Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Người bệnh thay khớp gối bán phần cần lưu ý gì?

Ca thay khớp gối bán phần đầu tiên tại miền Bắc vừa thực hiện thành công tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội với sự chuyển giao kỹ thuật của chuyên gia Đức (Báo SK&ĐS truyền hình trực tuyến) đã nhận được sự hoan nghênh của cộng đồng.

Người bệnh thay khớp gối bán phần cần lưu ý gì?

Để giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về kỹ thuật này, PV Báo SK&ĐS đã có cuộc trao đổi với TS. Nguyễn Văn Hoạt, Khoa Ngoại thần kinh, Cột sống và Chấn thương chỉnh hình (Khoa Ngoại A), Bệnh viện Đại học Y Hà Nội. TS. Hoạt cũng là người trực tiếp thực hiện ca mổ thay khớp gối bán phần đầu tiên tại BV cùng với GS.TS. Gunter Jens Muller, chuyên gia Đức, giáo sư nổi tiếng thế giới về phẫu thuật khớp.

PV: Xin bác sĩ cho biết tỉ lệ thoái hoá khớp gối và tỉ lệ bệnh nhân cần phải thay khớp gối ở nước ta hiện nay?

TS. Nguyễn Văn Hoạt: Thống kê gần đây nhất, tình trạng thoái hoá khớp gối ngày một gia tăng, cả nước có khoảng 3,6 triệu người bị thoái hoá khớp nói chung, trong đó có khoảng 50% là thoái hoá khớp gối. Dự kiến đến năm 2020, tỉ lệ này tăng lên khoảng 6 triệu người, trong đó có khoảng 0,5-1% phải thay khớp gối.

Thông thường người dân Việt Nam đến bệnh viện rất muộn, thường trong giai đoạn không thể chịu đựng được nữa, đi lại rất khó khăn thì mới đến bệnh viện. Những trường hợp như vậy thì phải tuỳ thuộc vào tình trạng bệnh nhân mà bác sĩ có chỉ định thay khớp gối hoặc điều trị nội và các biện pháp khác, không phải tất cả các trường hợp đến viện đều là giai đoạn sớm.

TS. Nguyễn Văn Hoạt.

PV: Vậy khi nào thì người bệnh cần phải thay khớp gối?

TS. Nguyễn Văn Hoạt: Thông thường biểu hiện sớm nhất là bệnh nhân bị đau khớp gối, nhất là khi bước lên cầu thang, chạy nhảy hoặc đau về ban đêm. Những bệnh nhân bị đau khớp mà đến viện sớm thì lựa chọn chỉ định rất dễ dàng. Thường với bệnh nhân thoái hoá khớp gối độ 3 hoặc 4 thì bác sĩ sẽ chỉ định thay khớp gối. Tuy nhiên ở độ 3 thì sẽ tuỳ thuộc vào tổn thương 1 khoang hay 2 khoang mà có lựa chọn thay toàn phần hay bán phần. Với bệnh nhân tổn thương 1 khoang thì sẽ thay bán phần, còn bệnh nhân tổn thương cả 2 khoang và thoái hoá khớp gối nhiều thì sẽ thay toàn phần.

PV: Kỹ thuật thay bán phần có ưu điểm gì so với kỹ thuật thay toàn phần trước đây?

TS. Nguyễn Văn Hoạt: Trước đây, hầu hết các bệnh nhân bị thoái hoá khớp gối người ta đều thay toàn phần vì ở Việt Nam kỹ thuật thay bán phần chưa được phổ biến, mới được thực hiện trong TP.HCM cách đây 2 tháng. Với tổn thương khớp gối mà tổn thương cả 2 bên lồi cầu trong, lồi cầu ngoài của xương đùi hoặc mâm chày trong, mâm chày ngoài thì thay toàn phần là đương nhiên. Tuy nhiên với những bệnh nhân tổn thương đến sớm, tổn thương 1 bên, tổn thương 1 khoang trong hoặc ngoài thì thay khớp gối bán phần là một lựa chọn rất thích hợp, nhất là bệnh nhân trẻ.

Tuy nhiên chỉ định thay khớp gối bán phần rất chặt chẽ, ví dụ bệnh nhân thoái hoá khớp ở một khoang, còn dây chằng chéo trước và duỗi gối không mất quá 5 độ, vẹo trong không quá 10 độ, vẹo ngoài không quá 15 độ, phạm vi gấp khúc gối còn tương đối tốt.

TS. Nguyễn Văn Hoạt và GS.TS. Gunter Jens Muller (chuyên gia Đức) đang trao đổi với bệnh nhân bị thoái hoá khớp gối.

PV: Bệnh nhân thay khớp gối bán phần có thể xảy ra rủi ro hay nguy cơ gì không?

TS. Nguyễn Văn Hoạt: Giống như bất kỳ bệnh lý nào đấy, phẫu thuật đều có rủi ro. Thay khớp gối bán phần rủi ro cũng giống như các loại thay khớp khác là sau một thời gian có thể khớp bị lỏng ra. Có thể là 10 năm, 20 năm, 30 năm, thậm chí hơn nữa thì khớp có thể bị lỏng. Biến chứng sớm hơn là có thể nhiễm trùng, viêm sau khi thay khớp, biến chứng đau sau khi thay khớp… có thể xảy ra giống như bất kỳ việc thay khớp nhân tạo nào.

PV: Sau khi thay khớp bệnh nhân cần lưu ý những gì về chế độ tập luyện phục hồi chức năng khớp và chế độ dinh dưỡng?

TS. Nguyễn Văn Hoạt: Sau thay khớp bán phần thì bệnh nhân phục hồi chức năng rất nhanh, thường chỉ sau vài tiếng là bệnh nhân có thể tập đi lại được và tì nhẹ chân bên phẫu thuật. Tuy nhiên phục hồi chức năng sau mổ đúng cách sẽ giúp cho tuổi thọ của khớp tăng cao và cách tập phục hồi chức năng có quy trình riêng để cho bệnh nhân những ngày đầu sau mổ, thời gian sớm sau mổ về nhà, khi tập đi lại, khi chạy nhảy và vận động thể thao đòi hỏi bệnh nhân phải tuân thủ quy trình phục hồi chức năng rất nghiêm ngặt thì sẽ nâng cao tuổi thọ của khớp.

Với bệnh nhân thay khớp bán phần, trọng lượng cơ thể cao cũng là một nguy cơ. Bệnh nhân cần ăn uống làm sao để chất lượng xương tốt và giảm trọng lượng là 2 yêu cầu về dinh dưỡng để duy trì khớp tốt hơn.

PV: Xin cảm ơn bác sĩ!

Hạ Hiền - Theo Sức khỏe & Đời sống
Bình luận
Tin mới
  • 24/11/2024

    Thoát vị khe hoành là gì?

    Thoát vị hoành, hay thoát vị khe hoành, xảy ra khi phần trên của dạ dày bị đẩy lên ngực thông qua một lỗ mở ở cơ hoành (cơ ngăn cách bụng với ngực). Tình trạng này xảy ra ở nơi dạ dày và thực quản của bạn nối lại với nhau, còn được gọi là ngã ba thực quản dạ dày. Đôi khi, thoát vị khe hoành không gây ra vấn đề gì và không cần điều trị.

  • 23/11/2024

    Cách giảm đau mỏi chân khi đứng lâu

    Đau chân khi đứng lâu là tình trạng mà nhiều người gặp phải. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể khắc phục vấn đề này bằng một vài thay đổi nhỏ trong thói quen sinh hoạt hàng ngày

  • 23/11/2024

    Triệu chứng và biến chứng của bệnh vẩy nến

    Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh vẩy nến khác nhau tùy thuộc vào từng người và loại bệnh vẩy nến. Mặc dù bệnh vẩy nến là tình trạng mãn tính kéo dài suốt đời, một số người có thể thấy các triệu chứng biến mất trong nhiều tháng hoặc nhiều năm.

  • 22/11/2024

    Thuốc xịt mũi ngừa cúm

    Bạn có bỏ qua mũi tiêm phòng cúm hàng năm vì bạn ghét bị tiêm không? Điều đó có thể hiểu được. Nhưng đừng để điều đó ngăn cản bạn tiêm vắc-xin. Có một lựa chọn khác: dành cho bạn: vắc-xin xịt mũi.

  • 22/11/2024

    Loại tiếng ồn nào tốt cho giấc ngủ?

    Chắc hẳn ai cũng đã từng nghe qua câu chuyện dùng tiếng ồn trắng giúp các bé sơ sinh ngủ ngon và sâu giấc. Vậy đã bao giờ bạn thắc mắc, có những loại tiếng ồn nào và đâu là tiếng ồn dành cho người lớn? Mọi câu hỏi sẽ được giải đáp ngay sau đây.

  • 22/11/2024

    Cách cải thiện triệu chứng đau thần kinh tọa

    Ngày càng nhiều người trẻ bị đau thần kinh tọa với biểu hiện đau phần lưng dưới lan xuống chân. Để kiểm soát cơn đau thần kinh tọa, người bệnh cần điều chỉnh từ thói quen sinh hoạt hàng ngày.

  • 21/11/2024

    Trị bệnh Parkinson bằng Đông y có hiệu quả không?

    Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.

  • 21/11/2024

    Tăng cường sức khỏe xương khớp cho người cao tuổi trong mùa đông

    Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh

Xem thêm