỡng thiết yếu cho mắt trong bữa ăn hàng ngày, bởi vì:
- Đậu đen: Chứa nhiều Kẽm, khoáng chất cần thiết cho võng mạc cũng như duy trì các mạch máu ở nhãn cầu. Kẽm còn giúp ngăn ngừa tình trạng mất thị lực cũng như đục thủy tinh thể.
- Hạnh nhân: Vốn rất giàu Vitamin E, loại thực phẩm này đã được các chứng minh có tác dụng làm chậm quá trình thoái hóa điểm vàng. Chỉ một nắm hạnh nhân cũng đã cung cấp cho bạn một nửa lượng Vitamin E cần thiết cho mỗi ngày.
- Đậu xanh: Đậu xanh cũng có chứa lượng cao của Folate và Magie giúp chống ôxy hoá và giúp sáng mắt.
Những cách chăm sóc hàng ngày đơn giản để mắt sáng đẹp
Ngoài việc bổ sung các dưỡng chất thiết yếu, hãy thường xuyên thực hiện các hoạt động sau để chăm sóc, bảo vệ cho sức khỏe của đôi mắt:
- Mỗi sáng thức dậy, dùng đầu ngón tay xoa nhẹ vòng tròn quanh mắt theo chiều hướng từ trong ra ngoài để mắt khoẻ và tươi tỉnh hơn.
- Luôn đeo kính râm khi ra nắng để bảo vệ mắt khỏi tác hại của tia cực tím – một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến mắt mau chóng bị lão hoá.
-Để mắt nghỉ ngơi ít nhất 10 phút sau khi đọc sách hoặc sử dụng máy tính trong thời gian dài. Trong lúc nghỉ ngơi, hãy tập các bài tập đảo mắt theo chiều kim đồng hồ và ngược lại để mắt được thư giãn.
- Sử dụng thuốc nhỏ mắt hằng ngày để làm dịu mắt khi mỏi mệt, nuôi dưỡng, phòng ngừa các bệnh về mắt, và giúp mắt luôn sáng khỏe trong mọi hoạt động sinh hoạt hằng ngày.
Nhiễm ký sinh trùng có thể dẫn đến một loạt các vấn đề sức khỏe như các triệu chứng về tiêu hóa không rõ nguyên nhân, ngứa, thiếu máu, đau cơ và khớp, ăn không thấy no,… Cùng tìm hiểu về 10 dấu hiệu cho thấy có thể bạn đang nhiễm ký sinh trùng qua bài viết sau đây!
Nước dừa có thành phần dinh dưỡng đặc biệt và nhiều lợi ích cho sức khỏe như cung cấp chất điện giải, giúp hạ huyết áp... Đây là lý do nước dừa ngày càng trở thành lựa chọn phổ biến của nhiều người.
Dù là trà đen, trà xanh, trà trắng hay trà ô long, trà nóng hay trà đá đều có nguồn gốc từ cây trà, Camellia sinensis. Nhưng trà thảo mộc thì khác. Trà thảo mộc bắt nguồn từ việc ngâm nhiều loại hoa, lá hoặc gia vị trong nước nóng. Hầu hết các loại trà này đều không có caffeine. Bạn có thể bắt đầu bằng những túi trà làm sẵn hoặc ngâm các nguyên liệu rời và sau đó lọc bỏ bã.
Nhiều người thực hiện thải độc cơ thể theo hướng dẫn truyền miệng và trên các nền tảng xã hội... và hiện nay đang dấy lên trào lưu thải độc bằng nước cốt chanh. Vậy sự thật về phương pháp thải độc này như thế nào?
Dầu dừa là một chất dưỡng ẩm tự nhiên. Nhiều người bị chàm nhận thấy dầu dừa có tác dụng làm dịu da và giảm các triệu chứng như khô và ngứa.
Chất béo thường bị mang tiếng xấu mỗi khi nói về chế độ dinh dưỡng vì cho rằng đó là nguyên nhân gây bệnh tim mạch, tiểu đường hay béo phì. Quan niệm cắt bỏ hoàn toàn chất béo khỏi bữa ăn đã từng phổ biến trong một số khuyến nghị dinh dưỡng. Thực tế, không phải tất cả các chất béo đều có hại.
Mật ong với nghệ có thể được dùng cùng nhau trong chế độ ăn hằng ngày và thực phẩm bổ sung, vậy tác dụng của chúng có mạnh hơn khi kết hợp?
Du lịch là dịp để khám phá thiên nhiên, trải nghiệm văn hóa và tận hưởng những khoảnh khắc thư giãn. Tuy nhiên, bên cạnh những điều thú vị, các chuyến đi đôi khi cũng tiềm ẩn những rủi ro nhỏ nhưng phiền toái, chẳng hạn như những vết thương do côn trùng cắn